Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thạc sĩ chính trị học, đoàn tncs hồ chí minh với giáo dục lối sống xhcn cho sinh viên ở tp hồ chí
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG
GIÁO DỤC LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH VIÊN..........8
1.1. Lối sống, lối sống xã hội chủ nghĩa và giáo dục lối sống xã hội chủ
nghĩa........................................................................................................8
1.2. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và vai trò của Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống xã hội chủ nghĩa
cho sinh viên.........................................................................................26
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh trong giáo dục lối sống xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Thành
phố Hồ Chí Minh...................................................................................30
Chương 2. VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ
MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIÁO DỤC LỐI SỐNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH VIÊN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY....43
2.1. Những yếu tố chủ yếu tác động đến vai trò của Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống
xã hội chủ nghĩa cho sinh viên..............................................................43
2.2. Thực trạng về vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống xã hội chủ nghĩa cho
sinh viên.................................................................................................49
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống xã hội chủ nghĩa cho
sinh viên.................................................................................................65
Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRONG VIỆC GIÁO DỤC LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA CHO SINH VIÊN TRONG NHỮNG NĂM TỚI.........................69
3.1. Quan điểm đối với việc phát huy vai trò của Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh Thành phố trong giáo dục lối sống xã hội chủ nghĩa
cho sinh viên.........................................................................................69
3.2. Giải pháp phát huy vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh Thành phố trong giáo dục lối sống xã hội chủ nghĩa cho sinh viên74
KẾT LUẬN....................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................90
PHỤ LỤC....................................................................................................101
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chủ nghĩa xã hội: CNXH
Chủ nghĩa tư bản: CNTB
Thanh niên cộng sản TNCS
Xã hội chủ nghĩa XHCN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ
nghĩa của thanh niên, là tổ chức có chức năng tuyên truyền, giáo dục thanh niên
nói chung và sinh viên nói riêng. Về phương diện lý luận, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh được xác định là một chủ thể quan trọng của công tác giáo dục đạo đức,
lối sống, cũng như của công tác tư tưởng cho sinh viên nhưng nhận thức về
vấn đề này còn chưa đầy đủ và những nghiên cứu lý luận về chủ thể này còn
chưa nhiều. Bên cạnh đó, vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay chưa được phát huy đầy đủ
do nhận thức lý luận về vấn đề này chưa đúng mức.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi khởi nguồn nhiều phong trào hành
động cách mạng, ghi dấu ấn sâu đậm trong phong trào thanh niên, sinh viên
cả nước. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, công tác
Đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên Thành phố đã có những bước
phát triển mới với nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo và hiệu quả, đóng
góp tích cực vào thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng
bộ và nhân dân Thành phố. Với kết quả đạt được, những năm qua, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh liên tục là đơn vị dẫn đầu cả
nước trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên. Sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thể hiện sự năng động, sáng tạo, vai trò
xung kích, tình nguyện trong đóng góp và xây dựng Thành phố có chất
lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Bên cạnh những thành tích, ưu điểm và tiến bộ, công tác giáo dục lối
sống, hay cụ thể hơn là giáo dục lối sống XHCN của Đoàn TNCS Thành phố
2
thời gian qua cho sinh viên cũng còn những khuyết điểm, hạn chế. Sinh viên
Thành phố cũng đối mặt với nhiều thách thức. Các vấn đề nghề nghiệp, việc
làm, học tập và vui chơi giải trí vẫn chưa thật sự thuận lợi cho sinh viên.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá, gây
mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thành phố với nhiều thủ
đoạn tinh vi, phức tạp. Tuy không đạt được mục đích song cũng tác động ít
nhiều đến tư tưởng của một bộ phận sinh viên. Tổ chức Đoàn cũng chưa có
nhiều biện pháp và hình thức phong phú, linh hoạt để hướng mọi hoạt động
của sinh viên phục vụ cho mục tiêu lý, lý tưởng và định hướng lối sống cho
sinh viên. Một bộ phận không nhỏ sinh viên các trường đại học, cao đẳng
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện lệch lạc trong
nhận thức và lối sống cá nhân. Nghiêm trọng hơn, một số sinh viên còn thờ
ơ với các vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, còn mơ hồ về lý tưởng
cách mạng, ham ăn chơi đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, buông thả,
xa rời đạo đức truyền thống, tiếp thu lối sống, văn hóa phương Tây không
chọn lọc, quá coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, sùng bái
đồng tiền, có hành vi vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội. Đây là
vấn đề được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố rất quan tâm.
Trong đó, công tác định hướng, giáo dục lối sống mà cụ thể là lối sống
XHCN của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò rất lớn.
Là người đang công tác tại cơ quan chuyên trách của Thành Đoàn Thành
phố Hồ Chí Minh, trực tiếp được giao nhiệm vụ phụ trách, theo dõi, tham mưu
cho Ban Thường vụ Thành Đoàn chỉ đạo hoạt động tại các cơ sở Đoàn khu vực
đại học, cao đẳng, với những kiến thức được trang bị qua khóa học, tác giả chọn
đề tài: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên
ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý hoạt
động tư tưởng - văn hóa.
3
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài giáo dục lối sống, lối sống XHCN từ trước đến nay
đã có nhiều công trình nghiên cứu, có thể nhắc đến một số công trình nghiên
cứu sau: “Về lối sống mới của chúng ta” của Phong Châu và Nguyễn Trọng
Thụ (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983), “Bàn về lối sống và nếp sống CNXH” của
Trần Độ (Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1985). Vấn đề xây dựng lối sống XHCN cũng
là vấn đề cơ bản trong hai hội nghị họp ở Hà Nội và Long An trong tháng 6 và
tháng 8 năm 1984 do Bộ Văn hóa chủ trì và Viện Văn hoá thực hiện với sự
tham gia nhiệt tình và sôi nổi của nhiều nhà nghiên cứu, thuộc các cơ quan văn
hóa và khoa học khác nhau. Bên cạnh đó, vẫn đề này cũng được bàn nhiều trong
nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích chi tiết và kỹ
lưỡng những vấn đề cơ bản nhất về lối sống XHCN. Chúng đã đem lại cho ta
những hiểu biết lý luận cơ bản về xây dựng lối sống XHCN.
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về lối sống của sinh viên cũng như việc
giáo dục lối sống cho sinh viên hiện nay, tác giả đã tham khảo các đề tài, công
trình như: “Vài nét về đặc điểm lối sống sinh viên và việc giáo dục lối sống
cho sinh viên hiện nay”, ThS. Đặng Thị Lan, Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà
Nội; “Nghiên cứu đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương
hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên”, PGS, PTS. Mạc Văn
Trang, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục; “Thực trạng lối sống của học
sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh và phương hướng giáo dục lối sống
đó”, Trương Đình Bảo Hương, Trường Đại học Sư phạm - ĐHQG Hà Nội,
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức cho sinh viên ở thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay” của Phạm Tấn Xuân Tước, Huỳnh Thị Gấm - Học
viện Chính trị khu vực II, “Thực trạng đời sống văn hóa và lối sống của thanh
niên, học sinh - sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh” của Đỗ Văn Biên, “Thực trạng
lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống và giải pháp tăng cường công tác giáo
4
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trong thanh niên trí thức, học sinh,
sinh viên hiện nay” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Các công trình nêu trên đã tạo một bước cơ bản về nền tảng cơ sở lý
luận và kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn của các đơn vị để tác giả tìm hiểu
và xác lập nội dung giáo dục lối sống XHCN cho đối tượng sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, các đề tài, công trình nghiên cứu và
xuất bản thành sách về vấn đề thanh niên và công tác thanh niên cũng được
nhiều tác giả quan tâm như: “Đổi mới phương thức hoạt động và lề lối làm
việc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong tiến trình cải cách
hành chính ở Việt Nam” của Đoàn Văn Thái, “Thanh niên - Giáo dục và phát
triển” của Dương Tự Đam… Ở cấp độ luận văn tốt nghiệp cao học, có những
luận văn nghiên cứu về công tác tư tưởng của thanh niên như: “Giáo dục văn
hóa chính trị cho cán bộ Đoàn ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng hiện nay” của
Bế Đăng Khoa; “Công tác tuyên truyền, giáo dục lối sống văn hóa cho thanh
niên trên báo Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thị Hải Yến; “Công tác giáo dục lý
tưởng cách mạng cho đoàn viên thanh niên quận Ba Đình - Thành phố Hà
Nội” của Sa Thị Thu Hằng; “Giáo dục niềm tin chính trị cho thanh niên tỉnh
Yên Bái hiện nay” của Đinh Thanh Nga; “Vai trò công tác tư tưởng với việc
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang hiện nay” của Lương Tiến Dũng, “Đổi mới công tác tư tưởng của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của tác giả Vũ
Anh Tuấn… Các đề tài này phần nào có đề cập đến các vấn đề liên quan đến
tư tưởng thanh niên và công tác tư tưởng cho thanh niên, ít nhiều gắn liền với
nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc
giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên.
Đặc biệt, trên cơ sở nghiên cứu và sử dụng số liệu khảo sát của báo
cáo “Nhận diện xu hướng lựa chọn giá trị sống của thanh niên tại thành phố
5
Hồ Chí Minh”, báo cáo đề tài khảo sát xã hội được Thành Đoàn Thành phố
Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện nhằm phục vụ báo cáo chính trị tại Đại hội X
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố, tác giả đã có được chất liệu thực tiễn
nhận định về thực trạng và quan điểm về lối sống của sinh viên Thành phố
trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài mang tính nghiên cứu sâu cả về lý luận
lẫn thực tiễn về vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tại Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng đối với giáo dục lối sống XHCN cho đối tượng
sinh viên, đặc biệt là gắn với các giải pháp cụ thể cho thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ góc độ khoa học công tác tư tưởng, nghiên cứu, làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất quan
điểm, giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hồ
Chí Minh trong giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên Thành phố những năm
tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ góc độ khoa học công tác tư tưởng, phân tích làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giáo dục lối
sống XHCN cho sinh viên.
- Khái quát, phân tích thực trạng về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh Thành phố Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên
trên địa bàn Thành phố.
- Xác định, phân tích cơ sở khoa học của những vấn đề đặt ra và đề
xuất quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
6
Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên
những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh trong
giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên thành phố
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với tư cách là một chủ thể của công tác
giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên trong luận văn này là Thành Đoàn
Thành phố Hồ Chí Minh và Đoàn các trường đại học, cao đẳng trực thuộc
Thành Đoàn.
- Sinh viên được nghiên cứu trong luận văn này bao gồm sinh viên đại
học và sinh viên cao đẳng hiện đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng
thuộc diện lãnh đạo của Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng TP. Hồ
Chí Minh và Đảng ủy Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đề tài chỉ nghiên
cứu đối tượng sinh viên hệ chính qui tập trung.
- Thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 tức là từ Đại hội Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, các giải pháp, kiến
nghị có giá trị đến năm 2022, tức là năm kết thúc nhiệm kỳ công tác của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh Thành phố khóa X (2017 - 2022).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được triển khai trên nền tảng các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, quan điểm của tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về lối sống, thanh niên, sinh viên và giáo dục
lối sống XHCN cho thanh niên, sinh viên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn
7
còn sử dụng các phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh... Luận văn kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu
về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung và vai trò trong giáo dục
đạo đức, lối sống XHCN cho sinh viên; các công trình nghiên cứu về giáo dục
lối sống XHCN do các chủ thể khác nhau tiến hành đối với các nhóm đối
tượng khác.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về vai trò của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh trong giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên.
- Nhận định đúng đắn, khách quan về vai trò, thành tựu và hạn chế
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục lối sống XHCN
cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng thuộc địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đề xuất và luận giải cơ sở khoa học của những quan điểm, giải pháp
có tính khả thi cao trong phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Thành phố đối với giáo dục lối sống XHCN cho sinh viên.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm Phần mở đầu; Phần nội dung có 3 chương, 8 tiết; Phần
kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG GIÁO
DỤC LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CHO SINH VIÊN
1.1. Lối sống, lối sống xã hội chủ nghĩa và giáo dục lối sống xã hội
chủ nghĩa
1.1.1. Lối sống và lối sống xã hội chủ nghĩa
1.1.1.1. Khái niệm lối sống
Lối sống là một phạm trù chính trị - xã hội vừa mang tính giai cấp,
tính dân tộc, vừa mang tính nhân loại, được nhiều môn khoa học nghiên cứu
dưới những góc độ khác nhau như triết học, xã hội học, tâm lý học, đạo đức
học. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), lối sống là toàn bộ những
hình thức hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định được xem
xét thống nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định [60, tr.742].
Dưới góc độ chính trị - xã hội, CNXH khoa học quan niệm lối sống là
tổng hòa các phương thức hoạt động sống căn bản của các dân tộc, các giai
cấp, các tầng lớp xã hội và các cá nhân được qui định bởi phương thức sản
xuất nhất định và được biểu hiện trong hành vi của con người trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Vì vậy, lối sống - một
phẩm chất của con người cũng được hình thành theo đúng qui luật chung đó.
Lối sống được hình thành và bộc lộ ra trong cuộc sống của họ như là kết quả
của một quá trình sống, hoạt động và giao tiếp xã hội. Trong cuộc sống, hoạt
động của con người bao giờ cũng gắn với điều kiện, hoàn cảnh nhất định và
chịu sự quy định của điều kiện và hoàn cảnh đó. Đồng thời, thông qua hoạt
động thực tiễn, con người cũng tác động trở lại tự nhiên, xã hội và cải tạo nó
theo ý muốn chủ quan của mình, trên cơ sở nhận thức được quy luật.
9
Lối sống do phương thức sản xuất quyết định và biến đổi tùy thuộc
vào sự biến đổi của quan hệ sản xuất và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Do đó, tương ứng với mỗi phương thức sản xuất sẽ có một lối sống đặc trưng.
Lối sống được thể hiện trong toàn bộ các hoạt động căn bản của con
người trên các lĩnh vực đời sống xã hội, được biểu hiện thông qua hoạt động
sống của họ và bị quy định bởi điều kiện sống nhất định, nên con người trong
các điều kiện sống cụ thể khác nhau, có lối sống khác nhau. Con người nói
chung và lối sống của họ không bao giờ tách rời khỏi sự quy định của các
nhân tố xã hội. Con người của các thời đại lịch sử khác nhau, các hình thái
kinh tế - xã hội, phương thức sản xuất khác nhau, chế độ xã hội, dân tộc, giai
cấp, tầng lớp xã hội, cơ cấu xã hội khác nhau và mỗi cá nhân khác nhau thì lối
sống của họ có sự khác biệt. Lối sống của con người và xã hội loài người là
một dòng chảy lịch sử liên tục, đan xen các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh sự
khác biệt về lối sống do điều kiện lịch sử, phương thức sản xuất quy định, con
người cũng có những nét chung, giá trị chung trong cuộc sống. Cần thấy lối
sống là một sản phẩm lịch sử xã hội mang tính biện chứng, trong mối quan hệ
giữa cái chung - cái riêng, cái phổ biến - cái đặc thù. Bởi vậy, khi xem xét lối
sống cần có quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, có như vậy mới
thấy rõ bản chất và các hiện tượng phong phú, đa dạng, sinh động trong lối
sống của con người và xã hội cùng các yếu tố liên quan, chi phối tới nó.
Khi xem xét lối sống cần phải đặt nó trong mối quan hệ với mức sống,
chất lượng sống, nếp sống, lẽ sống:
Mức sống là một nội dung quan trọng của lối sống, được đo bằng
những chỉ tiêu về lượng (thu nhập thực tế của gia đình, của cá nhân, số lượng
những vật phẩm tiêu dùng tính theo đầu người như mức bình quân: lương
thực, than, thép, điện thoại, vô tuyến, xe máy, ô tô... của một quốc gia tại một
thời điểm nhất định). Mức sống phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và năng suất lao động.