Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG VŨ
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG VŨ
THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN
TP. HỒ CHÍ MINH, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực và tôi xin
chịu trách nhiệm về những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Luận án này
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Quang Vũ
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BCA : Bộ Công an
- BLHS : Bộ luật Hình sự
- BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
- CHAPT : Chấp hành án phạt tù
- HTTP : Hỗ trợ tư pháp
- NCTN : Người chưa thành niên
- QLTG-TGD : Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường
giáo dưỡng
- THAHS : Thi hành án hình sự
- THAPT : Thi hành án phạt tù
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên trong trại
giam, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 2: Thống kê số lượng và cơ cấu độ tuổi của người chưa thành niên
được tiếp nhận vào trại giam chấp hành án phạt tù, giai đoạn
2012-2018.
Phụ lục 3: Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên theo giới
tính, độ tuổi và trình độ văn hóa, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 4: Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên theo tội
danh, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 5: Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên theo mức
án, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 6: Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên theo tiền
án, tiền sự, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 7: Thống kê số lượng phạm nhân là người chưa thành niên có tiền
sử nghiện ma túy, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 8: Thống kê tình hình khen thưởng, kỷ luật, phạm tội mới của phạm
nhân là người chưa thành niên, giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 9: Thống kê số lượng phạm nhân thành niên và phạm nhân là người
chưa thành niên được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá,
giai đoạn 2012-2018.
Phụ lục 10: Danh mục trại giam có phạm nhân là người chưa thành niên.
Phụ lục 11: Thống kê số phạm nhân do phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên
nay đã đủ tuổi thành niên đang chấp hành án phạt tù tại các trại
giam (tính đến ngày 15/12/2018).
Phụ lục 12: Kết quả điều tra bằng bảng hỏi đối với phạm nhân là người chưa
thành niên.
Phụ lục 13: Thống kê về cán bộ quản giáo phụ trách các đội phạm nhân là
người chưa thành niên được điều tra bằng bảng hỏi.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Các chữ viết tắt
Danh mục các phụ lục
Mở đầu .......................................................................................................................1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................................8
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên và những kinh nghiệm quốc tế .........................26
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên ..................................................................................26
1.2. Cơ sở của pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên...............................................................................................37
1.3. Nguyên tắc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên ..................................................................................................................48
1.4. Những kinh nghiệm quốc tế về thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên ..................................................................................53
Chương 2: Pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành
án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam................69
2.1. Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên ..................................................................................................................69
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên ..................................................................................80
2.3. Đánh giá về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên ở Việt Nam ............................................................................................102
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù đối với
phạm nhân là người chưa thành niên .................................................................115
3.1. Hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên.............................................................................................115
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên ................................................................132
Kết luận ................................................................................................................. 151
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tư cách là “đầu ra cuối cùng” trong toàn bộ hoạt động của hệ thống tư
pháp hình sự
1
, thi hành án hình sự là một hoạt động độc lập, giữ vai trò quan trọng
đối với việc giáo dục người phạm tội trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật
và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, hình phạt tù vẫn là
hình phạt được áp dụng phổ biến nhất trong hệ thống hình phạt theo qui định của
luật hình sự Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả thi
hành án hình sự, nhất là án phạt tù, nhưng luôn luôn tồn tại một tỉ lệ không nhỏ số
người tái phạm. Theo thống kê, số phạm nhân có tiền án chiếm tỉ lệ 23,5%, số tái
phạm nguy hiểm chiếm 10,8% tổng số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các
trại giam2
. Kết quả thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
cho thấy có 6,9% tái phạm ngay khi còn ở độ tuổi chưa thành niên, có 1,3% phạm
nhân là người chưa thành niên có nhiều tiền án, tiền sự
3
; chưa kể số tái phạm khi đã
bước sang tuổi thành niên và nằm trong con số thống kê phạm nhân có tiền án nêu
trên. Người phạm tội trong trường hợp tái phạm bao giờ cũng nguy hiểm hơn vì họ
có kinh nghiệm phạm tội và có thể họ đã tiêm nhiễm những tính cách, kỹ năng xấu
từ môi trường tập trung phạm nhân trong trại giam trước đây, nhờ đó họ còn có kinh
nghiệm che giấu tội phạm, đối phó với cơ quan bảo vệ pháp luật. Nếu người tái
phạm đó là người mà trước đây là phạm nhân là người chưa thành niên thì tính chất,
mức độ nguy hiểm còn cao hơn gấp bội bởi vì tuổi đời họ còn trẻ và dễ dàng đi vào
con đường phạm tội chuyên nghiệp.
Trong những năm gần đây, các báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm của ngành Công an đều có chung nhận định: tình hình tội phạm gia
tăng về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội (bạo lực, hung hãn, manh động
hơn), đối tượng phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hóa, tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện gia tăng. Nếu như trước năm 2010, phạm nhân là người chưa
thành niên chiếm số lượng không đáng kể thì những năm gần đây luôn dao động
trong khoảng trên dưới 900 phạm nhân là người chưa thành niên và chiếm tỉ lệ trên
1
Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, HN, tr. 135.
2 Theo Báo cáo tổng kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2017 của Tổng cục Cảnh
sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an (nay là Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo
dục bắt buộc, trường giáo dưỡng).
3 Xem Phụ lục 6.
2
0,8% tổng số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù4
. Căn cứ vào các qui định của
luật hình sự Việt Nam về áp dụng hình phạt tù có thời hạn, về miễn giảm hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì có thể nhận định rằng phạm nhân là người
chưa thành niên đến khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù sẽ đa số ở trong độ tuổi
dưới 30 tuổi. Đây là độ tuổi có sức lao động sung mãn, có khả năng đóng góp lớn
cho xã hội nhưng đồng thời cũng là độ tuổi có khả năng cao tiếp tục rơi vào con
đường phạm tội nếu người đó chưa thực sự được giáo dục tốt (theo thống kê, nhóm
phạm nhân đông đảo, phổ biến nhất trong cơ cấu phạm nhân theo độ tuổi chính là số
phạm nhân từ 18 đến dưới 30 tuổi, chiếm tỉ lệ 45,2% tổng số phạm nhân5
). Như
vậy, nếu việc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên không
đạt hiệu quả cao thì sẽ càng làm gia tăng nguồn tội phạm (tái phạm, tái phạm nguy
hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp) và còn gây lãng phí một nguồn lao động
trẻ của xã hội. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để những phạm nhân là người
chưa thành niên sau khi chấp hành án xong phạt tù thì không tái phạm và thực sự
trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa
nhập cộng đồng thành công?
Phạm nhân là người chưa thành niên là một loại người chấp hành án đặc biệt
trong thi hành án phạt tù. Người chưa thành niên do chưa phát triển đầy đủ và toàn
diện về thể chất, trí lực và tinh thần nên dù là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù
trong trại giam họ vẫn cần được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục bằng những chế độ đặc
biệt để có thể tiếp tục phát triển về mọi mặt một cách bình thường. Thi hành án phạt
tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên đề cao mục tiêu giáo dục, ưu tiên
thực hiện những biện pháp giáo dục, giúp họ sửa chữa sai lầm và trở thành người có
ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
Trong khi đó, phạm nhân là người chưa thành niên dễ tiếp nhận các tác động giáo
dục hơn so với phạm nhân thành niên. Đúng ra, thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên phải đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn và cần phải
như thế. Tuy vậy, đánh giá một cách tổng quan, có thể nhận thấy:
- Lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
vẫn chưa hoàn thiện và chưa có tính hệ thống, đặc biệt là chưa làm rõ được đặc thù
và sự khác biệt của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
4 Xem Phụ lục 1.
5 Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự trong Công an nhân dân (2011-2016)
của Bộ Công an.
3
so với thi hành án phạt tù đối với phạm nhân thành niên và nguồn gốc, cơ sở của
điều đó.
- Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành
niên vẫn còn thiếu nhiều qui định về bảo vệ phạm nhân là người chưa thành niên,
chưa phản ánh đúng mức chính sách ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người
chưa thành niên phạm tội bằng những biện pháp và phương thức tổ chức phù hợp
với đặc thù của phạm nhân là người chưa thành niên hoặc tuy đã có qui định nhưng
chưa đồng bộ, đầy đủ và rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Mặc khác, kể từ ngày 01/01/2018 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có
hiệu lực thi hành và có nhiều qui định mới về chính sách hình sự đối với người dưới
18 tuổi phạm tội nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
- Thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên
đã và đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, hiệu quả giáo dục chưa cao. Phạm nhân là
người chưa thành niên có tỉ lệ khen thưởng rất ít, chỉ chiếm 1,4%, nhưng tỉ lệ kỷ
luật lại cao hơn nhiều, đến 7,5%6
. So với kết quả thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân thành niên, tỉ lệ phạm nhân là người chưa thành niên được giảm thời hạn chấp
hành án phạt tù, đặc xá cũng ít hơn phạm nhân thành niên, chỉ chiếm 42,3% (trong
khi tỉ lệ này ở phạm nhân thành niên là 60%)7 mặc dù pháp luật qui định nhiều điều
kiện ưu tiên hơn dành cho phạm nhân là người chưa thành niên. Việc thực hiện chế
độ giam giữ phạm nhân là người chưa thành niên tồn tại nhiều hạn chế về cơ sở vật
chất phục vụ giam giữ, chưa bảo đảm phân hóa phạm nhân, chưa triệt để giam giữ
riêng, tách phạm nhân là người chưa thành niên khỏi ảnh hưởng của phạm nhân
thành niên trong trại giam. Việc thực hiện chế độ lao động, học tập đối với phạm
nhân là người chưa thành niên chưa bảo đảm tính chất và mục đích giáo dục. Các
chế độ chấp hành án khác vẫn chưa bảo đảm chính sách dành những lợi ích tốt nhất
và ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên. Các
hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là việc dạy nghề cho phạm
nhân là người chưa thành niên, còn thiếu chủ động và có nhiều lúng túng. Những
tồn tại, hạn chế nói trên đặt ra nhu cầu cần tổng kết rút kinh nghiệm về thực tiễn thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
6
Số liệu thống kê tại Phụ lục 8.
7
Số liệu thống kê tại Phụ lục 9.
4
- Mặt khác, các điều ước quốc tế có liên quan đến thi hành án phạt tù đối với
phạm nhân là người chưa thành niên mà Việt Nam đã là thành viên đặt ra nhu cầu
nội luật hóa một cách phù hợp, đồng thời những giá trị, chuẩn mực quốc tế về thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên cũng đang tác động
nhất định đến nhu cầu hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam.
Từ những vấn đề trên cho thấy cần phải nghiên cứu, đánh giá về thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên một cách toàn diện, trên nhiều
mặt, nhiều yếu tố được xem là những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành án
phạt tù để có cơ sở tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của nó, góp phần phòng,
chống tội phạm và xây dựng một xã hội tốt đẹp. Vì thế, nghiên cứu sinh chọn đề tài
“Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật
thi hành án hình sự Việt Nam” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu toàn diện về lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án sẽ đề ra những giải
pháp nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành
niên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, Luận án thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận pháp lý về thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên;
- Nghiên cứu làm rõ quá trình phát triển pháp luật, nội dung các qui định của
pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt
Nam hiện nay, tìm ra những hạn chế, bất cập;
- Nghiên cứu những chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về
thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt với pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên ở Việt Nam;
- Khảo sát thực trạng thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, vướng mắc và xác định nguyên nhân.
5
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người
chưa thành niên;
- Pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành
niên;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và nghiên cứu toàn diện
pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, trọng
tâm là các vấn đề theo khung lý thuyết nghiên cứu đã xác định, bao gồm: mô hình
quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù, chế độ giam giữ, giáo dục, các chế độ khác và
việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
Luận án nghiên cứu khảo sát thực tiễn thi hành án phạt tù đối với phạm nhân
là người chưa thành niên tại các trại giam thuộc Bộ Công an có quản lý giam giữ
phạm nhân là người chưa thành niên.
Các thông tin, số liệu sử dụng để nghiên cứu được thu thập trên phạm vi cả
nước trong thời gian từ khi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 có hiệu lực thi hành
(từ năm 2012 đến năm 2018).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau. Về mặt phương pháp luận, Luận án được thực hiện dựa trên phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Luận án sử dụng kết hợp những
phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng chương, từng vấn đề nghiên cứu.
- Đối với phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 1 và tiết thứ nhất
của Chương 2, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như
phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận lôgic để khái quát hóa tình hình nghiên cứu
có liên quan đến Luận án, luận giải các vấn đề mang tính lý luận hay phân tích để
tìm ra những mâu thuẫn, hạn chế trong các qui định pháp luật. Việc đánh giá quá
trình hình thành và phát triển pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên ở Việt Nam luôn được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể,
trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc nghiên cứu mức độ tương thích giữa
pháp luật Việt Nam với chuẩn mực quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về thi
6
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên không mang tính chất
khen chê hay phân biệt đẳng cấp cao thấp mà chỉ nhằm mục đích tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt, đồng thời từ những điểm khác biệt ấy để định hướng việc
nội luật hóa pháp luật Việt Nam về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người
chưa thành niên, bảo đảm phù hợp với những đòi hỏi của các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
- Đối với tiết thứ hai của Chương 2, Luận án sử dụng kết hợp các phương
pháp thống kê hình sự, khảo sát thực tế, phương pháp bảng hỏi. Các phương pháp
này có ưu điểm cho phép thu thập những số liệu, dữ liệu mang tính định lượng và
điển hình, phù hợp với nghiên cứu thực trạng về thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam. Để đánh giá về thực trạng thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, Luận án tiếp tục sử dụng
phương pháp tổng hợp, so sánh, suy luận lôgic dựa trên cơ sở những số liệu, dữ liệu
đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu cụ thể trước đó.
- Đối với Chương 3, Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, suy luận lôgic
để đi từ các kết quả nghiên cứu ở Chương 1 và Chương 2 đến việc xác định các yêu
cầu và nội dung của nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên, đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện
pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
Như vậy, Luận án được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng một cách hợp lý nhằm phát huy ưu điểm của từng
phương pháp, mang lại hiệu quả nghiên cứu tối ưu.
5. Điểm mới của luận án
- Thứ nhất, Luận án đã phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm
phạm nhân là người chưa thành niên và thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên; đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở, nguyên tắc của thi hành án phạt tù
đối với phạm nhân là người chưa thành niên;
- Thứ hai, Luận án phân tích các vấn đề pháp luật về thi hành án phạt tù đối
với phạm nhân là người chưa thành niên;
- Thứ ba, Luận án đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt
tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả đã
đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân;
- Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật, Luận án đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù đối với
7
phạm nhân là người chưa thành niên, bao gồm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên và các giải pháp bảo
đảm thực hiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa
thành niên.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần đưa ra cơ sở khoa học có giá
trị tham khảo đối với các nhà lập pháp trong việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thi
hành án hình sự Việt Nam và làm phong phú thêm lý luận về bảo vệ người chưa
thành niên, về thi hành án phạt tù trong luật học.
- Luận án cũng có giá trị tham khảo hữu ích đối với cán bộ làm công tác thực
tiễn trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
- Việc thực hiện những giải pháp của Luận án về hoàn thiện pháp luật thi
hành án hình sự sẽ giúp bảo vệ tốt hơn phạm nhân là người chưa thành niên, bảo
đảm cho họ có điều kiện phát triển bình thường về các mặt thể chất, trí lực và tinh
thần, thể hiện bản chất nhân đạo và tiến bộ của nhà nước ta, đồng thời nâng cao
hiệu quả giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên, giúp họ trở thành người biết
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, góp phần
thúc đẩy xã hội phát triển.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, Luận án có kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là
người chưa thành niên và những kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù
đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù đối với phạm
nhân là người chưa thành niên.
8
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của người chưa thành
niên, từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xử lý tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện, việc giáo dục người chưa thành niên phạm tội và xây dựng một xã
hội lành mạnh, văn minh, vấn đề tư pháp người chưa thành niên nói chung và thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên nói riêng luôn được
quan tâm nghiên cứu trong khoa học tư pháp hình sự ở cả trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học viết về các vấn đề liên quan đến người chưa
thành niên và lĩnh vực thi hành án hình sự. Các công trình này khá đa dạng, phong
phú về nội dung, mục đích nghiên cứu và không chỉ giới hạn trong lĩnh vực luật học
mà còn có cả ở lĩnh vực xã hội học, tâm lý học, giáo dục học.
- Về hướng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên có
thể kể đến một số công trình như: luận án “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp
luật ở người chưa thành niên hiện nay (năm 2002) của TSKH. Hồ Diệu Thúy;
chuyên khảo “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách” của TS.
Nguyễn Đình Đặng Lục (nhà xuất bản CTQG xuất bản năm 1997 và tái bản năm
2005 và 2013); chuyên khảo “Người chưa thành niên phạm tội – đặc điểm tâm lý và
chính sách xử lý” của TS. Đặng Thanh Nga và TS. Trương Quang Vinh (NXB Tư
pháp, Hà Nội, 2011); luận án “Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố
tụng hình sự ở Việt Nam” của TS. Lê Minh Thắng (2012) v.v…
- Về hướng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thi hành án hình sự
có thể kể đến một số công trình như: chuyên khảo “Một số vấn đề về thi hành án
hình sự” của TS. Trần Quang Tiệp (NXB CAND, HN, 2002); luận án “Hoàn thiện
quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự” của TS. Vũ Trọng Hách
(2004); chuyên khảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm
nhân trong giai đoạn hiện nay” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện (NXB CAND,
2010); đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật thi
hành án hình sự ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Đức Phúc chủ nhiệm (2016); chuyên
khảo “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở Việt Nam” của TS. Ngô Văn Trù
(NXB CAND, 2017); luận án “Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt
tù trong thi hành án hình sự ở Việt Nam” của TS. Lê Hữu Trí (2017) v.v…
9
Kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên có liên quan đến nội dung của
Luận án này như sau:
Về lý luận:
- Liên quan đến nghiên cứu vấn đề chính sách thi hành án phạt tù đối với
phạm nhân là người chưa thành niên:
+ Luận án “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người chưa
thành niên hiện nay” của TSKH. Hồ Diệu Thúy đã khẳng định tình trạng vi phạm
pháp luật ở người chưa thành niên là một hiện tượng xã hội (tiêu cực) và xã hội phải
chịu trách nhiệm ở phạm vi nhất định về tình trạng này, đồng thời khuyến cáo chính
sách hình sự cần nhân đạo hơn, mang tính giáo dục hơn. Nghiên cứu này đã mang
lại tiền đề lý luận cho việc đánh giá về vai trò, khả năng tác động của pháp luật thi
hành án phạt tù đến việc hiện thực hóa mục đích của việc áp dụng hình phạt tù,
đồng thời cũng là tiền đề lý luận cho việc luận giải về chính sách nhân đạo, đề cao
giáo dục trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
+ Chuyên khảo “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân
cách” của TS. Nguyễn Đình Đặng Lục đã nghiên cứu làm rõ lý luận về sự hình
thành, phát triển nhân cách và vai trò của pháp luật trong sự hình thành, phát triển
nhân cách của người chưa thành niên; những đặc điểm tâm lý, ý thức pháp luật của
người chưa thành niên. Nghiên cứu này đã mang lại tiền đề lý luận cho việc luận
giải chính sách giam giữ, giáo dục và các chính sách chấp hành án khác trong thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
+ Cũng liên quan đến chính sách giam giữ phạm nhân, chuyên khảo “Những
vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong giai đoạn hiện
nay” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Duyện đã nghiên cứu, phân tích đặc điểm tâm lý,
đặc điểm về trình độ văn hóa, hiểu biết, tính cách, thái độ của các nhóm phạm nhân
khác nhau (nhóm phạm nhân xâm phạm an ninh quốc gia, nhóm phạm nhân xâm
phạm trật tự an toàn xã hội, nhóm phạm nhân phạm tội lần đầu, phạm nhân nguyên
là cán bộ, nhân dân lao động, nhóm phạm nhân có nhiều tiền án, tiền sự, thực hiện
tội phạm có sử dụng bạo lực), từ đó chỉ ra tính chất cực kỳ phức tạp của môi trường
tập trung phạm nhân trong trại giam, nơi chủ yếu giam giữ các phạm nhân đã thành
niên. Nghiên cứu này cho phép rút ra hệ quả: nếu bộ phận phạm nhân là người chưa
thành niên chiếm thiểu số cũng được bố trí chấp hành án phạt tù chung trại giam với
phạm nhân thành niên thì sẽ không thể tránh khỏi những tác động xấu của môi