Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế các chủ đề phục vụ dạy học chương i “các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ xvi đến nửa cuối thế kỉ xviii” (sgk lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn) theo hướng hình thành năng lực người học.
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1965

Thiết kế các chủ đề phục vụ dạy học chương i “các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ xvi đến nửa cuối thế kỉ xviii” (sgk lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn) theo hướng hình thành năng lực người học.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ PHỤC VỤ DẠY HỌC CHƯƠNG I

“CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA CUỐI THẾ

KỈ XIII” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH

NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

Đà Nẵng, 04/2018

Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Hồng Sương

Lớp: 13SLS, Khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trương Trung Phương

Khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa

Lịch sử đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, nghiên

cứu và rèn luyện ở trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Trương

Trung Phương đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận.

Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song

do những hạn chế về trình độ lí luận và kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi

những điều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để khoá

luận hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Hồng Sương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA

CMTS Cách mạng tư sản

DHLS Dạy học lịch sử

GV Giáo viên

HS Học sinh

NXB Nhà xuất bản

THPT Trung học phổ thông

TBCN Tư bản chủ nghĩa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................ 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................. 6

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................................ 6

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................................ 6

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 6

4.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 6

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................. 7

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 7

5.1. Nguồn tư liệu........................................................................................................... 7

5.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7

6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 8

7. Bố cục của đề tài........................................................................................................ 8

NỘI DUNG .................................................................................................................... 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ

CÁC CHỦ ĐỀ PHỤC VỤ DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG

LỰC NGƯỜI HỌC ....................................................................................................... 9

1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................ 9

1.1.1. Quan niệm dạy học theo chủ đề, thiết kế các chủ đề dạy học............................ 9

1.1.2. Quan niệm năng lực, năng lực người học........................................................ 12

1.1.3. Một số năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy học Lịch Sử ở

trường THPT................................................................................................................ 14

1.1.4. Vị trí, ý nghĩa của việc thiết kế các chủ đề phục vụ dạy học Lịch sử theo

hướng hình thành năng lực người học ........................................................................ 16

1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 18

1.2.1. Mục đích điều tra.............................................................................................. 19

1.2.2. Nội dung điều tra .............................................................................................. 19

1.2.3. Kết quả thu được............................................................................................... 20

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CÁC CHỦ ĐỀ PHỤC VỤ DẠY HỌC CHƯƠNG I

“CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA

CUỐI THẾ KỈ XVIII” (SGK LỊCH SỬ LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC................................ 26

2.1. Nội dung cơ bản của chương I “Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ

XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII” (SGK Lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn)....... 26

2.2. Quy trình xây dựng các chủ đề phục vụ dạy học chương I “Các cuộc cách

mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII” (SGK Lịch sử lớp

10, chương trình chuẩn) ............................................................................................. 33

2.3. Các chủ đề phục vụ dạy học chương I “Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa

thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII” (SGK Lịch sử lớp 10, chương trình

chuẩn)........................................................................................................................... 37

2.4. Yêu cầu khi thiết kế các chủ đề phục vụ dạy học chương I “Các cuộc cách

mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII” (SGK Lịch sử lớp 10,

chương trình chuẩn) theo hướng hình thành năng lực người học ......................... 37

2.4.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học................................................................................. 37

2.4.2. Góp phần khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học ................................................ 37

2.4.3. Đảm bảo tính khoa học...................................................................................... 38

2.4.4. Đảm bảo tính vừa sức ........................................................................................ 39

2.5. Thiết kế các chủ đề phục vụ dạy học chương I “Các cuộc cách mạng tư sản

từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII” (SGK Lịch sử lớp 10, chương trình

chuẩn) theo hướng hình thành năng lực người học ................................................. 40

2.5.1. Lí do chọn chủ đề ............................................................................................... 40

2.5.2. Mục tiêu chủ đề .................................................................................................. 42

2.5.3. Nội dung chủ đề ................................................................................................. 45

Chương III: TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ TRONG CHƯƠNG I

“CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA

CUỐI THẾ KỈ XVIII” (SGK LỊCH SỬ LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC................................ 51

3.1. Tổ chức dạy học theo chủ đề ............................................................................... 51

3.1.1. Chủ đề: Khái quát chung về cách mạng tư sản................................................ 51

3.1.2. Chủ đề: Sự xác lập của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong các cuộc CMTS53

3.1.3. Chủ đề: Động lực cách mạng trong các cuộc CMTS....................................... 55

3.1.4. Chủ đề: Vấn đề ruộng đất và quyền lợi của nông dân trong các cuộc CMTS 64

3.1.5. Chủ đề: Tác động của các cuộc cách mạng tư sản đối với lịch sử thế giới .... 67

3.2. Một số biện pháp phục vụ dạy học chương I “Các cuộc cách mạng tư sản

từ giữa thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII” (SGK Lịch sử lớp 10, chương

trình chuẩn) theo hướng hình thành năng lực người học ....................................... 72

3.2.1. Tổ chức hoạt động tự học .................................................................................. 72

3.2.2. Tổ chức dạy học theo nhóm............................................................................... 74

3.2.3. Tổ chức dạy học nêu vấn đề .............................................................................. 75

3.2.4. Tổ chức dạy học theo dự án............................................................................... 76

3.3. Thực nghiệm sư phạm:........................................................................................ 77

3.3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm...................................................................... 77

3.3.2. Mục đích thực nghiệm sư phạm: ...................................................................... 78

3.3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm: .................................................................. 78

3.3.4. Nội dung và phương pháp thực nghiệm:.......................................................... 78

3.3.5. Kết quả quá trình thực nghiệm:........................................................................ 80

KẾT LUẬN.................................................................................................................. 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 86

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục

tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước

công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu đó đòi hỏi giáo

dục phải có những chuyển biến mới để đào tạo ra lớp người lao động năng động,

sáng tạo và phát triển toàn diện. Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử trong

trường phổ thông góp phần to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ thành nguồn nhân

lực chất lượng cao. Nâng cao chất lượng giáo dục được xem là vấn đề sống còn.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc về giáo dục chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, nội

dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi và kiểm tra theo hướng hiện đại,

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi trọng giáo dục lý tưởng,

giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ

năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [39, tr.131].

Thực tiễn giáo dục trong những năm gần đây cho thấy, việc giáo dục Lịch sử

cho học sinh có những bước phát triển nhất định. Nhiều giáo viên cố gắng trong cải

tiến phương pháp và nâng cao tính hấp dẫn của môn học. Bên cạnh đó, chương trình

giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo từng bài/tiết trong sách

giáo khoa, các nội dung phân chia thành những đơn vị kiến thức khá cụ thể theo

từng bài học và được sắp xếp tuần tự, phù hợp với tiến trình lĩnh hội kiến thức cho

người học. Tuy nhiên, hạn chế của sự phân chia này là các nội dung, các đơn vị kiến

thức trong các bài mang tính độc lập, tương đối với nhau, kiến thức học sinh thu

nhận được sẽ rời rạc, dẫn đến việc lưu giữ kiến thức không bền vững, khó vận dụng

kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó làm cho hiệu quả giáo dục Lịch sử có nhiều

bất cập, hạn chế gây ra sự bức xúc và trở thành nỗi lo âu của cả xã hội. Điều đó

không chi được phản ánh qua điểm số các kì thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển

vào đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi

truyền hình và dư luận xã hội.

Tổ chức dạy học theo chủ đề là định hướng phù hợp với chương trình, nội dung

và cách thức tổ chức quá trình dạy học hiện nay. Nội dung chương trình môn Lịch

sử ở cấp THPT lần này không thiết kế theo mạch thông sử mà theo hệ thống chủ đề.

Các chủ đề sẽ bao quát, chứa đựng những nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn cần

2

trang bị cho học sinh và các kiến thức này sẽ liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực

khác nhau, góp phần tạo ra môi trường học tập tốt, thuận lợi giúp học sinh giải

quyết các vấn đề. Từ đó học sinh dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách chặt chẽ, có

hệ thống, không nhồi nhét, quá tải và hơn thế là gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Tổ

chức dạy học theo thiết kế các đề là một trong những biện pháp tạo hứng thú đối với

môn Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng dạy – học.

Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn vấn đề Thiết kế các chủ đề phục

vụ dạy học chương I “Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến nửa

cuối thế kỉ XVIII” (SGK Lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn) theo hướng hình

thành năng lực người học làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm nâng cao

chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc nghiên cứu đề tài thiết kế các chủ đề trong dạy học lịch sử đã được đề cập

trong nhiều nguồn tư liệu khác nhau đạt được những kết quả nhất định.

Cuốn “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh” (quyển 2), NXB Đại

học Sư phạm Hà Nội đã cung cấp một số cơ sở lí luận cần thiết về dạy học tích hợp

theo hướng phát triển năng lực đồng thời giới thiệu các chủ đề tích hợp với các mức

độ tích hợp khác nhau, từ tích hợp ở mức độ lồng ghép/ liên hệ đến tích hợp ở mức

độ chương trình. Các chủ đề minh họa trong cuốn sách nhằm giúp tác giả có cơ sở

để lựa chọn chủ đề tích hợp, thiết kế các hoạt động dạy học và xây dụng công cụ

kiểm tra, đánh giá để phát triển năng lực cho học sinh. Đây là một trong những cuốn

sách đầu tiên cụ thể hóa nội dung dạy học theo chủ đề theo định hướng đổi mới giáo

dục hiện nay, trở thành tài liệu hữu ích giúp tác giả thực hiện đề tài.

Cuốn “Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở

trường phổ thông” NXB Đại học Sư phạm, chủ biên Lê Đình Trung – Phan Thị

Thanh Hội đã nói lên tác dụng của việc thiết kế các chủ đề trong dạy học Lịch sử,

đồng thời cung cấp kiến thức làm thế nào để thiết kế một chủ đề hoàn chỉnh và khoa

học, giúp tác giả khi thực hiện chủ đề mang tính hệ thống, các nội dung kiến thức

không bị trùng lặp trong bài học.

Tài liệu được biên soạn với mục đích hướng dẫn ôn tập như: “Hướng dẫn học

và ôn tập lịch sử trung học phổ thông” tập 1, tập 2 (2003) do Phan Ngọc Liên chủ

3

biên chỉ ra việc vận dụng dạy học theo chủ đề trong các bài ôn tập để củng cố kiến

thức cho học sinh đồng thời chú ý đến việc xây dựng chủ đề trong kiến thức lịch sử

thế giới và lịch sử Việt Nam.

Tài liệu phương pháp dạy học lịch sử theo chủ đề tạo cho giáo viên có thể linh

hoạt trong quá trình giảng dạy, học sinh học được nhiều và chủ động tìm tòi, chiếm

lĩnh kiến thức. Hơn nữa khi dạy học theo chủ đề sẽ giúp học sinh ôn tập có hệ thống

và dễ dàng ghi nhớ kiến thức. Trong cuốn Phương pháp ôn tập Lịch sử ở trường

phổ thông – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2012) TS. Hoàng Thanh Tú đã chỉ

ra việc căn cứ vào trình độ học sinh, loại bài ôn tập trong chương trình, mục tiêu

cần đạt để lựa chọn, cấu trúc nội dung ôn tập phù hợp với hình thức tổ chức và

phương pháp tiến hành. “Các nội dung ôn tập có thể cấu trúc theo hai kiểu điển

hình là cấu trúc theo chủ đề khái quát và so sánh các sự kiện trong mối quan hệ

đồng đại/lịch đại và cấu trúc theo chủ đề tương ứng với các nội dung về chính trị,

kinh tế, xã hội, văn hóa, khởi nghĩa, kháng chiến, chiến tranh” [34, tr. 215-216].

Dạy và học lịch sử theo các chủ đề, chuyên đề không chỉ tạo tư duy logic cho học

sinh, tăng khả năng khả năng hiểu bài mà còn giúp quá trình ôn tập hiệu quả hơn.

Trên cơ sở đó học sinh được ôn tập, củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao

và biết vận dụng sáng tạo trong học tập.

Trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”(2002) TS.

Ngô Quang Oanh. Trong bài viết “Vế mối quan hệ giữa các kiến thức lịch sử thế

giới và lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông” đã nêu lên cơ sở thực tiễn và cơ sở

khoa học của vấn đề và con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học và vai trò

của giáo viên là vô cùng quan trọng trong việc vận dụng sáng tạo các phương pháp

và biện pháp dạy học thích hợp.Từ mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa lịch sử thế

giới và lịch sử Việt Nam chúng ta có thể xây dựng được các chủ đề lịch sử phù hợp

dựa trên sự tích hợp giữa kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, so sánh với

các dân tộ trên thế giới cũng như sự đóng góp của dân tộc vào lịch sử nhân loại.

Nước ta đang tiến tới xây dựng một chương trình và bộ SGK lịch sử phù hợp

với yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông sau năm 2015.

PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ trong báo cáo tham luận “Một số suy nghĩ ban đầu về

định hướng xây dựng chương trình và SGK môn lịch sử ở trường phổ thông sau

2015” tại Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông

4

Việt Nam hiện nay đã nhấn mạnh: Hiện nay môn lịch sử ở trường THPT đang được

học theo chương trình đồng tâm với THCS nhưng mức độ chưa được tốt. Chúng tôi

đề nghị không nên học lặp lại mà nên áp dụng dạy học theo chủ đề cả về lịch sử thế

giới và lịch sử Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa môn lịch sử là môn tự chọn,

mà như tôi đã đề nghị là môn cơ bản, bắt buộc. Nhưng vẫn theo xu thế trong nội bộ

môn lịch sử có những chủ đề bắt buộc và có cả chủ đề tự chọn”. Xuất phát từ thực

trạng dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay thì yêu cầu đổi mới là

vấn đề cấp bách. Dự kiến dạy học lịch sử theo những chủ đề là một trong những

hướng đi phù hợp và đúng đắn với thực tế giáo dục của chúng ta hiện nay. Đó là xu

thế chung mà nhiều nước trên thế giới thực hiện với nhiều thành tựu to lớn.

TS. Nguyễn Xuân Trường trong bài viết “Nhìn nhận lại chương trình SGK

lịch sử hiện hành và một số vấn đề trao đổi, định hướng xây dựng chương trình,

SGK sau năm 2015” tại Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường

phổ thông Việt Nam đã đề xuất ở cấp THPT, nội dung kiến thức lịch sử không lặp

lại tiến trình như THCS, mà được thiết kế thành các chủ đề. Tuy nhiên, phải đảm

bảo tính toàn diện giữa các chủ đề về chiến tranh với chủ đề về kinh tế, văn hóa.

Như vậy, có thể thấy dạy học theo chủ đề là một tong những định hướng được

nhiều nhà nghiên cứu, quả lí giáo dục đưa ra tại hội thảo và đây là một trong những

hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực trạng dạy và học lịch sử ở nước ta hiện nay

góp phần xây dựng chương trình SGK mới sau năm 2015.

Tháng 10 năm 2013 một hội thảo quốc tế “Đổi mới và hiện đại hóa và

chương trình và SGK theo định hướng phát triển bền vững” được tổ chức tại Hà

Nội nhằm tăng cường hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm phục vụ cho

chương trình đổi mới sau năm 2015. Trong hội thảo TS. Hoàng Thanh Tú đã trình

bày quan điểm của mình về về vai trò của SGK và đề xuất ý kiến cho SGK mới

trong bài viết “biên soạn và sử dụng SGK lịch sử phổ thông theo định hướng phát

triển năng lực của học sinh” Qua khảo sát ý kiến đánh giá mong muốn của GV và

HS về SGK lịch sử, cũng như ưu điểm của các nước như vương quốc Anh và

Australia. Tác giả đề xuất ý kiến cho việc biên soạn SGK mới trong dạy học môn

lịch sử ở Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực của HS THPT. Về nội dung

theo chủ đề của chương trình quốc gia. SGK được biên soạn theo hướng tích hợp

lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam các chủ đề quan trọng được chọn làm chủ đề

5

nghiên cứu sâu (bắt buộc hoặc tự chọn) tập trung vào những vấn đề gắn với thực

tiễn cuộc sống hoặc có nghĩa với học sinh trong hiện tại và tương lai.

Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ đã đề xuất “Đổi mới biên

soạn SGK lịch sử ở trường phổ thông trong quá trình dạy hội nhập quốc tế”. Trong

đó trình bày dự kiến SGK ở trường THPT nên viết dưới dạng chủ đề. Chủ đề cũng

là sự tích hợp môn học gồm những nội dung có tính tổng quát, cũng có thể riêng

biệt cũng có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến thế giới và Việt Nam.

Gắn liền với thực tiễn. Tác giả cũng nhấn mạnh đây là xu thế hiện nay của nhiều

nước trên thế giới.

Một góc nhìn khác, nhà sư phạm N.G.Đai-ri (1973) lại tiến hành phân tích và

chỉ rõ những yêu cầu quan trọng nhất của giờ học và việc chuẩn bị giờ học lịch sử

trong chuyên khảo “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”. Tác giả nhấn mạnh đến

việc thiết lập hệ thống kiến thức trong các bài học vì ”Nội dung của hầu như giờ

học nào cũng gắn bó chặt chẽ với những giờ học trước và giờ học sau” [13, tr. 98].

Việc xây dựng thành các chủ đề trong môn lịch sử sẽ giúp học sinh thấy rõ hệ thống

kiến thức vì các sự kiện có mối quan hệ gắn bó với nhau.

Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu trình bày quan niệm về phương pháp

dạy học mới, các công trình này đã khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa của việc dạy

học theo chủ đề trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, tăng khả

năng nhận thức kiến thức một cách hệ thống và tư duy hơn cho học sinh. Những

công trình này đã góp phần giúp tôi xác định được vấn đề lý luận, phương pháp

thiết kế và áp dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, việc xác

định nội dung, cách thức, quy trình và biện pháp “Thiết kế các chủ đề phục vụ dạy

học chương I “Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ

XVIII” (SGK Lịch sử lớp 10) theo hướng hình thành năng lực người học” thì chưa

có công trình nào đi sâu nghiên cứu triệt để, vì vậy tôi hy vọng khóa luận này có thể

đóng góp một phần nào đó để giải quyết vấn đề này.

6

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu thiết kế các chủ đề phục vụ dạy học chương I “Các cuộc cách mạng

tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII” (SGK Lịch sử lớp 10, chương

trình chuẩn) theo hướng hình thành năng lực người học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Do điều kiện và khuôn khổ của khóa luận, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những

cơ sở lý luận của việc thiết kế các chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông,

mối liên hệ giữa các chủ đề và tình huống có vấn đề, cách thức thiết kế quá trình sử

dụng dạy học theo chủ đề. Trên cơ sở đó, đi vào thiết kế và gợi ý cách vận dụng các

chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông lịch sử Thế giới cận đại chương I

“Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII” (SGK

Lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn) theo hướng hình thành năng lực người học và

tiến hành thực nghiệm giáo dục ở ba trường THPT trên đại bàn tỉnh Quảng Nam là

trường THPT Sào Nam, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền để trên cơ sở đó rút ra ưu

và nhược điểm cũng như bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế chủ đề trong dạy

học lịch sử.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học nói chung và thực tiễn việc DHLS ở

trường THPT nói riêng, đề tài khẳng định tầm quan trọng của việc thiết kế các chủ

đề phục vụ dạy học trong môn Lịch sử ở trường THPT. Đồng thời, đề xuất quy trình

thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề đã nêu theo hướng phát huy tích cực học sinh.

4.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của thiết kế các chủ đề phục vụ dạy học

trong dạy học Lịch sử, tôi đề xuất thiết kế các chủ đề phục vụ dạy học chương I

“Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến nửa cuối thế kỉ XVIII” (SGK

Lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn) theo hướng hình thành năng lực người học góp

phần nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Lịch sử.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!