Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Các Bộ Phận Điều Khiển Tự Động Lò Sấy Gỗ Với Qui Mô Nhỏ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ QUANG TRUNG
THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG LÒ SẤY
GỖ VỚI QUI MÔ NHỎ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà nội, 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ QUANG TRUNG
THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG LÒ SẤY
GỖ VỚI QUI MÔ NHỎ
CHUYÊN NGÀNH: KỶ THUẬT MÁY, THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ GỖ GIẤY
MÃ SỐ :60.52.24
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ HUY ĐẠI
Hà nội, 2011
1
MỞ ĐẦU
Gỗ là loại vật liệu tự nhiên thân thuộc và gần gũi. Hiện nay với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật đã tạo ra các xu hướng sử dụng gỗ hợp lý và nâng cao chất
lượng gỗ đáp ứng nhu cầu xã hội. Như chúng ta đã biết, gỗ là loại vật liệu có hệ số
phẩm chất tương đối cao so với các loại vật liệu khác như: sắt, thép, bê tông,
đá,..nhưng đồng thời gỗ có nhược điểm lớn đó là sự thay đổi kích thước khi gỗ hút
hoặc nhả ẩm. Điều này gây lên các khuyết tật như: cong vênh, nứt nẻ,… ở gỗ. Để
hạn chế nhược điểm đó trong quá trình gia công chế biến và sử dụng đối với mỗi
loại hình sản phẩm, công nghệ, thì gỗ phải được sấy đến độ ẩm nhất định.
Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ ở Việt Nam đã đạt được tốc
độ phát triển rất cao. Gỗ đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng
đầu thu ngoại tệ về cho đất nước. Đồ gỗ xuất khẩu phải là những mặt hàng có chất
lượng cao mà muốn nâng cao được chất lượng sản phẩm gỗ thì trong quá trình gia
công chế biến sấy gỗ là khâu rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng gỗ sấy thì gỗ
cần được sấy trong những lò sấy có chất lượng tốt. Tự động điều khiển quá trình
sấy đang là một xu hướng phát triển trên thế giới. ở Việt Nam xu hướng này cũng
đang là một tất yếu khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Lò sấy với hệ
thống điều khiển tự động cho chất lượng gỗ sấy rất tốt có thể đáp ứng yêu cầu đồ
gỗ xuất khẩu.
Ở nước ta hiện nay đã xuất hiện những lò sấy với hệ thống điều khiển tự
động được nhập khẩu có mức độ tự động hoá khác nhau. Tuy nhiên việc lựa chọn
kết cấu lò sấy và mô hình điều khiển tự động đang gặp rất nhiều khó khăn ở các cơ
sở chế biến.
Trước những đòi hỏi của thực tế sản xuất, được sự phân công của khoa Chế
biến Lâm sản, tôi thực hiện đề tài: “THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN
TỰ ĐỘNG LÒ SẤY GỖ VỚI QUI MÔ NHỎ”
2
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẤY GỖ
Sấy gỗ là quá trình loại bỏ ẩm ra khỏi gỗ nhờ quá trình bay hơi. Quá trình
bay hơi ẩm được phát sinh khi áp suất riêng của hơi nước trong không khí thấp
hơn áp suất của hơi bão hoà ở nhiệt độ đó, thông thường hơi nước trong không khí
ẩm đều là hơi không bão hoà, do đó mà ở bất kỳ nhiệt độ nào thì đều phát sinh quá
trình bay hơi nước.
Như chúng ta đã biết, gỗ là vật liệu tự nhiên có nguồn gốc sinh học, cấu tạo
và tính chất của gỗ không đồng nhất theo các chiều. Gỗ có hệ số phẩm chất tương
đối cao, nhưng đồng thời cũng có những nhược điểm lớn như gỗ có khả năng hút
và nhả ẩm.Vì thế, gỗ bị thay đổi kích thước và dễ bị cong vênh, nứt nẻ khi độ ẩm
của gỗ thay đổi. Mặt khác hầu hết các tính chất của gỗ đều phụ thuộc đáng kể vào
độ ẩm. Để hạn chế nhược điểm đó trong quá trình gia công chế biến và sử dụng,
đối với mỗi loại hình sản phẩm thì gỗ phải được sấy khô đến độ ẩm nhất định.
Quá trình bay hơi ẩm ra khỏi gỗ ở điều kiện tự nhiên đặc trưng của quá trình
hong phơi gỗ ở môi trường tự nhiên, khi đó bề mặt gỗ được làm nóng nhờ năng
lượng mặt trời. Để nâng cao chất lượng gỗ sấy tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình gia công, chế biến gỗ đồng thời tăng năng suất lao động thì gỗ cần phải được
sấy trong các lò sấy hiện đại, khi đó quá trình truyền nhiệt vào trong gỗ, quá trình
thoát ẩm ra khỏi gỗ sẽ được thúc đẩy bởi hệ thống cấp nhiệt và hệ thống quạt gió
tạo sự tuần hoàn môi trường không khí trong lò sấy.
1.1.1. Lịch sử phát triển và thực trạng công nghệ sấy gỗ trên thế giới
Thời kì gia công gỗ bằng thủ công, con người ta đã biết hong phơi gỗ để
giảm độ ẩm của gỗ trước lúc đưa vào sản xuất đồ mộc. Đến thế kỷ thứ XIX, một
số xưởng gỗ của đường sắt, xưởng làm nhạc cụ có khối lượng tương đối lớn, có
yêu cầu cao về mặt chất lượng, lúc đó mới bắt đầu xây dựng lò sấy thủ công. Từ
3
đó mới có những đề tài nghiên cứu chế độ sấy. Năm 1875 đã bắt đầu xây dựng lò
sấy dùng môi trường sấy bằng không khí nóng, hơi quá nhiệt và khí đốt.
Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghiệp gia công cơ giới gỗ cũng phát
triển ngày càng mạnh mẽ, những lò sấy thủ công năng suất thấp, chất lượng kém
không còn đáp ứng được nhu cầu về khối lượng sấy ngày càng lớn và đòi hỏi chất
lượng ngày càng cao. Từ đó đòi hỏi phải ra đời các lò sấy hiện đại về trang thiết
bị, tiên tiến về công nghệ. Trước những đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, các công
trình nghiên cứu lý luận về bản chất của quá trình sấy, chế độ sấy gỗ với nhiều loại
môi trường trong các kiểu lò sấy khác nhau ngày càng phát triển sâu rộng ở các
nước trên thế giới.
Hiện nay, đặt biệt ở các nước có nền công nghiệp chế biến gỗ phát triển thì
họ đã cho ra đời các hệ thống điều khiển lò sấy hiện đại về trang thiết bị, tiên tiến
về công nghệ. Cho nên chất lượng sản phẩm sau khi sấy (gỗ) họ đạt được là rất
cao.
1.1.2.Lịch sử phát triển và thực trạng công nghệ sấy gỗ trong nước
Cũng như trên thế giới, từ xa xưa người thợ mộc Việt Nam đã biết sử dụng
phương pháp hong phơi để làm khô gỗ, nhất là khi chế tạo các sản phẩm mộc trạm
trổ có yêu cầu chất lượng cao. Nhưng có thể nói công nghiệp gia công cơ giới gỗ ở
nước ta phát triển rất chậm , đến trước năm 1975 mới chỉ có một số ít lò sấy môi
trường tuần hoàn sấy bằng hơi đốt ở miền Nam và các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ,
đồ mộc ở miền Bắc để sấy gỗ xẻ làm nhạc cụ, học cụ, đồ chơi, ván bóc, dăm cho
ván dăm với những qui trình và chế độ sấy áp dụng cho lò sấy nhập nội được cái
tiến.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp sản xuất đồ gỗ đã xuất hiện
nhiều kiểu lò sấy với hệ thống công nghệ, trang thiết bị có qui mô khác nhau ở
những doanh nghiệp chế biến gỗ rải rác trên cả nước. Tuy nhiên qua khảo sát một
vài doanh nghiệp cho thấy công tác về sấy gỗ chưa được quan tâm đúng mức, và
4
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về sấy gỗ cũng chưa được quan tâm nhiều, chỉ
có một vài đề tài nghiên cứu về phân loại gỗ sấy, thiết bị sấy, kỹ thuật sấy. Do vậy,
việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và cải tiến công nghệ về sấy gỗ để
thấy được tầm quan trọng của khâu sấy gỗ ở Việt Nam là một việc rất thiết thực và
đặt lên tầm cao mới
Trong những năm gần đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với
tốc độ rất nhanh, chiếm vị trí thứ 4 ở châu Á về xuất khẩu đồ gỗ. Nhiều doanh
nghiệp đã đầu tư lớn về công nghệ và thiêt bị sấy gỗ hiện đại với mục đích nâng
cao chất lượng sản phẩm gỗ bảo đảm quy mô sản xuất.
Phương pháp sấy truyền thống như sấy bằng hơi đốt gián tiếp, sấy bằng hơi
nước với mức độ điều khiển quá trình sấy bán cơ giới vẫn được áp dụng rộng rãi ở
nhiều nhà máy. Hiện nay đã có nhiều thiết bị điều khiển quá trình sấy tự động
được nhập vào nước ta và được áp dụng rộng rãi như bộ điều khiển tự động sấy
gỗ Helios, trong đó sau khi cài đặt các thông số của chế độ sấy, quá trình sấy được
thực hiện hoàn toàn tự động.
Một số ít doanh nghiệp cũng đã áp dụng phương pháp sấy chân không; sấy
ngưng tụ ẩm; sấy bằng năng lượng mặt trời cho một số loại gỗ. Các phương pháp
sấy hiện đại khác như sấy bằng cao tần, sấy bằng vi sóng vẫn chưa có điều kiện áp
dụng ở nước ta. Cùng với sự phát triển của xã hội công nghiệp, gia công cơ giới gỗ
phát triển mạnh mẽ, những lò sấy nhỏ, năng suất thấp, chất lượng kém không còn
đáp ứng được nhu cầu về khối lượng gỗ sấy ngày càng lớn và chất lượng ngày
càng cao của các nước công nghiệp. Từ đó việc lựa chọn thiết bị cho lò sấy và bố
trí lò sấy là hết sức quan trọng. Trước những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn các
công trình nghiên cứu lý luận về bản chất của qua trình sấy gỗ, quy trình, chế độ
sấy gỗ với nhiều loại môi trường khác nhau ngày càng phát triển sâu rộng ở các
nước trên thế giới.
Xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của công nghệ sấy gỗ là:
5
- Hoàn thiện kỹ thuật công nghệ sấy.
- Rút ngắn thời gian sấy.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành sấy gỗ.
- Tự động hoá điều khiển quy trình sấy.
- Những vấn đề về tiết kiệm năng lượng khi sấy gỗ và bảo vệ môi trường.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Thiết kế lựa chọn các bộ phận điều khiển tự động lò sấy gỗ với qui mô nhỏ, với
dung tích (20-25m3
/ mẻ),
- Mô phỏng được điều khiển tự động hoá trong quá trình sấy gỗ phù hợp với lò
sấy.
1.3. PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Lựa chọn lò sấy có quy mô nhỏ, công suất 20-25 m3
/mẻ (dung tích lò sấy)
- Thiết kế lựa chọn Xây dựng mô hình điều khiển tự động quá trình sấy gỗ.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa
Kế thừa một số kết quả nghiên cứu về thiết bị sấy và điều hành trong quá
trình sấy tự động ở trong và ngoài nước.
Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của chuyên gia về một số thiết bị sấy, về thiết bị điều
khiển và mô hình điều khiển tự động quá trình sấy.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu :
-Nghiên cứu lựa chọn phương pháp điều khiển sấy
-Thiết kế lựa chọn các bộ điều khiển quá trình sấy
-Mô phỏng được hoạt động của các thiết bị điều khiển