Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
20.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1880

Thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN SANG

THI HÀNH ÁN GIAO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

CHO NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NUÔI DƯỠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

THI HÀNH ÁN GIAO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

CHO NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NUÔI DƯỠNG

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Mã số 60.38.0103

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Tiến

Học viên: Nguyễn Xuân Sang

Lớp: Cao học luật khóa 1 - KONTUM

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự

của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn

Tiến. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận văn này

trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu

trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả

Nguyễn Xuân Sang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ được viết tắt

TAND Tòa án nhân dân

THADS Thi hành án dân sự

LTHADS Luật THADS năm 2008, được sửa đổi, bổ sung

năm 2014

NĐ 62

Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7

năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của LTHADS

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. THI HÀNH ÁN GIAO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CHO

NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NUÔI DƯỠNG THEO THỎA THUẬN CỦA ĐƯƠNG

SỰ ...............................................................................................................................7

1.1. Thủ tục thỏa thuận thi hành án giao người chưa thành niên cho người

được giao nuôi dưỡng ...............................................................................................7

1.2. Hiệu lực của sự thỏa thuận thi hành án giao người chưa thành niên cho

người được giao nuôi dưỡng ..................................................................................13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................18

CHƯƠNG 2. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN VỀ GIAO NGƯỜI CHƯA

THÀNH NIÊN CHO NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NUÔI DƯỠNG............................19

2.1. Căn cứ cưỡng chế thi hành án về giao người chưa thành niên cho người

được giao nuôi dưỡng .............................................................................................19

2.2. Thủ tục cưỡng chế thi hành án về giao người chưa thành niên cho người

được giao nuôi dưỡng .............................................................................................21

2.3. Xử lý hành vi vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án giao

người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng....................................25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................36

KẾT LUẬN..............................................................................................................37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng là

loại việc đặc thù trong hoạt động THADS. Điểm đặc thù thể hiện giữa người phải

thi hành án và người được thi hành án có mối quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ hôn

nhân và gia đình. Mặt khác, giữa người phải thi hành án, người được thi hành án và

đối tượng thi hành án có mối quan hệ huyết thống. Hơn nữa, đối tượng thi hành án,

nghĩa vụ, điều kiện thi hành án ở đây không phải là tiền, tài sản mà là người chưa

thành niên. Vì vậy, quá trình tổ chức thi hành án đối với loại việc này nhạy cảm,

gặp phải sự cản trở, chống đối từ đương sự, gia đình, họ hàng, dư luận, ảnh hưởng

đến uy tín, nhân thân của đương sự và tinh thần, tâm lý của người chưa thành niên.

Trong khi đó, thực tiễn THADS cho thấy loại việc giao người chưa thành niên cho

người được giao nuôi dưỡng khá phổ biến trong hoạt động THADS.

Thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng là một

công việc rất khó khăn, phức tạp trong hoạt động THADS nhưng LTHADS và các văn

bản hướng dẫn thi hành Luật này chưa quy định đầy đủ, chặt chẽ về trình tự, thủ tục.

Thực tế cho thấy, khi đương sự có yêu cầu thi hành án giao người chưa thành niên thì

nhiều vụ việc phát sinh khó khăn, vướng mắc, có quan điểm xử lý khác nhau dẫn đến

việc tổ chức thi hành án chậm trễ, kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính

đáng của các bên đương sự, đặc biệt quyền lợi của người chưa thành niên.

Một vấn đề nữa đặt ra là tình trạng giành quyền nuôi con bất chấp phán quyết

của tòa án, cố tình chống đối, chay ỳ, kéo dài việc thi hành án giao người chưa

thành niên đang khá phổ biến, tình trạng bắt con, giấu con, đem con bỏ trốn khi cơ

quan THADS đang tổ chức thi hành án đã làm cho tinh thần người chưa thành niên

bị tổn thương, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, sự phát triển bình thường của

người chưa thành niên. Bên cạnh đó, một số cơ quan THADS chưa chuyên tâm, chú

trọng, chậm thi hành đối với loại việc thi hành án giao người chưa thành niên dẫn

đến khiếu nại của đương sự. Có nhiều vụ việc cơ quan thi hành án tích cực tổ chức

thi hành nhưng cưỡng chế thất bại do yếu tố tình cảm và sợ ảnh hưởng đến tâm lý

người chưa thành niên. Cũng có trường hợp người phải thi hành án tha thiết muốn

nhanh chống thi hành án nhưng người được thi hành án đi khỏi địa phương, thông

báo nhiều lần nhưng vẫn không đến nhận. Tình trạng tòa tuyên giao người chưa

2

thành niên cho mẹ nhưng con đòi ở với bố và ngược lại cũng khá phổ biến làm cản

trở, khó khăn cho việc tổ chức thi hành vụ việc.

Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu làm rõ thêm các

vấn đề pháp lý và thực tiễn về thi hành án giao người chưa thành niên cho người được

giao nuôi dưỡng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành loại việc này.

Vì vậy, việc chọn vấn đề “Thi hành án giao người chưa thành niên cho

người được giao nuôi dưỡng” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết nhằm

làm rõ những vấn đề pháp luật, khó khăn, vướng mắc và bất cập liên quan đến thi

hành án giao người chưa thành niên, giúp cho công tác THADS đạt được kết quả

toàn diện, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu tài liệu để phục vụ cho việc thực hiện đề tài, tác

giả nhận thấy liên quan đến đề tài thi hành án giao người chưa thành niên cho người

được giao nuôi dưỡng có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan.

- Dưới hình thức giáo trình, sách chuyên khảo có những công trình tiêu biểu:

+ Lê Thu Hà (2012), “Giáo trình kỹ năng THADS” (phần nghiệp vụ), Nhà

xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Tác giả đã nhận định hồ sơ thi hành án giao người chưa

thành niên cho người được giao nuôi dưỡng là công việc rất khó khăn do văn bản

pháp luật chưa hoàn chỉnh. Để giải quyết tốt công việc này thì phương châm vẫn là

tăng cường công tác vận động, thuyết phục để người phải thi hành án tự nguyện thi

hành. Đồng thời, xác định đây là việc thi hành án đặc biệt bởi đối tượng thi hành án

không phải là tiền, tài sản mà là con người, do đó trong trường hợp cưỡng chế thi

hành án thì cũng không thể thực hiện theo trình tự, thủ tục như các vụ việc cưỡng

chế giao vật khác.

+ Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp (2012), “Sổ tay Nghiệp vụ THADS”, Nhà

xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Sổ tay nghiệp vụ này bên cạnh việc nhận diện thi hành

án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng là việc khó khăn,

phức tạp thì công trình đã phổ biến kinh nghiệm (có minh họa tình huống cụ thể

trong thực tiễn) để tổ chức thi hành án có hiệu quả đối với loại việc thi hành án giao

người chưa thành niên.

3

- Dưới hình thức bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành luật có một số bài viết

về chủ đề thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng.

Trong các bài viết đó, nổi bật là:

+ Lê Thị Lệ Duyên (2013), “Kỹ năng giải quyết việc THADS phức tạp”, Tạp

chí Dân chủ và Pháp luật (số chuyên đề tháng 2), tr.4-11. Tác giả Lê Thị Lệ Duyên

đã nhận diện việc thi hành án giao người chưa thành niên cho người khác nuôi

dưỡng do liên quan đến giá trị tinh thần nên các bên luôn tìm cách bảo vệ quyền lợi

của mình, đồng thời luôn tìm cách cản trở việc thi hành án. Bài viết này đã có một

số đề xuất về kỹ năng thi hành án giao người chưa thành niên.

+ Cù Hoàng Hanh (2008) “Một số vướng mắc, bất cập về thi hành án giao

con” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 8(197), tr. 52 - 53. Tác giả Cù Hoàng Hanh

đã nhận diện khá sát thực tiễn về khó khăn, vướng mắc trong thi hành án giao người

chưa thành niên. Tác giả đã dẫn chứng hai trường hợp điển hình về bất cập của thi

hành án giao người chưa thành niên đó là trường hợp người phải thi hành án có đơn

yêu cầu thi hành án và muốn tự nguyện thi hành án cũng không thể thi hành được vì

người được thi hành án không nhận người chưa thành niên. Ngược lại, người được

thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nhưng sau đó lại không nhận người chưa

thành niên khi cơ quan thi hành án đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục để giao người chưa

thành niên. Tuy nhiên, bài viết này chưa đề xuất, kiến nghị cụ thể về hướng sửa đổi,

bổ sung pháp luật để khắc phục bất cập mà mới chỉ đưa ra hướng đình chỉ vụ việc.

+ Trần Văn An (2010) “Khi Chấp hành viên làm “Hòa giải viên”, Tạp chí Dân

chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về thi hành án tháng 9/2010, tr. 09 - 10. Tác giả đã

nhận định thi hành án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng

theo bản án, quyết định luôn là loại việc khó thi hành, nhiều vụ việc tồn đọng cho dù

Chấp hành viên đã áp dụng nhiều biện pháp, kể cả cưỡng chế. Tuy nhiên, nếu Chấp

hành viên chú trọng biện pháp động viên, thuyết phục ngay từ giai đoạn trước khi ra

quyết định thi hành án thì việc tổ chức thi hành vụ việc lại đạt kết quả tốt.

- Dưới hình thức bài viết trên website chuyên ngành luật, nổi bật là bài viết

của tác giả Hoàng Thị Thanh Hoa về “Thi hành án giao người chưa thành niên cho

người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định” đăng tải trên Cổng thông tin

điện tử http://thads.moj.gov.vn. Tác giả đã phân tích khá kỹ về những bất cập, khó

khăn, vướng mắc trong việc áp dụng Điều 120 của LTHADS về cưỡng chế giao

người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định như

4

bất cập về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, vướng mắc về thực hiện thủ tục

thông báo áp dụng biện pháp cưỡng chế, trình tự, thủ tục về đề nghị cơ quan có

thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án. Mỗi bất cập,

vướng mắc tác giả đã đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thi hành án giao

người chưa thành niên.

Như vậy, dưới hình thức giáo trình, sách chuyên khảo và các bài viết trên tạp

chí, website chuyên ngành luật trao đổi, phân tích về chủ đề thi hành án giao người

chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng nêu trên đã phản ảnh về bất cập,

khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành án giao người chưa thành niên cho

người được giao nuôi dưỡng và đã có một số kiến nghị có tính khả thi. Đây là

nguồn tài liệu, thông tin bổ ích để thực hiện đề tài này.

Trước yêu cầu khách quan, cấp thiết của công tác THADS nên có khá nhiều

luận văn luật học nghiên cứu về lĩnh vực THADS. Nhưng các đề tài này chủ yếu

xoay quanh quản lý nhà nước về công tác THADS và nghiên cứu về đối tượng, nghĩa

vụ thi hành án về tiền, tài sản. Chưa có đề tài nào đề cập có tính chuyên sâu về bất

cập, hạn chế của pháp luật và thực tiễn thi hành án giao người chưa thành niên.

Vì vậy, có thể khẳng định thi hành án giao người chưa thành niên cho

người được giao nuôi dưỡng là công việc đặc thù trong hoạt động THADS,

mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình khoa

học nào nghiên cứu một cách toàn diện, bao quát, đầy đủ và có tính chuyên

sâu về chủ đề này. Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao

hiệu quả công tác thi hành án giao người chưa thành niên cho người được

giao nuôi dưỡng là yêu cầu khách quan, cấp thiết trong hoạt động THADS.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật, khắc phục

khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất biện pháp tổ chức thi hành có hiệu quả

loại án giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng trong hoạt

động THADS. Ngoài ra, việc nghiên cứu nhằm phát hiện, làm rõ tính đặc thù của

loại việc thi hành án giao ngưởi chưa thành niên trong hoạt động THADS.

Để đạt được mục đích trên đề tài có các nhiệm vụ sau:

- Tập hợp và phân tích LTHADS và các văn bản hướng dẫn thi hành

LTHADS về trình tự, thủ tục THADS giao người chưa thành niên cho người được

5

giao nuôi dưỡng, qua đó phân tích, làm sáng tỏ các quy định hiện hành về thi hành

án giao người chưa thành niên.

- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành để thi hành án giao người

chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng ở một số cơ quan THADS, phát

hiện khó khăn, vướng mắc và bất cập khi áp dụng.

- Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và biện pháp áp dụng pháp luật

để thi hành nhanh chóng, hiệu quả thi hành án giao người chưa thành niên, góp

phần tạo chuyển biến trong công tác THADS.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu việc vận dụng quy định của

LTHADS và các văn bản hướng dẫn để giải quyết việc thi hành nghĩa vụ giao người

chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng trong hoạt động THADS của các

cơ quan THADS.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hai vấn đề trọng tâm về thi hành án giao

người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo quy định của

LTHADS, bao gồm: Thứ nhất, nghiên cứu việc tổ chức thi hành án giao người chưa

thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo thỏa thuận của đương sự; thứ hai,

nghiên cứu về cưỡng chế thi hành án giao người chưa thành niên cho người được

giao nuôi dưỡng.

Những bản án, quyết định nghiên cứu trong đề tài là những bản án, quyết định

về hôn nhân, gia đình; hồ sơ thi hành án về giao người chưa thành niên của một số

cơ quan THADS.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt luận văn, tác giả đã chọn các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích: Sử dụng ở mục 1.1, 1.2; 2.1, 2.2, 2.3 để phân tích

quy định của LTHADS và các văn bản hướng dẫn thi hành LTHADS về thi hành án

giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng; đồng thời phương

pháp này cũng được sử dụng để làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp

dụng các quy định của pháp luật hiện hành để tổ chức thi hành án giao người chưa

thành niên cho người được giao nuôi dưỡng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!