Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thạc sĩ chính trị học, vai trò của ủy ban nhân dân quận trong tuyên truyền cải cách hành chính ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TRONG
TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN..............................................................................................................11
1.1. Tuyên truyền và tuyên truyền cải cách hành chính..........................11
1.2. Ủy ban nhân dân quận – một chủ thể của tuyên truyền cải cách hành
chính........................................................................................................25
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH THỜI GIAN QUA: THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM........36
2.1. Những yếu tố tác động đến vai trò của ủy ban nhân dân quận ở
Thành phố Hồ Chí Minh trong tuyên truyền cải cách hành chính..........36
2.2. Thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện vai trò của ủy ban nhân
dân quận ở Thành phố Hồ Chí Minh trong tuyên truyền cải cách hành
chính thời gian qua..................................................................................42
2.3. Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện vai trò của ủy ban nhân
dân quận ở Thành phố Hồ Chí Minh đối với tuyên truyền cải cách hành
chính........................................................................................................55
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG THỜI
GIAN TỚI......................................................................................................65
3.1. Quan điểm về nâng cao vai trò của ủy ban nhân dân quận ở Thành
phố Hồ Chí Minh trong tuyên truyền cải cách hành chính trong thời gian
tới............................................................................................................65
3.2. Giải pháp về nâng cao vai trò của ủy ban nhân dân quận ở Thành
phố Hồ Chí Minh trong tuyên truyền cải cách hành chính.....................77
KẾT LUẬN....................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................91
PHỤ LỤC.......................................................................................................95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cải cách hành chính CCHC
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Hội đồng nhân dân HĐND
Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
Thủ tục hành chính TTHC
Ủy ban nhân dân UBND
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Mức độ vai trò quyết định của Ủy ban nhân dân quận trong
tuyên truyền cải cách hành chính..............................................50
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả trong tuyên
truyền cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân quận............86
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ủy ban nhân dân các cấp là một chủ thể của công tác tuyên truyền,
trong đó có tuyên truyền cải cách hành chính (CCHC). Tuy nhiên, do nhận
thức thiếu đầy đủ, không chỉ trong xã hội, mà trong các cấp chính quyền còn
tồn tại quan điểm cho rằng chức năng, vai trò quan trọng này là của cơ quan
tuyên truyền, giáo dục của cấp ủy chứ không phải của chính quyền, hay của
cơ quan hành pháp các cấp. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ vai trò của ủy ban
nhân dân trong tuyên truyền về cải cách hành chính có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải
cách hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là một khâu quan
trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước. Các cơ quan nhà
nước, đặc biệt Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương
trình, kế hoạch triển khai cải cách hành chính theo các chủ trương, nghị
quyết của Đảng.Công tác cải cách hành chính thời gian qua đã được các bộ,
ngành Trung ương và chính quyền các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện,
tạo ra những chuyển biến tích cực của nền hành chính, đó là: hệ thống thể
chế từng bước được hoàn thiện; bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ
sở được xây dựng theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; hoạt động công
vụ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên; mối quan hệ giữa
cơ quan hành chính và người dân, doanh nghiệp đã được cải thiện theo
hướng hành chính phục vụ, giảm phiền hà, giảm thời gian giải quyết công
việc của dân và doanh nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số ngày 13/6/2013 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP
2
ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, UBND thành phố Hồ Chí
Minh đã cụ thể hóa bằng Quyết định số23/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng
5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX về
Chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình
chính quyền đô thị giai đoạn 2011 – 2015.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh với quyết tâm chính trị cao, phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính. Xác định công tác
thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính là một trong những yếu tố quan
trọng trong việc tổ chức thực hiện, là chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các
ngành từ thành phố đến cơ sở, công tác tuyên truyền phải thường xuyên liên
tục, sâu rộng trong các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm
quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của cải cách hành chính đến phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố.Với mục tiêu chung là tăng cường công
tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức
thực hiện cải cách hành chính của cán bộ quản lý các cấp; cán bộ, công chức,
viên chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ; giám sát hoạt động thực
thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cải cách hành chính, công tác
tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Công tác thông tin, tuyên truyền
đang và sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy cải cách hành chính ở
nước ta nhất là trong bối cảnh các ngành, các cấp đang tích cực triển khai
thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011
– 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011.
3
Về mặt lý luận, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là một chủ thể của
công tác tuyên truyền, trong đó có tuyên truyền cải cách hành chính nhưng sự
nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, vai trò này của Ủy ban nhân dân các cấp,
nhất là ở cấp quận, huyện chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, công
cuộc cải cách hành chính của nước ta nói chung, ở cấp quận huyện nói riêng
đang được đẩy mạnh nhằm xây dựng một nền hành chính hiện đại. Vai trò
của công tác tuyên truyền cải cách hành chính do đó ngày một nâng cao.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền cải cách hành chính do Ủy ban nhân
dân quận ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa được quan tâm đúng mức, có một
số nơi thực hiện chưa có chất lượng, hiệu quả.Chính vì vậy, tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Vai trò của Ủy ban nhân dân quận trong tuyên truyền
cải cách hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND quận trong việc tuyên truyền cải
cách hành chính và đề ra một số giải pháp để việc tuyên truyền CCHC của
Thành phố trong thời gian tới được cải thiện, tiến tới xây dựng một nền hành
chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan với đề tài luận văn
Là vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ thực tiễn quan tâm,
nghiên cứu vấn đề này nổi lên những công trình sau:
2.1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền và về cải cách
hành chính
+ Trong Luận văn “ Đổi mới phương pháp công tác tuyên truyền của
Đảng bộ Thành phố Bến Tre hiện nay”, 2014, Lê Thị Hồng Duyên, tác giả
làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới phương pháp công tác tuyên
truyền hiện nay, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới
phương pháp công tác tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Bến Tre, đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ mới.
+ Trong Luận văn “ Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của Đảng
bộ phường ở Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, 2013, Ngô
4
Đình Quy, tác giả làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác tuyên
truyền miệng, khảo sát và đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền miệng
của đảng bộ phường ở quận Tân Phú, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác tuyên truyền miệng của đảng bộ phường ở quận Tân Phú,
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
+ Trong Luận văn “Công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh
đô thị cho nhân dân Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội hiện nay”,2016,
Nguyễn Hải Yến, trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác
tuyên truyền thực hiện NSVMĐT và thực trạng công tác tuyên truyền thực
hiện NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình, luận văn đề xuất một số quan
điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện
NSVMĐT cho nhân dân quận Ba Đình trong giai đoạn hiện nay.
+ Trong Luận văn “Hiệu quả tuyên truyền thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, 2013, Lâm Hương
Huệ, tác giả làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả tuyên truyền thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh; luận văn đề xuất
các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
+ Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức: “Cải cách chính
quyền địa phương, lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998, đã nêu ra những cách thức CCHC chính quyền địa phương ở nước ta về
tổ chức bộ máy, thể chế, tài chính, ngân sách, cán bộ...
+ Nguyễn Ký, Nguyễn Hữu Đức, Đinh Xuân Hà: “Đổi mới nội dung
hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế”, NXB Chính trị quốc gia, 2008, đã đề cập tới mối quan
hệ giữa điều kiện kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính với chính quyền ở các
cấp địa phương. Trong đó, các tác giả đã đưa ra những kiến nghị về các mô
hình chính quyền địa phương trước sự tác động của điều kiện xã hội biến đổi
không ngừng và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
5
+ Trong nghiên cứu “ Cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân phường
thuộc Thành phố Hà Nội (qua thực tiễn tại Ủy ban nhân dân phường Thổ
quan Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội), Đinh Nguyên Mạnh, 2013, tác giả
đã phân tích và đánh giá thực trạng cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân
phường Thổ Quan, tạo cơ sở để đề xuất đổi mới hoạt động này tại thành phố
Hà Nội. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách
hành chính tại Ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố Hà Nội.
+ Trong nghiên cứu “Cải cách hành chính – Thông qua thực tiễn tỉnh
Nam Định”, Nguyễn Phúc Sơn, 2014, tác giả đã phân tích, đánh giá khái quát
thực trạng cải cách thủ tục hành chính tỉnh Nam Định, đề xuất một số giải
pháp góp phần triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả việc cải cách thủ tục
hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiến tới một cửa
liên thông hiện đại tại tỉnh Nam Định.
+ Trong nghiên cứu “Vấn đề cải cách hành chính ở Thành phố Đà Nẵng
trên báo chí hiện nay”, Nguyễn Thị Lê Dung, 2014, tác giả đã khảo sát, đánh
giá về công tác truyền thông CCHC ở Đà Nẵng trên báo Đà Nẵng và Chương
trình CCHC của Đài truyền hình Đà Nẵng. Nêu lên những thành công cũng
như hạn chế trong công tác tuyên truyền, từ đó tác giả đề ra những giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc truyền thông CCHC trên báo chí nói
chung và báo chí Đà Nẵng nói riêng.
+ Trong nghiên cứu “Báo chí Hà Nội với công cuộc cải cách hành
chính ở thủ đô (khảo sát trên báo Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị 2005)”,
Vương Kiều Vân, 2007, tác giả đã nghiên cứu nhằm chỉ ra báo Hà Nội mới và
báo Kinh tế và Đô thị đã truyền thông vấn đề CCHC ra sao, nhận xét về cách
thể hiện nội dung, hình thức, các ưu, nhược điểm của từng tờ báo trong truyền
thông CCHC. Công trình nghiên cứu của tác giả có thể là nguồn tài liệu tham
khảo cho những nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong quá trình nghiên cứu, ra
chủ trương, chính sách về CCHC. Đồng thời là tư liệu để giảng viên, sinh
viên những ngành học liên quan tham chiếu trong chuyên môn của mình.
6
2.2. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền cải cách hành
chính và về Ủy ban nhân dân quận trong cải cách hành chính và trong
tuyên truyền cải cách hành chính
+ Luận văn Thạc sỹ của Trương Quang Vinh, Học viện Hành chính
quốc gia, năm 2000: “Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một dấu tại
cấp quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh”.
+ Nguyễn Hữu Nhân (2013), Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh
đạo cải cách hành chính Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ
Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
+ Trong Luận văn “Cải cách thủ tục hành chính ở Ủy ban nhân dân
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay”, Nguyễn Trọng Phượng, 2015, trên
cơ sở phân tích thực trạng việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở UBND
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn đưa ra một số đề xuất về phương
hướng và giải pháp đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính ở UBND huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Luận án tiến sĩ Quản lý công của Nguyễn Thị Lan Anh, 2017, Học
viện Hành chính Quốc gia đã nghiên cứu về “Sử dụng tài liệu lưu trữ trong
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam” có đề cập đến giải
pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với vấn đề này
2.3 Những công trình nghiên cứu về vai trò của Ủy ban nhân dân
quận ở Thành phố Hồ Chí Minh trong cải cách hành chính và trong
tuyên truyền cải cách hành chính ở cấp quận trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh
+ Trong Luận văn “Cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân Quận 11,
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay”, Lê Vũ Thanh Tùng, 2017, Đề tài
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện cải cách hành chính tại địa phương.
Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường hơn nữa
7
công tác cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí
Minh nhằm xây dựng địa phương “phát triển toàn diện và bền vững”.
+ Trong Luận văn “Vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí
Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác cải cách hành chính cấp phường,
xã”, Nguyễn Anh Tuấn, 2014, Luận văn khảo sát thực trạng, đánh giá những
kết quả đạt được và hạn chế của thông tin báo chí trên vai trò giám sát, phản
biện đối với công tác CCHC tại TP.HCM nói chung, UBND phường nói
riêng; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi trong việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả giám sát, phản biện của báo chí trong công cuộc cải cách
hành chính trên địa bàn TP.HCM nói chung, UBND phường nói riêng. Đưa ra
hệ thống giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí TP.
HCM nói riêng đối với vấn đề CCHC. Cụ thể: một số vấn đề đặt ra đối với
việc thông tin của báo chí TP.HCM về CCHC; các giải pháp (giải pháp chung
và giải pháp cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quảgiám sát, phản biện xã hội của
báo chí TP.HCM nói riêng về CCHC.
2.4. Nhận định về các công trình nghiên cứu đã tổng quan và xác
định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập tới CCHC dưới nhiều góc
độ, phân tích, đánh giá thực trạng, nêu ra những tồn tại và nguyên nhân hạn
chế của công tác CCHC ở các địa phương, nghiên cứu đề ra phương hướng
giải pháp thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính,
truyền thông cải cách hành chính đối với lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có công trình nghiên cứu về đề tài tuyên truyền cải cách hành chính
với vai trò của Ủy ban nhân dân quận đối với công tác này trên địa bàn
TP.HCM. Do đó, nghiên cứu về vai trò của Ủy ban nhân dân quận trong tuyên
truyền cải cách hành chính nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra các quan
điểm, phương hướng, giải pháp cho việc tuyên truyền cải cách hành chính
góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức,