Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
179
Kích thước
47.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1443

Thi hành án treo theo luật thi hành án hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ RIÊNG

THI HÀNH ÁN TREO

THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THI HÀNH ÁN TREO

THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự & Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh

Học viên: Nguyễn Thị Riêng

Lớp: Cao học Luật, Sóc Trăng khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ của

giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,

chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Riêng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO THEO LUẬT

THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM, THỰC TIỂN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ

KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA

NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO.....................................................................6

1.1. Quy định của Luật Thi hành án hình sự Việt Nam về nghĩa vụ của người

được hưởng án treo.............................................................................................6

1.2. Thực tiển chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo.................9

1.2.1. Những hạn chế ........................................................................................9

1.2.2. Nguyên nhân của các vi phạm ..............................................................16

1.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nghĩa vụ của người

được hưởng án treo...........................................................................................18

Kết luận chương 1 .................................................................................................24

CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO VI

PHẠM NGHĨA VỤ, VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG THỜI GIAN THỬ

THÁCH..................................................................................................................25

2.1. Các biện pháp xử lý người hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ, vi phạm

pháp luật trong thời gian thử thách.................................................................25

2.1.1. Quy định của Luật Thi hành án hình sự về các biện pháp xử lý người

hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách

........................................................................................................................25

2.1.2. Các biện pháp xử lý người hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ, vi phạm

pháp luật trong thời gian thử thách được quy định trong Bộ luật Hình sự năm

2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017)..........................................................27

2.2. Thực tiển áp dụng các biện pháp xử lý người hưởng án treo vi phạm

nghĩa vụ, vi phạm pháp luật.............................................................................28

2.2.1. Những hạn chế của các chế tài .............................................................28

2.2.2. Nguyên nhân hạn chế của các chế tài ...................................................33

2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hành vi vi phạm của

người được hưởng án treo trong thời gian thử thách.....................................35

Kết luận Chương 2 ................................................................................................41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Án treo không phải là hình phạt mà là một biện pháp không buộc người

phạm tội bị xử phạt tù phải chấp hành hình phạt tù. Hay nói cách khác đây là biện

pháp miễn trách nhiệm hình sự có điều kiện. Tuy nhiên nếu người được hưởng án

treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải

chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

Đặc điểm cơ bản của án treo là:

Thứ nhất, án treo là biện pháp giáo dục trong trường hợp không cần cách ly

người phạm tội khỏi cộng đồng khi bị xử phạt tù tương đối nhẹ.

Thứ hai, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều

đó có nghĩa là người được hưởng án treo là người phạm tội phải chịu hình phạt tù

có thời hạn nhưng được miễn việc chấp hành hình phạt tù tại trại giam.

Thứ ba, người được hưởng án treo phải tự cải tạo, dưới sự giám sát, giáo dục

của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương trong một thời gian thử thách

nhất định do Tòa án ấn định.

Xuất phát từ các đặc điểm này mà việc tổ chức thi hành án treo có những đặc

trưng nhất định, đó là việc quản lý người hưởng án treo không đặt dưới sự giám sát,

giáo dục trực tiếp của Cơ quan thi hành án hình sự mà người được hưởng án treo

được sống và làm việc tại địa phương dưới sự giám sát, giáo dục trực tiếp của

UBND xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người hưởng án treo làm việc.

Điều này cho thấy vai trò quan trọng của UBND xã phường, đơn vị quân đội trong

việc giáo dục, giám sát người hưởng án treo, tuy nhiên ý thức của người hưởng án

treo mới là yếu tố quan trọng.

Thi hành án treo là một chính sách kết hợp giữa trừng trị và giáo dục nhằm đề

cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân trong việc thực hiện các nghĩa vụ được

Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định tại Điều 64. Người hưởng án treo tuy

được tự do, không bị quản chế nghiêm ngặt, nhưng họ cũng chịu những chế tài nhất

định, phải thực hiện những nghĩa vụ pháp luật quy định, bị giới hạn nhất định một số

quyền công dân đặc biệt là quyền tự do đi lại bị hạn chế trong thời gian cụ thể mà Tòa

án đã tuyên. Người hưởng án treo đặt dưới sự giám sát, giáo dục của cộng đồng, xã

hội tạo điều kiện cho người này được hòa nhập, sinh sống bình thường tác động đến ý

thức hối cải, hoàng lương ngay trong môi trường bình thường đó là một thuận lợi lớn

2

cho người phạm tội tuy nhiên nó cũng ẩn chứa những tồn tại hạn chế nhất định. Do

nhận thức pháp luật còn kém, nhiều đối tượng được hưởng án treo cho rằng án treo

thì cũng như không có án vì họ không bị quản chế nghiêm khắc như án tù giam, một

số người không báo với người giám sát trực tiếp khi vắng mặt nơi cư trú, không nộp

bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục,

không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trực tiếp giám sát, giáo

dục; một số khác hầu như không quan tâm đến việc có hay không có quyết định của

cơ quan có thẩm quyền về chấp hành xong án hay chưa, nhiều đối tượng đã để mất

quyền công dân đầy đủ của mình do không đến cơ quan chức năng làm thủ tục chấp

hành án xong hoặc xóa án tích khi hết thời gian thử thách.

Mục đích lớn nhất của tổ chức thi hành án treo không nhằm mục đích trừng trị

mà xuất phát từ chính sách cải tạo, giáo dục người hưởng án treo ý thức chấp hành

pháp luật, chấp hành những nguyên tắc cơ bản của xã hội và mở ra cơ hội để họ ý

thức tự rèn luyện bản thân trở thành người tốt, chứng mình với cộng đồng xã hội họ

là người có khả năng cải tạo, biết nhận thức đúng sai, có khả năng trở thành người có

ích và đặc biệt họ xứng đáng được sự đón nhận của xã hội. Biện pháp này cũng tạo

cho người bị kết án cơ hội lao động tự nuôi sống bản thân, đóng góp cho xã hội và

quan trọng hơn hết là sự kết nối với cộng đồng, trong thời gian thử thách họ được tiếp

xúc với trường sống vận động, biến đổi không ngừng của xã hội. Vì vậy sau khi hết

thời gian thử thách họ sẽ hòa nhập ngay với cộng đồng và bắt nhịp được với đời sống

xã hội. Bên cạnh những giá trị tích cực của hình thức này cũng có những hạn chế nhất

định nếu như người người hưởng án treo không có ý thức tự cải tạo, không nghiêm

túc thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo Luật Thi hành án hình sự. Thì hiện tại

chưa có biện pháp xử lý hiệu quả và nghiêm khắc đối với những hành vi phạm những

nghĩa vụ được quy định tại điều 64 Luật Thi ành án hình sự.

Với những phân tích trên, việc đi sâu nghiên cứu cả về lý luận và thực tiển

thi hành án treo để làm rõ những hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải

pháp góp phần hoàn thiện về chế định thi hành án treo đặc biệt nâng ý thức thực

hiện nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách đồng thời tìm

ra giải pháp điều chỉnh hiệu quả những hành vi vi phạm nghĩa vụ của họ trong thời

gian thử thách.

2. Tình hình nghiên cứu

Án treo là một chế định đặc biệt của pháp luật hình sự và việc áp dụng chế

định này có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước

3

đối với người phạm tội. Vì vậy, đề tài cũng đã được rất nhiều tác giả quan tâm

nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau.

Các nội dung án treo được trình bày trong giáo trình Luật hình sự của của tập

thể giáo viên do PGS. TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, Nxb Giáo dục,

2001; giáo trình Luật hình sự Việt Nam, của tập thể tác giả do PGS. TS Nguyễn Ngọc

Hòa chủ biên, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2002;...

Các bài viết trên báo, tạp chí đề cập đến những khía cạnh khác nhau của án

treo và thi hành án treo như: Đinh Thành Công (2016), “Vấn đề buộc người hưởng

án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo trong Bộ luật

Hình sự năm 2015” , Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 04/2016, tr. 29-32; Trịnh Duy

Thiên và Nguyễn Tấn Lực (2018), “Thực tiển thi hành án treo ở thành phố Cần Thơ

và những kiến nghị” , Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 01/2018, tr. 58-60; Phạm Văn

Báu (2007), “Chế độ thử thách của án treo trong luật hình sự Việt Nam” , Tạp chí

Luật học, số 1/2017, tr. 9-20;

Bên cạnh đó có rất nhiều Luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu về án treo như:

Phạm Thị Học (1996), “Án treo trong luật hình sự Việt Nam” , Đại học Luật Hà Nội,

1996; Trương Đức Thuận (2003), “Án treo và nâng cao hiệu quả áp dụng án treo

trong xét xử của Tòa án quân sự” , Tòa quân sự Trung ương; Nguyễn Thị Hồng Hạnh

(2004), “Án treo và thi hành án treo tại thành phố Hồ Chí Minh một số vấn đề lý luận

và thực tiển” , Đại Học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Hồ Thị Phấn 2007), “Án treo

trong luật hình sự Việt Nam” , Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; Nguyễn Thanh Tùng

(2011), “Áp dụng án treo trong hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh” , Học

viện Khoa học xã hội; Trần Quốc Nam (2011), “Áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh

Quãng Ninh” , Học viện Khoa học xã hội; Huỳnh Văn Út (2013), “Án treo trong luật

hình sự Việt Nam” , Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; Phạm Thanh Phương (2017),

“Án treo và thực tiển áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương” , Đại học Quốc gia Hà

Nội; Lâm Trường Hà (2017), “Giám sát, giáo dục người được hưởng treo theo Luật

Thi hành án hình sự Việt Nam” , Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; ....

Những công trình nghiên cứu trên các tác giả mới chỉ dừng lại ở đề cập một

cách tổng thể hoặc từng khía cạnh nào đó của chế định án treo và áp dụng án treo trong

công tác xét xử, nhưng ở góc độ nghiên cứu chuyên sâu về thi hành án treo thì rất ít,

các công trình này chủ yếu làm rõ được các điều kiện để người phạm tội được hưởng

án treo hay các cơ quan, tổ chức tham gia vào hoạt động thi hành án treo, thông qua đó

tác giả có cái nhìn tổng quát về thi hành án treo. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu

4

này tác giả nghiên cứu làm rõ quy định về nghĩa vụ của người được hưởng án treo phải

thực hiện trong thời gian thử thách và những chế tài xử lý được áp dụng trong công tác

quan lý người được hưởng án treo. Vì đây là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt

động thi hành án hình sự cần được nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiển để làm rõ

những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng từ đó đề ra đường hướng giải quyết,

khắc phục góp phần hoàn thiện pháp luật về hình sự. Do đó có thể nói rằng đề tài

nghiên cứu về “Thi hành án treo theo Luật Thi hành án hình sự Việt Nam” không trùng

với các công trình đã công bố liên quan đến đề tài này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có hai mục đích chính:

- Thứ nhất, phân tích và đánh giá thực trạng chấp hành nghĩa vụ của người

hưởng án treo và các biện pháp xử lý người hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ, vi

phạm pháp luật trong thời gian thử thách và chỉ ra được những bất cập của Luật Thi

hành án hình sự khi áp dụng trong thực tiển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Thứ hai, đề xuất những giải pháp phù hợp và khả thi để hoàn thiện Luật Thi

hành án hình sự nhằm nâng cao chất lượng chấp hành pháp luật của người được

hưởng án treo cũng như nâng cao hiệu quả các biện pháp xử lý vi phạm của người

được hưởng án treo.

Để đạt được hai mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Một là, nghiên cứu đánh giá quy định của pháp luật Thi hành án hình sự

liên quan đến nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách;

- Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng thi hành nghĩa vụ của người được

hưởng án treo và các biện pháp xử lý vi phạm của người được hưởng án treo trong

thời gian thử thách, tìm ra hạn chế của việc áp dụng pháp luật trong thi hành án treo

- Ba là, trên cơ sở nghiên cứu pháp luật hiện hành cũng như thực tiển áp

dụng pháp luật, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Thi hành

án hình sự Việt Nam, nâng cao hiệu quả thi hành án treo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiển áp dụng quy định của

Luật Thi hành án hình sự hiện hành về nghĩa vụ của người hưởng án treo và xử lý

các hành vi vi phạm của họ trong thời gian thử thách, đồng thời nghiên cứu tình

hình áp dụng, các vướng mắc, hạn chế của các hoạt động này trên địa bàn tỉnh Sóc

Trăng từ năm 2014 đến năm 2018.

5

Phạm vi nghiên cứu là:

- Việc thực hiện nghĩa vụ của người hưởng án treo và các biện pháp xử lý

người hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách

theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.

- Các vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiển tổ chức thi hành án treo

và xử lý các hành vi vi phạm của người hưởng án treo trong thời gian thử thách trên

địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ năm 2014 đến năm 2018.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử, lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và Pháp luật, chính

sách về hình sự của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là

những quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp trong Nghị quyết 08/NQTW

ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư

pháp trong thời gian tới.

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp một số phương pháp nghiên cứu

cụ thể Chương I áp dụng phương pháp thống kê tổng hợp số liệu thực tế tổ chức thi

hành án treo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, phương pháp Điều tra xã hội học và

nghiên cứu các công trình khoa học cũng như phân tích các Bản án và các quy định

của pháp luật về án treo. Các biện pháp thống kê, phương pháp Điều tra xã hội học

và phân tích cũng được áp dụng tại Chương II của luận văn này.

6. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo thì Luận

văn được chia thành 2 Chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Nghĩa vụ của người hưởng án treo theo Luật Thi hành án hình

sự Việt Nam, thực tiển áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực

hiện nghĩa vụ của người được hưởng án treo.

- Chương 2: Các biện pháp xử lý người hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ, vi

phạm pháp luật trong thời gian thử thách

6

CHƯƠNG 1

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO

THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM, THỰC TIỂN ÁP DỤNG

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO

1.1. Quy định của Luật Thi hành án hình sự Việt Nam về nghĩa vụ của

người được hưởng án treo

Về bản chất án treo không phải là hình phạt nhưng lại là biện pháp nhằm cụ

thể hóa trách nhiệm hình sự của hình phạt tù có thời hạn đối với người hưởng án

treo. Tuy người được hưởng án treo không tách khỏi cộng đồng như hình phạt tù

nhưng thời gian thử thách của họ gấp đôi thời gian chấp hành hình phạt tù. Trong

thời hạn này người được hưởng án treo phải chấp hành các nghĩa vụ được quy định

theo Luật Thi hành án hình sự. Ý thức tự giác chấp hành án được xem là yếu tố cốt

lõi để xác định mục đích, kết quả của hình phạt tù cho hưởng án treo có được thực

hiện trên thực tế hay không1

.

Việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho người

được hưởng án treo làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình

ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan,

tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường,

thị trấn nơi người được hưởng án treo làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú và gia

đình của người đó2

. Cũng như người chấp hành hình phạt tù, người được hưởng án

treo cũng được xem xét “giảm án” khi đã chấp hành được một phần hai thời gian

thử thách và có nhiều tiến bộ, thì được Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách theo

quy định tại khoản 4 Điều 60 của Bộ luật Hình sự 1999 và quy định tại khoản 4

Điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự 1999 có quy định khi xử phạt tù

không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm

nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng

án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Điều 65 Bộ luật

Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung 2017) cũng quy định tương tự nhưng có bổ

1 Lâm Trường Hà (2017), Giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo luật Thi hành án hình sự Việt

Nam, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,

2 Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo,

khoản 1, Điều 1

7

sung nội dung người hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử

thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Từ quy định trên cho thấy chính sách hình sự luôn thể hiện tính nhân đạo và

công bằng, điều chỉnh các quan hệ hình sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Đó

là người bị kết án phạt tù được sinh sống, làm ăn trong môi trường xã hội bình

thường nhưng phải chấp hành các nghĩa vụ trong thời gian thử thách- hình thức này

được gọi là án treo.

Điều 64 Luật Thi hành án hình sự quy định người hưởng án treo trong thời

gian thử thách thực hiện 3 nhóm nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải chấp hành

nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa

vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động,

học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Theo quy định sau khi cơ quan Thi hành án hình sự tiếp nhận Quyết định thi

hành án án treo phải triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp

của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành

án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân

cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc

chấp hành án.

Người hưởng án treo phải viết cam kết nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật,

tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm

dân cư nơi mình cư trú; trường hợp người hưởng án treo là cán bộ, công chức được

tiếp tục làm việc tại các cơ quan, đơn vị thì còn phải chấp hành nội quy, quy chế

làm việc. Trong mọi điều kiện người được hưởng án treo phải tích cực lao động,

học tập để tự đảm bảo cuộc sống, nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân, gia

đình, cộng đồng và xã hội. Một nội dung quan trọng khác người hưởng án treo phải

thực hiện là thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung như khắc phục hậu quả do hành

vi vi phạm phápluật gây ra gồm tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, nộp

sung công các khoản thu lợi bất chính, nộp án phí hình sự, dân sự,...

Thứ hai, phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị

trấn nơi được giao giáo dục, giám sát người được hưởng án treo.

Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự thì người được hưởng án treo

được chia làm 3 nhóm đối tượng và được giám sát, giáo dục bởi 3 cơ quan, tổ chức,

cụ thể:

8

+ Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức; quân nhân, công nhân

quốc phòng; người đang học tập tại các cơ sở giáo dục đào tạo thì cơ quan, tổ chức

nơi người đó làm việc, học tập trực tiếp giám sát, giáo dục.

+ Người hưởng án treo là lao động làm công ăn lương tại các doanh nghiệp,

hợp tác xã thì các tổ chức này sẽ trực tiếp giám sát quá trình thực hiện các nghĩa vụ

trong thời gian thử thách.

+ Nhóm đối tượng còn lại có thể là người làm nghề tự do, kinh doanh, buôn

bán nhỏ, người không công việc ổn định, nội trợ,... là đối tượng do Ủy ban nhân

dân, xã phường, thị trấn giám sát, giáo dục.

Như vậy, chỉ có nhóm đối tượng này phải có mặt định kỳ hoặc đột xuất khi

được Ủy ban nhân xã, phường thị trấn yêu cầu trong thời gian thử thách bên cạnh

đó người hưởng án treo định kỳ hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người

được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục.

Thứ ba, khai tạm vắng: Người được hưởng án treo khi đi khỏi nơi cư trú từ

một ngày trở lên phải khai tạm vắng. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 64

Luật Thi hành án hình sự và khoản 7 Điều 4 Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày

30/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cụ thể:

Nếu người hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú là cán bộ, công chức, quân nhân,

công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ

trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực,

công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

Nếu người hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú là người đang học tập tại các cơ

sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơ sở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập,

đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng

thôn, làng, ấp, bản nơi người hưởng án treo cư trú;

Nếu người hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú là người được giao cho Ủy ban

nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với người trực tiếp

giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải

báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát,

giáo dục người hưởng án treo, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

Nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải

trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực

hoặc công an xã nơi đến tạm trú để nơi đó quản lý, giám sát. Việc cư trú, đi lại của

người được hưởng án treo là vấn đề được nhà làm luật quan tâm hàng đầu. Trong thời

9

gian thử thách, người được hưởng án treo được đặt dưới sự giám sát, giáo dục trực

tiếp của địa phương nơi họ cư trú nhằm đảm bảo việc giám sát, giáo dục phải tính liên

tục, vì vậy mà Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng như Bộ luật Hình sự năm 2015 (được

sửa đổi, bổ sung năm 2017) đều quy định người hưởng án treo có nghĩa vụ phải thông

báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hưởng án treo cư trú khi họ thay đổi nơi

cư trú. Đây là nội dung được nêu trực tiếp trong bản án vì quản lý con người là phần

quan trong trong thi hành án treo nhằm kịp thời phát hiện chấn chỉnh những hành vi

hoặc những biểu hiện tiêu cực từ đó xây dựng kế hoạch phòng ngừa hiệu quả.

Thứ tư, nộp bản tự nhận xét theo định kỳ, theo đó trong suốt thời gian thử

thách, 3 tháng 1 lần người hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp

hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú

từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến

lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo

dục người đó.

Tuy các văn bản luật không quy định việc thông báo về việc thay đổi nơi cư

trú là nghĩa vụ của người phải thi hành án, nhưng rõ ràng Luật Thi hành án hình sự

dành 1 điều luật (Điều 69) để quy định về thủ tục, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ

quan, tổ chức trong giải quyết cho người hưởng án treo thay đổi nơi cư trú nhằm

đảm bảo cho công tác giám sát giáo dục người được hưởng án treo được xuyên

suốt, toàn diện và hiệu quả.

1.2. Thực tiển chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo.

1.2.1. Những hạn chế

Năm Tổng số

Số người

được rút

ngắn thời

gian thử

thách

Số đã cấp giấy

chứng nhận

chấp hành

xong thời gian

thử thách

Số chấp

hành

xong thử

thách

Số còn đang

thi hành

2014 83 0 0 29 54

2015 92 12 37 37 55

2016 80 14 38 38 42

2017 109 32 31 31 78

2018 113 12 19 19 94

(Báo cáo công tác kiểm sát tạm giữ tạm giam và thi hành án hình sự của

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng từ năm 2014- 2018)

10

STT Các vi phạm phổ biến của người được hưởng án treo Số lượt ý kiến

đánh giá

01 Đi khỏi nơi cư trú không khai báo tạm vắng hoặc bỏ địa

phương trước khi Bản án có hiệu lực 64

02 Không nộp bản tự nhận xét việc chấp hành pháp luật cho

người trực tiếp giám sát, giáo dục theo quy định 48

03 Vi phạm pháp luật, không thực hiện nghĩa vụ công dân,

nội quy, quy chế nơi cư trú, làm việc 26

04 Không có mặt theo yêu cầu của UBND xã được giao

giám sát, giáo dục 19

05 Không có mặt theo triệu tập của cơ quan Thi hành án

hình sự;

9

06 Không chấp hành hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi

thường thiệt hại 7

(Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học đối với những người làm công tác

pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng)

Thực tiển thấy rằng những người được hưởng án treo là những người phạm

tội ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn

định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;… vì vậy trong các giai đoạn tố tụng các

cơ quan chức năng thường không áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người phạm

tội, vì vậy họ được tự do đi lại, sinh hoạt bình thường tại cộng đồng. Đặc biệt là sau

khi tuyên án sơ thẩm, trong giai đoạn chờ bản án có hiệu lực pháp luật để thi hành

án chưa làm phát sinh nghĩa vụ trách nhiệm của các cơ quan chức năng và người bị

kết án nên đa số tâm lý chung của người được hưởng án treo xem án treo không

phải là bị kết án hoặc biết bản thân được hưởng án treo nhưng có thái độ bất cần,

không tuân thủ pháp luật, cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo bản án tuyên

dẫn đến tình trạng án treo chỉ tồn tại trên giấy tờ, hồ sơ mà không có giá trị hiệu lực,

hiệu quả trên thực tế; không mang lại hiệu quả giáo dục cải tạo người phạm tội như

mục tiêu chính sách hình sự Đảng và nhà nước ta đề ra.

Qua nghiên cứu các số liệu thực tiển công tác thi hành án treo tại địa phương

còn vướng những bất cập, trong thời gian thử thách người được hưởng án treo

thường có những vi phạm phổ biến sau:

- Người được hưởng án treo bỏ trốn khỏi địa phương, đi không thông báo với

cơ quan có thẩm quyền:

11

Người được hưởng án treo bỏ đi khỏi địa phương trước khi bản án có hiệu

lực pháp luật, điều này làm cho Tòa án ra quyết định thi hành án treo nhưng không

thể giao được quyết định thi hành án cho người được hưởng án treo, gia đình và địa

phương không biết được người hưởng án treo đang ở đâu hoặc cơ quan Thi hành án

hình sự không thể triệu tập được người hưởng án treo theo quy định, vì vậy Quyết

định thi hành án treo đó vẫn “treo” trong hồ sơ tại cơ quan Thi hành án hình sự.

Điển hình Bản án số 10/2017/HSST ngày 18/7/2017 của Tòa án nhân dân huyện Mỹ

Tú tuyên bị cáo Huỳnh Thị L “phạm tội đánh bạc” , xử phạt 06 tháng tù cho hưởng

án treo. Thời gian thử thách là 12 tháng được tính từ ngày án tuyên sơ thẩm. Giao bị

cáo Huỳnh Thị L cho Ủy ban nhân dân phường 2, thị xã Ngã Năm giám sát, giáo

dục trong thời gian thử thách. Sau khi bản án có hiệu lực Tòa án nhân dân huyện

Mỹ Tú ủy thác về cho Tòa án nhân dân thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng thụ lý và

ngày 05/10/2017 Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Ngã Năm đã ban hành quyết

định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo đối với người bị kết án Huỳnh Thị L, tuy

nhiên Tòa án thị xã Ngã Năm không thể thông báo được quyết định cho Huỳnh Thị

L vì sau khi bản án có hiệu lực Huỳnh Thị L không trở về địa phương.

Điều 60 Bộ luật Hình sự 1999 và Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ

sung năm 2017 đều chú trọng cách xác định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử

thách và giao đối tượng được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nào giám sát, giáo

dục trong thời gian thử thách. Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết

số 01/2013/NQ-HĐTP, ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Hội Đồng thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật Hình sự về án treo và

hiện nay Nghị quyết này được thay thế bởi Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày

15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng

Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Qua nghiên cứu các bản án cho hưởng án treo đều quy định thời gian thử

thách, thời điểm bắt đầu của thời gian thử thách. Bản án số 10/2017/HSST ngày

18/7/2017 của Tòa án nhân dân huyện Mỹ Tú nêu trên cũng tuyên rõ trong trường

hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú được thực hiện theo khoản 1 Điều

69 Luật Thi hành án hình sự. Tuy nhiên phần quyết định của Bản án, quyết định của

Tòa án không đề cập đến nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian

thử thách, thế nên người được hưởng án treo ngoài việc biết thời gian thử thách là

bao lâu, cơ quan, tổ chức nào sẽ giám sát, giáo dục mình thì họ không được cơ quan

chức năng nào phổ biến các nghĩa vụ phải thực hiện trong giai đoạn thử thách. Bên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!