Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế dự án học tập trong chủ đề sinh học cơ thể động vật nhằm nâng cao năng lực tìm hiểu thế giới sống - sinh học 11
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ DỰ ÁN HỌC TẬP TRONG CHỦ ĐỀ SINH HỌC
CƠ THỂ ĐỘNG VẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM
HIỂU THẾ GIỚI SỐNG - SINH HỌC 11
NGUYỄN THỊ THU THÚY
Đà Nẵng, 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ DỰ ÁN HỌC TẬP TRONG CHỦ ĐỀ SINH HỌC
CƠ THỂ ĐỘNG VẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÌM
HIỂU THẾ GIỚI SỐNG - SINH HỌC 11
Ngành: Sư phạm Sinh học
Khóa: 2018-2022
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thúy
Người hướng dẫn: TS. Trương Thị Thanh Mai
Đà Nẵng, 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Thiết kế dự án học tập trong chủ đề sinh học cơ thể động vật
nhằm nâng cao năng lực tìm hiểu thế giới sống- sinh học 11” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu
của tác giả dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Thị Thanh Mai – Khoa Sinh – Môi trường,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về
đạo đức khoa học.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Thuý
ii
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Sinh học với đề tài “Thiết kế dự án học tập
trong chủ đề sinh học cơ thể động vật nhằm nâng cao năng lực sinh học - Sinh học 11” là kết
quả của quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình, động
viên khích lệ của gia đình, thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những
người đã luôn sát cánh cùng em, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em, đặc biệt là TS. Trương Thị
Thanh Mai, giảng viên khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo, quý thầy cô giảng dạy tại khoa Sinh - Môi trường, trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Nhờ có các thầy cô, em đã biết thêm rất nhiều kiến thức
vô cùng to lớn và bổ ích, tạo một nền tảng vững chắc để em thực hiện khóa luận và tương lai
sau này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ .................................................................................ix
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học...........................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới................................................................4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước..................................................................6
1.2 Cơ sở lí luận của dạy học dự án ...................................................................................7
1.2.1. Khái niệm dạy học dự án ........................................................................................7
1.2.2. Quy trình tổ chức dạy học dự án............................................................................9
1.2.3. Đặc điểm của dạy học dự án.................................................................................14
1.3. Cơ sở lí luận về năng lực tìm hiểu thế giới sống ......................................................18
1.3.1. Khái niệm năng lực...............................................................................................18
1.3.2. Phân loại năng lực................................................................................................18
1.3.3. Năng lực tìm hiểu thế giới sống ...........................................................................20
1.4. Cơ sở thực tiễn của đề tài...........................................................................................22
1.4.1. Thực trạng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, dạy học theo dự
án trong dạy học Sinh học ở trường THPT...................................................................22
1.4.2. Thực trạng về năng lực tìm hiểu thế giới sống của học sinh trong học tập
môn Sinh học ở trường THPT......................................................................................26
iv
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1......................................................................................................29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................30
2.1.2. Khách thể nghiên cứu..........................................................................................30
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................30
2.2. Giả thuyết khoa học....................................................................................................30
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................30
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................30
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.....................................................................30
2.4.2 . Phương pháp điều tra .........................................................................................31
2.4.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................................31
2.4.4 Phương pháp thống kê toán học ..........................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................32
3.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh học cơ thể, THPT....................32
3.1.1.Cấu trúc nội dung phần Sinh học cơ thể động vật- sinh học 11, THPT.............32
3.2. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án định hướng phát triển năng lực
tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần “Sinh học cơ thể động vật- sinh học 11”..34
3.2.1. Quy trình thiết kế dự án học tập theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu
thế giới sống.....................................................................................................................35
3.2.2. Tổ chức dạy học theo dự án định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới
sống ..................................................................................................................................37
3.3. Kết quả biên soạn bài dạy cho các dự án .................................................................53
3.4. Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới sống của học sinh trong dạy học sinh
học .......................................................................................................................................54
3.5.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .....................................................................................58
3.5.1. Mục đích thực nghiệm..........................................................................................58
3.5.2. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................................58
3.5.3. Bố trí thực nghiệm ................................................................................................58
3.5.4. Phương pháp thực nghiệm...................................................................................59
3.6. Kết quả thực nghiệm..................................................................................................63
v
3.6.1. Phân tích định lượng ............................................................................................63
3.6.2. Phân tích định tính ...............................................................................................70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................73
1. Kết luận ..........................................................................................................................73
2. Kiến nghị ........................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................75
PHỤ LỤC...............................................................................................................................77
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 DAHT Dự án học tập
2 DHTDA Dạy học theo dự án
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 KN Kỹ năng
6 NL Năng lực
7 PPDH Phương pháp dạy học
8 SGK Sách giáo khoa
9 THPT Trung học phổ thông
10 NL THTGS Năng lực tìm hiểu thế giới sống
11 DA Dự án
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc năng lực sinh học ................................................................ 25
Bảng 1.2. Cấu trúc NL THTGS..........................................................................20
Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng dạy học vận dụng DHTDA nhằm phát triển NL
cho HS trong dạy học sinh học ở trường THPT ................................28
Bảng 1.4. Kết quả điều tra nhận thức của GV về DHTDA................................29
Bảng 1.5. Kết quả điều tra thực trạng về DHTDA trong dạy học sinh học ở trường THPT
............................................................................................................30
Bảng 1.6. Kết quả điều tra thực trạng về NL THTGS của HS trong học tập môn Sinh học
ở trường THPT hiện nay ..................................................................270
Bảng 3.1. Hệ thống nội dung phần cơ thể động vật - Sinh học 11 THPT..........32
Bảng 3.2. Yêu cầu cần đạt của DA “Điều tra sức khỏe dinh dưỡng” ................45
Bảng 3.3. Nhiệm vụ và sản phẩm của DA “Điều tra sức khỏe dinh dưỡng” .....46
Bảng 3.4. Giai đoạn chuẩn bị DA “Điều tra sức khỏe dinh dưỡng” ..................48
Bảng 3.5. Giai đoạn thực hiện DA “Điều tra sức khỏe dinh dưỡng”.................50
Bảng 3.6. Phiếu tự đánh giá việc rèn luyện NL THTGS của HS trong DA “Điều tra sức
khỏe dinh dưỡng học đường”.............................................................87
Bảng 3.7. Phiếu đánh giá việc rèn luyện NL THTGS trong DA “Điều tra sức khỏe dinh
dưỡng học đường”..............................................................................53
Bảng 3.8. Phiếu đánh giá việc rèn luyện NL THTGS trong DA “Điều tra sức khỏe dinh
dưỡng học đường”..............................................................................54
Bảng 3.9. Đánh giá việc rèn luyện NLTHTGS cho HS trong dạy học phần Sinh học cơ
thể, THPT...........................................................................................59
Bảng 3.10. Các mức độ đạt được của NL THTGS trong thực nghiệm................62
viii
Bảng 3.11. Bảng các DATT thực nghiệm ............................................................63
Bảng 3.12. Số lượng học sinh được chọn thực nghiệm ở các trường THPT .......64
Bảng 3.13. Đánh giá việc rèn luyện NL THTGS cho HS trong dạy học phần sinh học cơ
thể động vật sinh học 11 THPT .........................................................65
Bảng 3.14. Các mức độ đạt được của NLTHTGS trong thực nghiệm.................67
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra NL THTGS của HS.....67
Bảng 3.16. Tổng hợp các mức độ từng tiêu chí của NL THTGS.........................69
ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại của DHTDA..............................................................17
Hình 1.2. Sơ đồ Cấu trúc NL THTGS ................................................................27
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình thiết kế DAHT theo định hướng phát triển NL THTGS trong
dạy học phần Sinh học Cơ thể động vật – Sinh học 11......................40
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình tổ chức DAHT theo định hướng phát triển NL THTGS trong
dạy học phần Sinh học Cơ thể động vật – Sinh học 11......................43
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình thiết kế và tổ chức DHTDA định hướng phát triển
NL THTGS ........................................................................................57
Hình 3.4. HS báo cáo kết quả thực hiện dự án ................................................... 80
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được về NL THTGS của HS qua các lần
kiểm tra...............................................................................................67
Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi kỹ năng đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống qua các lần
đánh giá trong thực nghiệm................................................................70
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi kỹ năng đưa ra phán đoán và xây dựng giải thuyết qua các lần
đánh giá trong thực nghiệm................................................................70
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi kỹ năng lập kế hoạch thực hiện qua các lần đánh giá trong thực
nghiệm ................................................................................................68
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi kỹ năng thực hiện kế hoạch qua các lần đánh giá trong thực
nghiệm ................................................................................................69
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi kỹ năng viết, trình bày báo cáo và thảo luận qua các lần đánh giá
trong thực nghiệm...............................................................................69
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người
học” [1].
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp
cận nội dung trang bị kiến thức trả lời cho câu hỏi “Học xong chương trình này học sinh biết
được những gì?” sang phát triển toàn diện, tiếp cận năng lực của người học trả lời cho câu hỏi
“Học xong chương trình này học sinh làm được những gì”. Để đảm bảo được điều đó phải
thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "Truyền thụ một chiều" sang dạy cách học,
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, bồi dưỡng cho
người học những năng lực cần thiết như năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề,v.v. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho người
học để phát triển năng lực là một trong những định hướng được nhấn mạnh trong chiến lược
phát triển giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây.
Dạy học theo dự án (DHTDA) là một phương thức dạy học tích cực theo tư tưởng “lấy
người học làm trung tâm”. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua
những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức
đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Khi vận dụng
DHTDA, HS sẽ được chủ động tham gia các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới
dạng dự án học tập thông qua phát hiện vấn đề, hình thành giả thuyết, lập kế hoạch giải quyết
vấn đề, giải quyết vấn đề, qua đó HS sẽ vừa chủ động chiếm lĩnh được nội dung kiến thức,
vừa hình thành và phát triển được các năng lực trong thời đại 4.0.
2
Chủ đề sinh học cơ thể động vật- sinh học 11 có nhiều kiến thức mới lạ, thú vị và vận
dụng thực tiễn lại nhiều. Tuy nhiên lượng kiến thức môn Sinh học nhiều mà thời lượng trên
lớp lại không đổi, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập. Với cách dạy học cũ giáo
viên thường yêu cầu học sinh soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà trước khi đến lớp còn giáo
viên soạn bài và chuẩn bị một số tranh ảnh, sơ đồ, bảng phụ,... cần thiết. Ở trên lớp giáo viên
đóng vai trò chủ thể trong hoạt động dạy và hoạt động học: Thuyết trình, phát vấn, gợi mở,
nêu vấn đề,… HS làm việc cá nhân là chủ yếu, tiếp thu kiến thức truyền đạt của GV một cách
thụ động. Chính vì vậy kết quả của học sinh không cao và không phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, tổ chức dạy học dự án trong chủ đề sinh học cơ thể
động vật- sinh học 11 quá là cần thiết.
Trong Chủ đề Sinh học cơ thể động vật ở môn sinh học lớp 11 chủ yếu là phát triển năng
lực tìm hiểu thế giới sống thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt
động thực nghiệm trong phòng thực hành, ngoài thực địa, đặc biệt là tổ chức tìm hiểu thế giới
sống.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thiết kế dự án học tập trong
chủ đề sinh học cơ thể động vật nhằm nâng cao năng lực THTGS – Sinh học 11”.
2. Mục tiêu của đề tài
Thiết kế được dự án học tập trong chủ đề sinh học cơ thể động vật- sinh học 11 nhằm
phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn sinh học ở trường phổ thông.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu khẳng định hiệu quả của việc tổ chức dạy học dự án thông qua chủ đề cơ thể
động vật - Sinh học 11 THPT để phát triển năng lực THTGS
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo về cách thức tổ chức dạy học dự án nhắm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh