Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế tiến trình dạy học nhóm một số kiến thức chương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------------
TRẦN HƯNG ĐẠO
THIÕT KÕ TIÕN TR×NH D¹Y HäC NHãM MéT Sè KIÕN THøC
CH¦¥NG "DßNG ®IÖN XOAY CHIÒU" VËT Lý 12 THPT
THEO H¦íNG PH¸T HUY TÝNH TÝCH CùC, Tù CHñ
Vµ S¸NG T¹O CñA HäC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
--------------------
TRẦN HƯNG ĐẠO
THIÕT KÕ TIÕN TR×NH D¹Y HäC NHãM MéT Sè KIÕN THøC
CH¦¥NG "DßNG ®IÖN XOAY CHIÒU" VËT Lý 12 THPT
THEO H¦íNG PH¸T HUY TÝNH TÝCH CùC, Tù CHñ
Vµ S¸NG T¹O CñA HäC SINH
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tô Văn Bình
Thái Nguyên, Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Tô Văn Bình đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp
giảng dạy vật lí, Ban chủ nhiệm khoa Vật lí, Phòng sau đại học – Trường ĐHSP
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và cho em nhiều ý kiến chỉ dẫn quý báu trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường THPT
Mai Sơn, trường THPT Tô Hiệu, trường THPT Cò Nòi – tỉnh Sơn La đã tạo điều
kiện sẵn sàng giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, các anh các chị
bạn đọc đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012.
Tác giả:
Trần Hưng Đạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................ vi
Danh mục bảng biểu........................................................................................vii
Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ ................................................................viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NHÓM THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC, TỰ CHỦ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH....................................6
1.1. Quan điểm hiện đại và quá trình dạy học ........................................................6
1.1.1. Nhiệm vụ của quá trình dạy học...............................................................6
1.1.2. Bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học trong hệ tương tác
dạy học................................................................................................................7
1.1.3. Sự tương tác trong hệ dạy học..................................................................7
1.2. Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo
của HS.....................................................................................................................9
1.2.1. Tính tích cực của HS ...............................................................................9
1.2.2. Tính tự chủ của HS.................................................................................13
1.2.3. Phát triển tính sáng tạo của HS. .............................................................14
1.2.4. Mối liên hệ giữa tính tích cực, tính tự chủ, và tính sáng tạo..................16
1.2.5. Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo
của HS...............................................................................................................17
1.3. Dạy học theo nhóm ........................................................................................19
1.3.1. Khái niệm ...............................................................................................19
1.3.2. Nguyên tắc cần thực hiện khi tổ chức dạy học theo nhóm....................20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5
iv
1.3.3. Các cách thành lập nhóm........................................................................21
1.3.4. Quản lí hoạt động nhóm .........................................................................24
1.3.5. Các kỹ năng rèn luyện cho HS khi hoạt động nhóm..............................25
1.3.6. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm...........................................27
1.3.7. Những chỉ dẫn đối với GV trong dạy học nhóm....................................28
1.4. Điều tra thực tế dạy học nhóm chương “Dòng điện xoay chiều” ..................29
1.4.1. Mục đích điều tra....................................................................................29
1.4.2. Phương pháp điều tra..............................................................................29
1.4.3. Nội dung và kết quả điều tra...................................................................30
Kết luận chương 1....................................................................................................33
Chương 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC NHÓM MỘT SỐ KIẾN
THỨC CHƯƠNG "DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU" VẬT LÝ 12 THPT
THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ CHỦ VÀ SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH............................................................................................35
2.1. Thiết kế tiến trình dạy học nhóm theo hướng phát huy tính tích
cực, tự chủ và sáng tạo của HS trong dạy học vật lí ........................................35
2.1.1. Đặc điểm bộ môn vật lí ..........................................................................35
2.1.2. Thiết kế tiến trình dạy học nhóm trong dạy học vật lí ...........................36
2.1.3. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học vật lí phát huy tính tích cực,
tự chủ và sáng tạo của HS trong dạy học vật lí. ...............................................38
2.2. Nội dung, cấu trúc, đặc điểm chương "Dòng điện xoay chiều" Vật lý
12 THPT ...............................................................................................................41
2.2.1. Đại cương về nội dung dòng điện xoay chiều........................................41
2.2.2. Phân tích cấu trúc, đặc điểm và tiến trình xây dựng một số kiến
thức chương “Dòng điện xoay chiều”. .............................................................46
2.2.3. Mục tiêu dạy học chương .......................................................................50
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học nhóm một số kiến thức chương "Dòng điện
xoay chiều" Vật lý 12 THPT hướng phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng
tạo của HS. ............................................................................................................50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6
v
2.3.1. Các câu hỏi cơ bản và kết luận tương ứng với từng đơn vị kiến thức
cần dạy ..............................................................................................................50
2.3.2. Sơ đồ tiến trình xây dựng từng đơn vị kiến thức....................................53
2.3.3. Mục tiêu dạy học ....................................................................................57
2.3.4. Chuẩn bị của GV và HS. ........................................................................62
2.3.5. Tổ chức hoạt động dạy học ....................................................................62
Kết luận chương 2 ...................................................................................................77
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................78
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm..............................................................78
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm. ..................................................................78
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. .............................................................78
3.4. Thời điểm làm thực tập sư phạm ...................................................................79
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................79
3.5.1. Tiêu chí để đánh giá ...............................................................................79
3.5.2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm.............................................................79
3.5.3. Đánh giá hiệu quả dạy học nhóm đối với việc phát huy tính tích
cực, tự chủ, sáng tạo của HS qua các biểu hiện trong giờ học.........................89
3.5.4. Đánh giá hiệu quả dạy học nhóm đối với việc phát huy tính tích
cực, tự chủ, sáng tạo của HS qua bài kiểm tra .................................................90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................97
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103
PHỤ LỤC...............................................................................................................105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết tắt đầy đủ
1. GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
2. PPGD Phương pháp giảng dạy
3. GV Giáo viên
4. HS Học sinh
5. THPT Trung học phổ thông
6. SGK Sách giáo khoa
7. D&HTC Dạy và học tích cực
8. TN Thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê kết quả kiểm tra ...........................................................................92
Bảng 2: Xử lí kết quả để tính tham số.......................................................................92
Bảng 3: Tổng hợp các tham số..................................................................................93
Bảng 4: Bảng tần suất và tần suất luỹ tích ................................................................93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Dòng điện xoay chiều”........................47
Hình 2.2. Sơ đồ logic mạch kiến thức của chương "Dòng điện xoay chiều" ...........49
Hình 2.3. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức: Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm......53
Hình 2.4. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức: Mạch điện xoay chiều có RLC
mắc nối tiếp...............................................................................................54
Hình 2.5. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức: Máy biến áp....................................55
Hình 2.6. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức “Sự biến đổi điện áp và cường
độ dòng điện qua máy biến áp” ................................................................56
Đồ thị 1: Đường phân bố tần suất .............................................................................94
Đồ thị 2: Đường phân bố tần suất luỹ tích ................................................................94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp GD, Đảng và nhà nước ta xác định:“GD là quốc sách hàng
đầu”. Đứng trước tình hình đó, đất nước đòi hỏi ngành GD&ĐT phải đào tạo được
nhân lực có trình độ cao cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đồng thời, GD-ĐT
nước ta đang đối mặt với những thách thức lớn. Thách thức lớn nhất hiện nay chính
là chất lượng GD-ĐT.
Để đáp ứng những yêu cầu đó, ngành GD phải đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh
vực GD: Đổi mới về cơ cấu tổ chức, quản lí giáo dục, nội dung, phương pháp dạy,
phương pháp kiểm tra đánh giá, tăng cường đội ngũ GV, cơ sở vật chất. Định hướng
đổi mới PPDH ở văn kiện đại hội IX của Đảng “Đổi mới phương pháp dạy và học,
phát triển tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành
ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay,...”.Việc nghiên cứu
các phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS để nâng cao
chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết với mọi GV và các nhà quản lý giáo dục. Nó
đã và đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách ở các trường PT hiện nay.
Phong trào đổi mới phương pháp dạy và học đã triển khai sâu rộng trên khắp
cả nước và các cấp học. Vài thập kỉ gần đây đã có nhiều nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng, phát huy tính tích cực, tự chủ sáng tạo của HS.
Việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, trong đó có dạy học nhóm
nhằm phát triển tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của HS trong học tập đang được
nhiều GV quan tâm, nghiên cứu và vận dụng. Tuy nhiên ở nhiều trường PT vẫn còn
tình trạng thầy đọc, trò ghi xen kẽ vấn đáp, giải thích minh họa, không tổ chức hoạt
động nhóm.
Môn vật lý là một môn khoa học thực nghiệm vì vậy có nhiều điều kiện phát
huy khả năng tự lực, sáng tạo, làm chủ kiến thức cho HS. Để đạt kết quả đó, GV
phải biết kết hợp các hình thức tổ chức, các PPDH với các phương tiện dạy học hợp
lí theo một tiến trình nhất định. Hiện nay các trường PT đã được trang bị nhiều
phương tiện dạy học, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới trong dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11
2
Chương “Dòng điện xoay chiều” -lớp 12 THPT là chương có nhiều kiến
thức mới và khó và có thể xây dựng từ thí nghiệm. Trong chương này GV có thể
vận dụng có hiệu quả dạy học nhóm để phát triển được tính tích cực,tự chủ,sáng
tạo của HS.
Trong thời gian qua đã có nhiều giáo viên nghiên cứu lĩnh vực này như:
“Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường
phổ thông”. Nguyễn Đức Thâm- Nguyễn Ngọc Hưng (1999).
“Dạy học Vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học
tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học”. Phạm Hữu Tòng (2004).
Về nghiên cứu vận dụng lý luận vào dạy học ở phổ thông có:
“Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức về Lực ma sát theo SGK
vật lý lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của
học sinh trong học tập ”. Nguyễn Thị Hương- ĐHSP Hà Nội (2004).
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh học nghề khi
dạy một số kiến thức chương- Dòng điện trong các môi trường- lớp 11 Bổ túc văn
hoá THPT” Lương Thị Tâm - ĐHSP Thái Nguyên (2006).
“Thiết kế nội dung và tiến trình hoạt động dạy học chương- Động học chất điểmVật lý lớp 10-THPT theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của
học sinh”. Thân Thị Ngọc Tâm - ĐHSP Hà Nội (2006)…
Từ đó, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Vật Lý ở
THPT tôi chọn đề tài: Thiết kế tiến trình dạy học nhóm một số kiến thức chương
"Dòng điện xoay chiều" Vật lý 12 THPT theo hướng phát huy tính tích cực, tự
chủ và sáng tạo của HS.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng hệ thống quan điểm lý luận dạy học hiện đại về tổ chức hoạt
động nhận thức của HS trong dạy học Vật lý thiết kế tiến trình dạy học nhóm một
số kiến thức chương"Dòng điện xoay chiều" lớp 12 THPT theo hướng phát huy
tính tích cực-tự chủ-sáng tạo của HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12