Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết kế các bài giảng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong chương trình sinh học 10 cơ bản bậc trung học phổ thông.
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1392

Thiết kế các bài giảng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong chương trình sinh học 10 cơ bản bậc trung học phổ thông.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ HOÀNG

THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI TRONG CHƯƠNG TRÌNH

SINH HỌC 10 CƠ BẢN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hải Yến

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 6 năm 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu, kết

quả có trong khóa luận là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên

cứu nào khác.

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hoàng

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị

Hải Yến, giảng viên khoa Sinh – Môi trường trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Đà

Nẵng, người tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn

thành tốt khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô trong

khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài.

Đồng thời tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, những

người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hoàng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

BĐKH Biến đổi khí hậu

GD BĐKH Giáo dục biến đổi khí hậu

GTRRTT Giảm thiểu rủi ro thiên tai

GV Giáo viên

HS Học sinh

SV Sinh viên

HƯNK Hiệu ứng nhà kính

THPT Trung học phổ thông

DH Dạy học

PPDH Phương pháp dạy học

LHQ Liên hợp quốc

SGK Sách giáo khoa

VSV Vi sinh vật

BVMT Bảo vệ môi trường

TP Thành phố

GD – ĐT Giáo dục – Đào tạo

TN Thực nghiệm

ĐC Đối chứng

MỤC LỤC

Mở đầu ............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................1

1.1 . Xuất phát từ thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay .............................1

1.2 . Xuất phát từ thực trạng GD BĐKH trong trường THPT hiện nay .......2

2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................3

3. Giả thiết khoa học .....................................................................................3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu GD BĐKH và GTRRTT ..................4

1.1.1. Trên thế giới ..........................................................................4

1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................5

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài .......................................................................8

1.2.1. Cơ sở lí luận về dạy học tích hợp ...............................................8

a. Khái niệm về tích hợp ...........................................................8

b. Các phương thức tích hợp vào nội dung bài học .....................9

c. Nguyên tắc tích hợp ...............................................................9

d. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp GD BĐKH và

GTRRTT.................................................................................. 10

1.2.2 . Cơ sở lí luận về BĐKH ..............................................................12

a. Khái niệm khí hậu ..................................................................12

b. Khái niệm biến đổi khí hậu...................................................... 13

c. Một số hiện tượng của BĐKH ..................................................14

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....20

2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..............................................................20

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................20

2.1.2. Khách thể nghiên cứu .......................................................................20

2.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................20

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................21

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết...................................................... 21

2.3.2. Phương pháp điều tra .........................................................................21

2.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................21

2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu ...................................................................22

2.4 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................23

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................24

3.1. Kết quả điều tra thực trạng dạy học tích hợp BĐKH và GTRRTT tại một số trường

THPT .........................................................................................................24

3.1.1. Kết quả khảo sát thực trạng dạy học tích hợp GD BĐKH trong môn Sinh

học ở trường THPT ........................................................................................26

3.1.2. Kết quả khảo sát hiểu biết và nhu cầu của HS về BĐKH và

GTRRTT .............................................................................................28

3.2. Hệ thống địa chỉ tích hợp ...............................................................30

3.3. Quy trình địa chỉ tích hợp GD BĐKH trong dạy học môn Sinh học 10 cơ

bản .................................................................................................................38

3.4. Thiết kế giáo án tích hợp GD BĐKH và GTRRTT trong dạy học Sinh học 10 cơ

bản .................................................................................................................39

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm..........................................................55

Phân tích định tính ......................................................................56

Phân tích định lượng...................................................................63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................67

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

3.1 Kết quả điều tra GV về tình hình dạy học tích hợp GD

BĐKH và GTRRTT trong môn Sinh học

25

3.2 Kết quả phiếu điều tra HS về tình hình tích hợp BĐKH và

GTRRTT trong môn Sinh học

28

3.3 Địa chỉ, nội dung và cơ sở tích hợp GD BĐKH và GTRRTT

trong chương trình Sinh học 10 ( cơ bản) - THPT

29

3.4 Giáo án mẫu 35

3.5 Kết quả tìm hiểu kiến thức của HS về BĐKH 56

3.6 Kết quả phiếu tìm hiểu nhận thức của HS về BĐKH 57

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu

hình ảnh

Tên hình ảnh Trang

1.1 Thành phần khí nhà kính 16

1.2 Hiệu ứng nhà kính 16

1.3 Mưa lũ lớn đã gây ngập lụt nặng tại thôn Thạch Nham Tây,

xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang – Đà Nẵng

17

1.4 Lũ quét qua nhanh làm thiệt hại mùa màng 17

1.5 Đất nứt nẻ vì hạn hán tại Hòa Vang, Đà Nẵng 18

1.6 Bão Haiyan đổ bộ vào miền trung – Việt Nam 19

1.7 Sạt lở đất ở bán đảo du lịch Sơn Trà – Đà Nẵng 19

1.8 Thành phần gây mưa axit 20

3.1 HS lớp 10/11 trường THPT Thái Phiên tham gia tiết học có

sử dụng tích hợp BĐKH

55

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1 Xuất phát từ thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay

Trong những năm gần đây, tình hình khí hậu thiên tai diễn ra rất bất thường,

được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên của toàn cầu, nhiều nơi trên thế giới phải

chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán cũng

như động đất, sóng thần...gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Biến

đổi khí hậu (BĐKH) tác động lên hầu hết các thành phần môi trường mà trước hết là

làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, mực nước biển dâng. Nguyên nhân chính gây ra

BĐKH là sự gia tăng các hoạt động tạo ra các khí nhà kính, các hoạt động khai thác

quá mức của con người với các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền. Việt Nam đang

chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra dồn dập

hơn trước.

Năm 2011, nước ta phải đối mặt tình trạng thiếu nước sinh hoạt và thiếu nước

giành cho sản xuất. Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng 100C, mực nước biển tăng

1m sẽ ngập 1,52 triệu hécta đất và giảm năng suất cây trồng (IPPC& WB), còn theo

IRRI nếu tăng nhiệt độ 100C năng suất cây trồng giảm 10% [13].

Nhận thức r tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển

khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Các bộ, ngành và

địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động

cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH. Đặc biệt cần xây

dựng các chương trình dạy học tích hợp giáo dục BĐKH (GD BĐKH) trong trường

học để nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về tác động của BĐKH đến sự sống của con

người [16].

2

1.2 Xuất phát từ thực trạng GD BĐKH trong trường trung học phổ thông

hiện nay

Ở Việt Nam, kiến thức về giáo dục môi trường, BĐKH tuy không tổ chức thành

môn học cụ thể nhưng được đưa vào chương trình giáo khoa theo hướng tích hợp, lồng

ghép ở các cấp học. Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi

trường ( BVMT) vào các môn học, nhà trường phổ thông còn tổ chức nhiều hoạt động

ngoại khóa dưới hình thức phong phú và đã thu đươc nhiều kết quả có ý nghĩa.

Tuy nhiên, một số nội dung giáo dục môi trường, BĐKH, phát triển bền vững…

triển khai chưa đồng bộ, hệ thống và mang tính kế thừa giữa các lớp, các cấp học,

trong một số trường hợp, những ví dụ minh họa hay hướng triển khai, phân tích không

đúng gây hoang mang cho người học hay vấn đề vượt quá khả năng nhận thức của học

sinh (HS).

Bên cạnh đó, mỗi môn học được triển khai theo một hướng riêng nên nhiều khi,

cùng một khái niệm nhưng lại được định nghĩa, nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau.

Thời lượng giảng dạy cho các môn ( Địa lí, Sinh học, Hướng nghiệp,…) được lồng

ghép các đơn vị kiến thức này không nhiều nên khi giảng dạy giáo viên (GV) chỉ cố

gắng đảm bảo đủ chương trình, đủ thời lượng mà chưa chú trọng đến việc phân tích,

mở rộng hay liên hệ nhằm củng cố, khắc sâu hoặc sử dụng các tri thức bản địa vào

thực tế bài học, cuộc sống của HS.

Như vậy công tác GD BĐKH ở nước ta hiện nay đang được quan tâm thực hiện

trong nhà trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội. Song

thực tế cho thấy việc trang bị kiến thức BĐKH vẫn chưa đầy đủ, nội dung chưa được

cập nhật nên hiệu quả GD BĐKH còn chưa cao. Với những lí do trên, tôi thấy rằng

việc lồng ghép, tích hợp nội dung GD BĐKH và GTRRTT vào chương trình giảng

dạy ở một số môn học nhất là môn Sinh học 10 (cơ bản) ở trường THPT là hoàn toàn

phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH và

3

GTRRTT, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến

cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Thiết kế các bài giảng tích hợp

giáo dục biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong chương trình Sinh học 10

(cơ bản) bậc trung học phổ thông ”.

2. Mục tiêu đề tài

Tích hợp nội dung GD BĐKH và GTRRTT trong chương trình dạy học Sinh

học 10 giúp HS nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng và thái độ về ứng phó với

BĐKH và GTRRTT.

3. Giả thiết khoa học

Nếu tích hợp được việc GD BĐKH trong dạy học môn Sinh học 10 (cơ bản) thì

sẽ cung cấp được cho HS kiến thức cơ bản về BĐKH và GTRRTT, đồng thời hình

thành kỹ năng ứng phó với tác hại của nó.

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về GD BĐKH và GTRRTT

1.1.1 Trên thế giới

Trong nghiên cứu BĐKH và GD BĐKH các quốc gia châu Âu ( Đan Mạch,

Thụy Điển, Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan…) và châu Á ( Nhật Bản, Ấn Độ, Việt

Nam…) tuy có những quan điểm trái ngược về những ảnh hưởng của BĐKH, song vẫn

đầu tư nhiều cho nghiên cứu, GD BVMT và thích ứng với BĐKH.

Để tổ chức tốt GD BĐKH trong nhà trường phổ thông và sư phạm, các quốc gia

này đều có chung một số quan điểm: lấy người học làm trung tâm, GV khi tổ chức DH

phải chú ý đến nhu cầu của người học, biến quá trình dạy học thành quá trình tự đào

tạo, GV áp dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại nhằm

tối ưu hóa quá trình dạy học, khuyến khích người học chủ động cam kết với những

mục tiêu bền vững và chú trọng đến nâng cao tư duy và cảm xúc con người lên một

tầm cao mới. GD BĐKH được tổ chức với các hình thức phù hợp với từng cấp học. Ở

bậc mầm non: Bằng hoạt động quan sát, nghe và kể chuyện, tổ chức các trò chơi tạo

hình, GV giúp HS nhận thức về sự nóng lên của Trái đất, qua đó hình thành thái độ

yêu quý và bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta. Ở cấp tiểu học: GD BVMT tập trung

vào việc hình thành hành vi, thói quen nhiều hơn nhận thức. HS tiếp cận được với

khoa học Trái đất thông qua môn học tìm hiểu tự nhiên xã hội và tham gia các hoạt

động ngoại khóa theo chủ đề BĐKH. Ở cấp trung học cơ sở, kiến thức BĐKH được

tích hợp trong một số môn khoa học và các buổi học ngoại khóa nhằm giúp HS hiểu

được những đe dọa của BĐKH và hình thành những hành vi cụ thể thích ứng trước

những BĐKH. Ở cấp THPT kiến thức BĐKH cũng được tích hợp trong các môn Khoa

học Trái đất, Kỹ thuật, Vật lí, Hóa học… và các buổi ngoại khóa “ báo cáo cá nhân”.

Ở bậc học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học kiến thức BĐKH có thể tồn tại như những

học phần riêng biệt. Trong thời gian qua, ở nhiều trường đại học trên thế giới, các

5

chương trình BĐKH hoặc GD BĐKH đã được triển khai và thực hiện khá phổ biến,

đặc biệt ở chuyên ngành như Địa lí, Khoa học trái đất, Khí hậu học, Khoa học môi

trường… các chương trình này không cố định mà thay đổi hằng năm để nội dung được

cập nhật thường xuyên cho phù hợp với đối tượng SV cũng như thời khóa biểu học tập

[28].

1.1.2 Ở Việt Nam

Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam vấn đề BĐKH ngày càng được nhà nước

quan tâm và đầu tư nghiên cứu. TS. Ngô Thị Tuyền (2012) “ Xây dựng chương trình

GD BĐKH ở Việt Nam, đề xuất đổi mới theo cách nhìn của công nghệ GD, nội dung

GD BĐKH được thực hiện ở 3 lĩnh vực Khoa học, Nghệ thuật và Đạo đức, các lĩnh

vực này được thiết kế thành từng môn học và hoạt động GD, phân bố vào các cấp học

sao cho bao quát được những vấn đề liên quan đến BĐKH, ở đây GV không giảng giải

kiến thức mà là người tổ chức quá trình học, để HS tự hình thành kiến thức, giúp HS

hình thành những khái niệm khoa học [22]. TS. Nguyễn Phương Liên với đề tài “ Nội

dung và hình thức tổ chức GD kiến thức BĐKH toàn cầu trong dạy học Địa Lí ở

trường THPT”, đề tài đã làm r được những tác hại mà BĐKH gây ra, từ đó nghiên

cứu SGK và phân loại các bài học để tích hợp kiến thức GD BĐKH vào bài, đề tài đã

xây dựng được một số hình thức GD kiến thức BĐKH [11]. TS. Đào Hải (2013) với

đề tài “ Vấn đề GD ứng phó với BĐKH trong khối các trường cao đẳng cộng đồng

Việt Nam”, mô hình đào tạo cộng đồng với nhiều tên gọi khác nhau, khối trường

CĐCĐ tiến hành GD ứng phó với BĐKH cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, nhằm

cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản thông qua

những giải pháp như tuyên truyền GD cho cán bộ, HS, SV, biên soạn tập tài liệu, tổ

chức GD ứng phó với BĐKH bằng các chương trình hành động cụ thể, trước tình hình

BĐKH ngày càng có những diễn biến phức tạp và gia tăng nghiêm trọng, việc nghiên

cứu đưa nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào trong nhà trường là rất cần thiết

trong giai đoạn hiện nay [5]. Nguyễn Thị Việt Hà (2013) với đề tài “ GD BĐKH cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!