Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê - trịnh (1599 - 1786)
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
940.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1678

Tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời lê - trịnh (1599 - 1786)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

========***========

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

DƯỚI THỜI LÊ - TRỊNH (1599 - 1786)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Hồng

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

Lớp : 17SLS

Người hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2021.

1

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy, Cô

khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giảng dạy,

gợi mở cho em nhiều kiến thức trong quá trình học tập và thực hiện đề tài khoá

luận tốt nghiệp.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới Cô giáo - TS. Lê

Thị Thu Hiền người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan

tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đề tài khoá

luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình,

bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót,

kính mong quý Thầy Cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện

hơn.

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020.

Tác giả

2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9

3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................9

3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................9

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................9

4.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................9

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................9

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................10

5.1. Nguồn tư liệu ...............................................................................................10

5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................10

6. Đóng góp của đề tài ...........................................................................................11

7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................11

NỘI DUNG ..............................................................................................................13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỜI LÊ - TRỊNH VÀ HIỆN TƯỢNG

THAM NHŨNG TRƯỚC THỜI LÊ - TRỊNH ....................................................13

1.1. Tổng quan về thời Lê - Trịnh..........................................................................13

1.1.1. Tình hình chính trị....................................................................................13

1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội..........................................................................16

1.1.3. Tình hình văn hoá - tư tưởng....................................................................20

1.2. Khái niệm tham nhũng....................................................................................23

1.3. Khái quát về hiện tượng tham nhũng và phòng chống tham nhũng trước thời

Lê - Trịnh ...............................................................................................................26

3

1.3.1. Thời Lý - Trần - Hồ ..................................................................................26

1.3.2. Thời Lê sơ - Mạc ......................................................................................30

CHƯƠNG II: HIỆN TƯỢNG THAM NHŨNG DƯỚI THỜI LÊ - TRỊNH

(1599 - 1786).............................................................................................................34

2.1. Biểu hiện của tham nhũng dưới thời Lê - Trịnh .............................................34

2.1.1. Trên phương diện chính trị.......................................................................34

2.1.1.1. Trong tuyển lính, quản lý quân đội .......................................................34

2.1.1.2. Trong tuyển dụng quan lại ....................................................................34

2.1.1.3. Trong quản lý địa phương.....................................................................37

2.1.2. Trên phương diện kinh tế .........................................................................39

2.1.2.1. Tham nhũng trong thu thuế ...................................................................39

2.1.2.2. Chiếm đoạt ruộng đất công...................................................................41

2.1.2.3. Ẩn lậu ruộng đất....................................................................................42

2.1.3. Trên phương diện giáo dục ......................................................................43

2.1.3.1. Ức hiếp sĩ tử lấy tiền bạc.......................................................................43

2.1.3.2. Lấy tiền chấm đỗ, lấy đỗ bừa bãi ..........................................................43

2.1.3.3. Nhận tiền cho người làm bài thay .........................................................46

2.2. Hệ quả của nạn tham nhũng thời Lê - Trịnh...................................................47

2.3. Nhận xét chung ...............................................................................................51

CHƯƠNG III: CHÍNH QUYỀN LÊ - TRỊNH VỚI VIỆC PHÒNG CHỐNG

THAM NHŨNG (1599 -1786) ................................................................................54

3.1. Các biện pháp phòng chống tham nhũng dưới thời Lê - Trịnh ......................54

3.1.1. Trừng trị các hành vi tham nhũng............................................................54

3.1.2. Giáo dục phẩm chất đạo đức cho quan lại theo tư tưởng Nho giáo........63

3.1.3. Ban hành các điều lệ ................................................................................66

3.1.4. Biểu dương và hậu thưởng cho những quan lại thanh liêm.....................70

4

3.1.5. Chính sách tuyển bổ, sử dụng, đãi ngộ quan lại rõ ràng, hợp lý.............75

3.1.6. Tăng cường hoạt động của cơ quan giám sát thời Lê - Trịnh .................79

3.2. Một số nhận xét ..............................................................................................82

3.3. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................83

KẾT LUẬN..............................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bất kì một thời đại nào, từ phong kiến cho đến xã hội hiện đại ngày nay,

tham nhũng được coi là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là một trong

những nguyên nhân khiến cho bộ máy quyền lực nhà nước bị tha hoá, đời sống kinh

tế - xã hội bị suy thoái, tạo nên sự phản kháng của người dân. Chống tham nhũng

được xem là một trong những tiêu chí hàng đầu để duy trì, củng cố, tăng cường sức

mạnh quốc gia.

Thời kỳ Lê - Trịnh là một thời kỳ có rất nhiều biến cố lịch sử sôi nổi, phức tạp

và thể chế nhà nước cũng có nhiều nét đặc thù. Thời Lê - Trịnh được gọi là thời kỳ

“Lưỡng đầu chế” bởi nó tồn tại song song hai hệ thống chính quyền cùng điều khiển

đất nước: Một bên là triều đình của vua Lê và bên kia là vương phủ của chúa Trịnh.

Hai thế lực phong kiến này vừa phải dựa vào nhau để trị nước quản dân vừa mâu

thuẫn với nhau về quyền lực và quyền lợi. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại của

mình (1599 - 1786), thời Lê - Trịnh không chỉ vấp phải những khó khăn về chính

trị, kinh tế mà những hiện tượng về tham nhũng cũng nổi lên trong bộ máy nhà

nước dưới thời Lê - Trịnh và trở thành một vấn đề nổi cộm trong xã hội lúc bấy giờ.

Chính những hiện tượng tham nhũng trong bộ máy nhà nước đã tác động xấu đến

tình hình xã hội, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước thời bấy giờ. Vì vậy,

việc nghiên cứu vấn đề này đóng một vai trò rất quan trọng, đây là cơ sở để chúng

ta nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về tình hình quan lại thời Lê - Trịnh

nói riêng và thời phong kiến nói chung, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm

làm nền tảng cho việc phát triển đạo đức và năng lực cho người cán bộ trong tình

hình hiện nay một cách đúng hướng và có hiệu quả.

Không những vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, phát triển đạo đức

và năng lực cho người cán bộ luôn thực sự cần thiết, do đó, những hiện tượng tham

nhũng trong bộ máy cán bộ công chức là vấn đề luôn được lưu tâm. Đảng và Nhà

nước ta cũng đã đề ra hàng loạt các chủ trương và chính sách để khắc phục tình

trạng tham nhũng trong bộ máy cán bộ công chức. Trong Khoảng 2, Điều 20 của

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “Người có chức vụ, quyền hạn

6

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc như nhũng nhiễu trong

giải quyết công việc; tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước

và ngoài nước về công việc liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công

việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;...”. Bên cạnh đó, Luật

phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng khuyến khích mọi người cần tố cáo các

trường hợp vi phạm nhằm phòng và chống hiện tượng tham nhũng trong bộ máy

cán bộ công chức các cấp. Tuy vậy, những hiện tượng tham nhũng vẫn chưa có

chiều hướng thuyên giảm và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội,

giống như một khối u di căn cần phải cắt bỏ.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, hiện tượng tham nhũng trong bộ máy

Nhà nước đã gây ra trong dư luận rất nhiều phản ứng trái chiều. Ở một số địa

phương như Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội, Thanh Hoá,... nhiều cán bộ đã có

những sai phạm trong công việc, cậy quyền, nhũng nhiễu,... Chẳng hạn, vụ Trịnh

Xuân Thanh và Đinh La Thăng về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản

lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí

Việt Nam (PVN); vụ Phan Văn Anh Vũ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài

sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và vi phạm các quy định đề quản lý đất đai...

Chính điều đó đã gây ra sự bất bình trong xã hội, đặt ra một câu hỏi lớn cho việc

quản lý nước nhà về tiêu cực tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và những giải

pháp để phòng chống tham nhũng. Đứng trước thực trạng này, việc nghiên cứu

tham nhũng và phòng chống tham nhũng dưới thời Lê - Trịnh mang lại ý nghĩa thực

tiễn rất lớn.

Với những lí do đó, tác giả chọn đề tài “Tham nhũng và phòng chống tham

nhũng dưới thời Lê - Trịnh (1599 - 1786)” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về tham nhũng ở

Việt Nam nói chung và thời Lê - Trịnh nói riêng. Có thể chia thành các nhóm sau:

Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về tham nhũng ở Việt Nam hiện

nay như: “Cán bộ, công chức với vấn đề cải cách hành chính, chống tham nhũng,

lãng phí” của Khải Nguyên (chủ biên), “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp

7

phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” của Phan Xuân Sơn, Phạm Thế

Lực (chủ biên); “Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống

các tội tham nhũng” của Trần Công Phàn; “Tham nhũng ở nước ta hiện nay và các

biện pháp khắc phục” của Lê Văn Cương; “Tham nhũng - tệ nạn của mọi tệ nạn”

của Nguyễn Y Na... Các nghiên cứu đã góp phần nhận diện tham nhũng rõ ràng

hơn, phân tích về khái niệm, đặc điểm của tham nhũng, thực trạng và giải pháp

phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, cuốn sách “Bàn về giải pháp phòng, chống

tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” của Trương Giang Long là sự tổng kết bước đầu

về thực tiễn phòng chống tham nhũng trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Trên cơ sở

đó và cùng với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về vấn đề tham nhũng, thực

tiễn, phòng chống tham nhũng ở nhiều quốc gia, các tác giả đề xuất một số giải

pháp phòng, chống tham nhũng rất đáng lưu tâm trong điều kiện Việt Nam hiện

nay.

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu thời Lê - Trịnh: Tác phẩm “Lịch sử

chế độ phong kiến Việt Nam từ nguyên thuỷ - 1858” của Phan Huy Lê và tác phẩm

“Lịch sử Việt Nam (Tập 4 - Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII)” của Trần Thị Vinh,

“Đại cương lịch sử Việt Nam” của Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), các tác phẩm đã

khái quát những đặc điểm nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội

dưới thời Lê - Trịnh. Ngoài ra, cuốn “Lê triều quan chế” của Viện sử học đã đề cấp

đến việc quy định lại các chức tước, phẩm trật cho từng loại quan chức, văn cũng

như võ dưới thời Lê - Trịnh. Đặc biệt, trong cuốn:“Lịch triều hiến chương loại chí”

của Phan Huy Chú, ở mục “Quan chức chí” đã ghi chép việc chia đặt quan chức, đề

cập các chức vụ khác nhau của các quan, tước ấm và đường xuất thân khác nhau

của các cấp bậc các tước, lệ ban ân tuất cho các quan một cách rõ ràng qua từng đời

vua dưới thời Lê - Trịnh.

Đề cập đến giáo dục dưới thời Lê - Trịnh, còn có một số khoá luận cử nhân

“Chính quyền Lê - Trịnh với các kỳ thi Hương và Hội thế kỷ XVII - XVIII” của

Nguyễn Bảo Trang, “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chế độ học hành thời Hậu Lê

(1428 -1788)” của Đinh Ngọc Triền,... đã đề cập những nét chung, nổi bật của chế

độ học hành, khoa cử của thời Lê - Trịnh.

8

Thứ ba, những công trình nghiên cứu tham nhũng thời Lê - Trịnh: có bài

viết “Về nhân cách của người nho sĩ - quan liêu thời Lê - Trịnh” của tác giả

Nguyễn Thừa Hỷ đã phân tích về bản chất giới nho sĩ thời Lê - Trịnh mang trong

mình nhân cách hai mặt, lưỡng phân nghịch lý, đó là một con người với hai nhân

cách ẩn mờ, đó có thể là nhân cách tri thức khai sáng hoặc là quan liêu nô bộc. Hay

nói cách khác trong xã hội thời Lê - Trịnh ngoài những vị quan trí thức cương trực,

liêm khiết, không chạy theo các lợi trước mắt còn có những tên tham quan cực độ,

chỉ biết vơ vét đầy túi riêng khiến nhân dân lầm than. Điều đó phần nào phản ánh

được nạn tham nhũng trong bộ máy quan lại dưới thời Lê - Trịnh. Ngoài ra còn có

công trình nghiên cứu khoa học “Chính sách chống tiêu cực trong thi hội dưới thời

Lê - Trịnh (1599 - 1787)” của tác giả Nguyễn Văn Sang cũng đề cập đến một số

hiện tượng tham nhũng của quan lại trong thi hội dưới thời Lê - Trịnh và đề tài

“Tiêu cực trong thời Lê - Trịnh” của sinh viên Trần Thị Lành nghiên cứu sâu hơn

các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy quan lại thời Lê - Trịnh trên các lĩnh vực kinh

tế, chính trị, giáo dục từ khu vực Đàng Ngoài (từ sông Gianh, tỉnh Quảng Bình trở

ra Bắc), tuy nhiên tác giả chỉ đề cập tham nhũng như là một phần khía cạnh nhỏ của

đề tài, nội dung chính mà tác giả nghiên cứu trong đề tài là cả một phạm vi rộng lớn

liên quan đến các vấn đề tiêu cực chung trong bộ máy quan lại như trong chính trị

gồm nội bộ triều đình tranh chấp, không ổn định; tuyển chọn quan lại; luật lệ hà

khắc, xử phạt nặng, không công bằng. Ở lĩnh vực kinh tế gồm chiếm đoạt, ẩn lậu

ruộng đất; thuế khoá nặng nề và đặt ra các loại thế vô lý. Còn ở lĩnh vực giáo dục,

tác giả đề cập đến các hiện tượng tiêu cực trong thi cử gồm quan trường tham nhũng

và vi phạm của sĩ tử.

Cho đến ngày nay, hầu như chưa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu một

cách hệ thống và chi tiết về tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng

dưới thời Lê - Trịnh. Tuy nhiên, những công trình nói trên là nguồn tài liệu tham

khảo quan trọng, có giá trị để chúng tôi hoàn thiện đề tài khoá luận tốt nghiệp của

mình.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!