Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thi hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HẢI OANH
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ THEO
LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ & TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ THEO
LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự & Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Nguyễn Thị Hải Oanh
Lớp: CHL Khóa 22
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Võ Thị Kim Oanh. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả
nghiên cứu là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và
tính trung thực của luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Oanh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- THAHS: Thi hành án hình sự
- THAPT: Thi hành án phạt tù
- CHATP: Chấp hành án phạt tù
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ, GIÁO
DỤC; CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở, SINH HOẠT, CHĂM SÓC Y TẾ ĐỐI VỚI
NGƢỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ ....................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ
ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù..........7
1.2. Nội dung của chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt,
chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù....................................................12
1.3. Cơ sở của việc quy định chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở,
sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù...............................16
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về chế độ giam
giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp
hành án phạt tù ......................................................................................................................19
1.5. Chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế
đối với ngƣời chấp hành án phạt tù trong pháp luật một số nƣớc......................33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................................................39
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ, GIÁO
DỤC; CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở, SINH HOẠT, CHĂM SÓC Y TẾ ĐỐI VỚI
NGƢỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ................40
2.1. Pháp luật thực định về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở,
sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù...............................40
2.2. Thực tiễn áp dụng chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh
hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù.........................................54
2.3. Kết quả thực hiện chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh
hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù.........................................67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................................73
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
GIAM GIỮ, GIÁO DỤC; CHẾ ĐỘ ĂN, MẶC, Ở, SINH HOẠT, CHĂM SÓC
Y TẾ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ.......................................74
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ giam giữ, giáo
dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối đối với ngƣời chấp hành
án phạt tù................................................................................................................74
3.2. Giải pháp hoàn thiện chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh
hoạt, chăm sóc y tế đối với ngƣời chấp hành án phạt tù.........................................76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3....................................................................................................85
KẾT LUẬN..............................................................................................................86
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án phạt tù là một vấn đề quan trọng thể hiện quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với công tác cải tạo, giáo dục người phạm
tội. Hoạt động thi hành án phạt tù ngoài việc đề cao tính nghiêm minh của pháp
luật, đề cao pháp chế Xã hội chủ nghĩa, đó còn là quá trình giáo dục cải tạo phạm
nhân để họ nhận thức sâu sắc được hành vi sai phạm của mình. Từ đó, họ sẽ tự giác
cải tạo, sửa chữa lỗi lầm, có ý thức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa hành vi tái phạm
và hoàn lương, tái hòa nhập với xã hội. Áp dụng thi hành án phạt tù phải luôn quán
triệt nguyên tắc “kết hợp giữa trừng phạt và cải tạo, trong đó việc giáo dục, cải tạo
con người phải đưa lên hàng đầu”.
Thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng có vai trò rất
quan trọng trong việc đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thực
hiện trong thực tiễn cũng như giáo dục, cải tạo phạm nhân để họ hoàn lương và trở
thành những người có ích cho xã hội. Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, tạo cơ sở
pháp lý cho hoạt động thi hành án hình sự, ngày 17/6/2010, Quốc Hội đã thông qua
Luật Thi hành án hình sự.
Trong những năm qua, trình tự, thủ tục thi hành án hình sự về cơ bản được
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các quyền và lợi ích của người thi
hành án hình sự được đảm bảo như việc hoãn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp
hành án phạt tù đều được giải quyết theo đúng quy định. Các chế độ về ăn, mặc, ở,
khám chữa bệnh, lao động, giáo dục pháp luật, thăm gặp, vui chơi giải trí và các
quyền khác không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng và thực hiện theo quy định
của pháp luật. Bên cạnh đó, việc thi hành các loại hình phạt và các biện pháp tư
pháp được quy định cụ thể, rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, qua hơn 05 năm triển khai thi hành Luật Thi hành án hình sự, bên
cạnh những ưu điểm nêu trên thì vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong chế độ
giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người chấp
hành án phạt tù.
Việc xây dựng các quy định của pháp luật quốc gia phù hợp với các nguyên
tắc và các quy phạm tương ứng của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự
là một yêu cầu tất yếu. Việc bảo vệ vững chắc các quyền con người bằng pháp luật
trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng mang tính
2
quy luật của sự phát triển xã hội, yêu cầu cải cách tư pháp, cũng như xu thế hội
nhập quốc tế. Và việc có một cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc về thi hành án phạt tù
nói chung, chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế
đối với người chấp hành án phạt tù nói riêng là yêu cầu tất yếu để việc giáo dục cải
tạo phạm nhân đạt được hiệu quả tối ưu nhất cũng như khắc phục được những hạn
chế nêu trên.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nói lên tính cấp thiết của việc nghiên
cứu đề tài “Thi hành án phạt tù theo Luật Thi hành án hình sự Việt Nam” và cũng
chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Thi hành án phạt tù là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật tố
tụng hình sự. Tuy nhiên, nội dung này vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên
sâu, hệ thống và toàn diện về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Các công trình nghiên
cứu đa phần nghiên cứu một cách tổng thể về thi hành án phạt tù hoặc về thi hành
án phạt tù đối với một đối tượng cụ thể. Thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên
cứu về lĩnh vực thi hành án phạt tù ra đời chủ yếu bàn về quyền con người mà chưa
có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nội dung các chế độ đối với người chấp
hành án phạt tù. Có thể kể đến một số công trình khoa học về thi hành án phạt tù:
Về luận án, luận văn: Huỳnh Thị Kim Ánh: “Thi hành án phạt tù có thời hạn
– Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù có thời hạn ở Việt Nam”, luận
văn thạc sỹ, năm 2006; Vũ Quốc Doanh: “Thi hành án phạt tù có thời hạn đối với
người chưa thành niên trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sỹ, năm 2007;
Nguyễn Xuân Thành: “Thi hành án phạt tù đối với người bị kết án là người chưa
thành niên”, luận văn thạc sỹ, Hà Nội, năm 2014; Lê Thị Thanh Xuân: “Một số vấn
đề về thi hành hình phạt tù ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sỹ, Hà Nội, năm
2006; Nguyễn Lê Lý: “Thi hành án phạt tù – những vấn đề lý luận và thực tiễn”,
khóa luận tốt nghiệp cử nhân, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2002; Nguyễn
Thị Thu Hương: “Thi hành hình phạt tù trong tố tụng hình sự”, khóa luận tốt
nghiệp cử nhân, Hà Nội, năm 2010; Lê Anh Nga “Hoàn thiện các quy định về giáo
dục cải tạo đối với phạm nhân trong Luật Thi hành án hình sự Việt Nam từ góc độ
nhân thân người phạm tội”, luận văn thạc sĩ, năm 2016; Lê Hữu Trí “Bảo đảm
quyền con người của người bị kết án phạt tù trong thi hành án hình sự ở Việt Nam”,
luận án tiến sĩ, năm 2017.
3
Về các bài viết đăng tạp chí: Đỗ Thị Phượng: “Một số kiến nghị hoàn thiện
các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về
kiểm sát thi hành án phạt tù”, Tạp chí Kiểm sát, 2015, Số 8; Đỗ Thị Phượng: “Một
số ý kiến về thi hành hình phạt tù đối với người chưa thành niên”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, 2015, Số 8; Trần Thị Bích Thủy “Những kiến nghị và giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án phạt tù”, Tạp chí Kiểm sát,
2014, Số 21; Nguyễn Văn Nam: “Mô hình cơ quan thi hành án phạt tù trước yêu
cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2013, Số 11 (260); Lê Hữu
Trí: “Bàn về khái niệm thi hành án phạt tù trong chiến lược cải cách tư pháp ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, 2011, Số 6; Nguyễn Văn Nam: “Thi hành án phạt tù có thời hạn và
những giải pháp nâng cao hiệu quả”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2011, Số 12
(237); Nguyễn Đình Đặng Lục: “Cải cách tư pháp và một số kinh nghiệm của nước
ngoài về thi hành án phạt tù”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2006, Số 4 (73);
Nguyễn Hải Phùng : “Cần nhận thức thống nhất về thủ tục thi hành án phạt tù”,
Tạp chí Kiểm sát, 10/2006, Số 19; Phạm Văn Lợi: “Thực trạng pháp Luật Thi hành
án phạt tù và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2/2006,
Số 214.
Thi hành án phạt tù là một đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên
cứu và có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nêu trên. Tuy nhiên, các công
trình này chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về thi hành án phạt tù,
mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những khía cạnh riêng lẻ về thi hành án phạt tù
đối với người chưa thành niên của tác giả Vũ Quốc Doanh, Nguyễn Xuân Thành;
hay nghiên cứu về thi hành án phạt tù do pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh như
luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, đề tài “Thi hành án phạt tù –
những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Lê Lý đã nêu lên được một
số vấn đề lý luận và thực tiễn của thi hành án phạt tù cũng như đề ra được một số đề
xuất nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù. Đa số các đề tài nêu trên đều được
thực hiện khi Luật Thi hành án hình sự 2010 chưa ra đời hoặc nghiên cứu ở những
khía cạnh nhất định, do vậy đề tài “Thi hành án phạt tù theo Luật Thi hành án hình
sự Việt Nam” nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn về thi hành án phạt tù cụ thể
là về chế độ giam giữ, giáo dục; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với
người chấp hành án phạt tù sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết kịp