Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thạc sĩ chính trị học, đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở đảng
MIỄN PHÍ
Số trang
135
Kích thước
624.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1028

Thạc sĩ chính trị học, đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở đảng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

NỘI DUNG..............................................................................................................11

Chương 1. ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN......11

1.1. Giáo dục đạo đức cách mạng và phương thức giáo dục đạo đức cách mạng

cho cán bộ, đảng viên..............................................................................................11

1.2. Quan niệm và nội dung đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng

cho cán bộ, đảng viên..............................................................................................35

1.3. Sự cần thiết của việc đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho

cán bộ, đảng viên.....................................................................................................39

Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH

MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở QUẬN 3,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY......................45

2.1. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến việc đổi mới phương thức giáo dục đạo

đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay ..........................................................................................................................45

2.2. Thành tựu, hạn chế của việc đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng

cho cán bộ, đảng viên Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân...............57

2.3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới phương thức giáo dục đạo đức

cách mạng cho cán bộ, đảng viên Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.......74

Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI

PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY..........................................................81

3.1. Quan điểm về đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ,

đảng viên trong giai đoạn hiện nay.........................................................................81

3.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán

bộ đảng viên Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.......................................88

KẾT LUẬN............................................................................................................103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................105

Phụ lục

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, đạo đức đã sớm xuất hiện trong

lịch sử loài người và khẳng định vai trò to lớn trong việc đảm bảo sự ổn định,

phát triển của mỗi chế độ xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức của

con người là vấn đề mà mọi chế độ xã hội từ trước tới nay đều quan tâm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức cách mạng của đội ngũ

cán bộ, đảng viên. Người khẳng định, để làm tròn sứ mệnh của mình, Đảng

không chỉ có lý luận tiên phong dẫn đường là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, mà Đảng

còn phải tiêu biểu cho đạo đức và văn hóa. Đạo đức cách mạng là nền tảng, gốc

rễ làm cho bản chất Đảng được giữ vững và phát huy, quyền lực không bị biến

dạng và tha hóa, nhân cách đảng viên không bị suy thoái, hư hỏng; bảo đảm cho

Đảng làm tròn sứ mệnh của đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân,

của dân tộc và của nhân dân lao động.

Hồ Chí Minh chỉ rõ đạo đức là cái “gốc”, là nền tảng của người cách

mạng: “Đạo đức cách mạng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, của

suối. Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây

phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [42, tr.253].

Không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức, mà bản

thân Người, trong suốt cuộc đời, chính là hiện thân mẫu mực của đạo đức cách

mạng, là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân noi theo.

Qua các thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn

xác định tầm quan trọng của đạo đức cách mạng và chăm lo đến

công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên,

nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “vừa hồng vừa chuyên”

để kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp cách mạng của các thế hệ

2

đi trước.

Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, đa số cán bộ, đảng

viên và nhân dân ta luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ

Chí Minh về xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà

yếu tố hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng. Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đa số cán bộ, đảng viên phát huy

vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức”. Đó

cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp

đổi mới ở nước ta trong hơn 30 năm qua.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều nguy cơ và thách thức. Một

trong đó, là nguy cơ suy thoái về đạo đức. Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhận định: “Tình trạng suy thoái

về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo

điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng

phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn diễn ra

nghiêm trọng”. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 4 - Khóa XI

về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” tiếp tục

khẳng định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có

những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ

cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những

biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá

nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa

địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”.

Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII về “Tăng cường xây dựng,

chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính

trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển

hóa” trong nội bộ” vừa được triển khai cũng là nghị quyết chuyên đề

về công tác xây dựng Đảng, được cụ thể hóa từ nhiệm vụ thứ nhất

3

trong sáu nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội XII xác định.

Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của công

cuộc đổi mới, nếu Đảng không giữ vững bản chất cách mạng của

mình, không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất

cao về ý chí và hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống;

không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ thì không thể

đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên. Vấn đề giáo dục

đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và tại

Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa

lớn của cả nước nói riêng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức cách mạng tại Đảng bộ

Quận 3 trong thời gian vừa qua, đã bộc lộ một số khiếm khuyết, yếu

kém. Nội dung, chương trình, phương thức giáo dục chậm được đổi

mới; hiệu quả, chất lượng chưa thật cao, không đáp ứng được yêu cầu

ngày càng cao của công tác xây dựng đảng hiện nay.

Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài "Đổi mới phương thức

giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ

Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" làm đề tài luận văn tốt

nghiệp Cao học Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa, với mong

muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cách mạng tại Đảng bộ Quận 3

giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

Vấn đề đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng nói riêng đã có nhiều

công trình nghiên cứu của các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu trong những

năm trước đây, nhất là những công trình nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng

đạo đức Hồ Chí Minh; về rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong giai đoạn hiện

nay, cũng như việc nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cách

4

mạng trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cách mạng và giáo dục đạo

đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, có thể kể đến các công trình

như: Một số vấn đề về thời đại và đạo đức của Mai Văn Bính (Chủ

biên), Đại học Sư phạm Hà Nội, 1991; Giáo trình đạo đức học (dùng

cho hệ cử nhân) của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh -

Khoa Triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Giá trị truyền

thống trước những thách thức của toàn cầu hoá của Nguyễn Trọng

Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;

Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta

hiện nay của Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ

biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Giáo trình đạo đức

học Mác - Lênin của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I -

Khoa Triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Xây dựng

đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa của TS Trịnh Duy Huy, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2009;

Nghiên cứu về phương thức giáo dục đạo đức cách mạng và đổi

mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng, có một số công trình

sau: Tu dưỡng đạo đức tư tưởng của La Quốc Kiệt (Chủ biên), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng

viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”

của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2004; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công

chức do Thang Văn Phú và Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên,

Nxb. Thanh niên, 2005; Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện

nay - Thực trạng và giải pháp do Nguyễn Thế Kiệt chủ biên, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện

5

đại hóa đất nước của Vũ Văn Hiên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2007; Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa - hiện đại hóa của Nguyễn Minh Tuấn, Nxb. Chính trị

Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012; Công trình Những giải pháp và điều

kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống

trong cán bộ, đảng viên do PGS.TS. Vũ Văn Phúc và PGS.TS. Ngô

Văn Thạo đồng chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012…..

Trong đó đáng chú ý có thể kể đến các công trình sau:

- Tác phẩm Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa của TS Trịnh Duy Huy, đã tập trung xem xét tác động

của kinh tế thị trường đối với xã hội, chuẩn mực đạo đức hiện nay và thực

trạng đạo đức ở nước ta, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế mặt

tiêu cực của kinh tế thị trường đối với đời sống đạo đức xã hội.

- Công trình Văn hoá đạo đức Hồ Chí Minh của GS.TS.

Hoàng Chí Bảo - một chuyên gia nghiên cứu về tư tưởng và đạo đức

Hồ Chí Minh; qua đó, tác giả khẳng định văn hóa đạo đức Hồ Chí

Minh là một kiểu mẫu về văn hóa đạo đức; là sự thống nhất hữu cơ,

không thể tách rời giữa tư tưởng đạo đức của Người, là bản sắc độc

đáo của văn hoá đạo đức dân tộc gắn liền với tầm cao tư tưởng đạo

đức của thời đại. Học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức

của Người là chúng ta học tập cách hành xử trong lối sống, nếp sinh

hoạt, với con người, với công việc, với thiên nhiên của Chủ tịch Hồ

Chí Minh. Bởi triết lý Hồ Chí Minh là triết lý hành động, đạo đức

của Hồ Chí Minh là đạo đức học thực hành - không ai khác mà

chính bản thân Người thực hành trước tiên và biến những triết lý, tư

tưởng đạo đức ấy thành hành động cụ thể trong công việc, trong sinh

hoạt và trong giao tiếp hàng ngày.

- Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người

6

toàn diện của tác giả Nguyễn Hữu Công, gồm 2 chương, đã đi sâu

phân tích cơ sở lý luận, những nội dung cơ bản về phát triển con

người toàn diện - một nội dung quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực

tiễn sâu sắc trong hệ thống quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí

Minh. Qua đó trình bày những chủ trương đào tạo, rèn luyện con

người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng con người mới,

phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, có lý tưởng, quan

điểm sống đúng đắn, tích cực, có sức khỏe dồi dào… là nhân tố quyết

định sự thành bại của một quốc gia, dân tộc. Tư tưởng phát triển con

người toàn diện là một tư tưởng nhân văn rất đặc sắc của Hồ Chí

Minh, đã, đang và sẽ cho chúng ta những chỉ dẫn quý báu, sáng suốt

để xây dựng thành công chiến lược con người trong điều kiện mới,

nhằm đào tạo cho đất nước những con người mới, có đủ tài năng, đạo

đức, sức khỏe, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Tác phẩm Về đạo đức cách mạng gồm một số tác phẩm và

bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tuyển chọn từ bộ sách Hồ

Chí Minh Toàn tập do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản lần

thứ hai: Đời sống mới; Sửa đổi lối làm việc; Cần kiệm liêm chính;

Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu;

Đạo đức cách mạng (năm 1955); Đạo đức cách mạng (năm

1958); Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Cuốn sách góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đạo

đức cách mạng, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống

bệnh quan liêu cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.

- Cuốn sách Về tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét

sạch chủ nghĩa cá nhân” tập hợp một số bài viết của các nhà khoa

học nghiên cứu về tác phẩm quan trọng này, đã được công bố nhân

dịp kỷ niệm 40 năm tác phẩm ra đời. Bằng nhiều cách tiếp cận khoa

7

học, các bài viết đã làm rõ hơn lịch sử ra đời, vai trò, ý nghĩa của tác

phẩm và khẳng định: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ

nghĩa cá nhân là một di huấn tư tưởng có giá trị lý luận và thực tiễn

hết sức sâu sắc, quý giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng

ta, nhất là đối với công tác xây dựng Đảng trong điều kiện nền kinh

tế thị trường hiện nay. Với các luận cứ khoa học - thực tiễn, các bài

viết đều cho thấy, trong tình hình hiện nay, Đảng ta và mỗi đảng

viên cần thấm nhuần sâu sắc hơn nữa các quan điểm của Chủ tịch

Hồ Chí Minh trong tác phẩm, nhằm nâng cao đạo đức cách mạng,

tăng cường sức chiến đấu của Đảng; nói đi đôi với làm, gắn xây và

chống; thực hiện liên tục, mạnh mẽ cuộc chiến đấu nhằm đẩy lùi chủ

nghĩa cá nhân với các biểu hiện tham nhũng, lãng phí đang là nguy

cơ lớn đe dọa sự sống còn của Đảng, của chế độ.

- Công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và

sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay của Trần Thị Hoài

Phương đã làm rõ những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí

Minh về đạo đức cách mạng, khẳng định đạo đức cách mạng là một

nội dung quan trọng, cơ bản của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, là

nền tảng của đạo đức mới ở Việt Nam. Đảng ta luôn xác định rèn

luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng

của con người cách mạng, là một nội dung quan trọng của mỗi cán

bộ, đảng viên.

- Cuốn sách Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của

Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương (Nxb Chính trị Quốc gia,

HN, 2004), đã đề cập một cách hệ thống nội dung lý luận cũng

như thực tiễn đạo đức xã hội của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; đồng thời, khái quát một cách cô đọng những

8

chuẩn mực, truyền thống giá trị đạo đức của dân tộc ta; những

nguyên tắc phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức mới

cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi đường

lối cách mạng Việt Nam.

- Công trình Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất

nước của tác giả Vũ Văn Hiền, gồm 4 chương, trong đó trình bày tư

tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, chính sách của

Đảng ta về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trên cơ sở phân

tích bối cảnh của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, ưu -

nhược điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay cũng như thực trạng

công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; qua đó, tác giả

nêu những yêu cầu mới đối với cán bộ lãnh đạo và những giải pháp

chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý đủ đức, đủ tài của nước ta hiện nay.

- Công trình Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng,

chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên

do PGS.TS. Vũ Văn Phúc và PGS.TS. Ngô Văn Thạo đồng chủ biên

đã làm sáng rõ cơ sở lý luận của việc phòng, chống suy thoái tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, nêu kinh

nghiệm thực tiễn giải quyết vấn đề này của một số nước trên thế

giới; làm rõ thực trạng, nguyên nhân của công tác phòng, chống; dự

báo những tác động của tình hình quốc tế và trong nước đến tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên cũng như dự

báo xu hướng diễn biến của tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

trong những năm tới; trên cơ sở đó, đề xuất các mục tiêu, giải pháp

mang tính toàn diện, đồng bộ, khả thi và điều kiện cần thiết để thực

hiện hiệu quả cuộc đấu tranh khó khăn, lâu dài này.

9

- Cuốn sách chuyên khảo Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của

Đảng Cộng sản Việt Nam (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2017) của

PGS – TS Lương Khắc Hiếu đã bàn luận về khái niệm giáo dục đạo

đức, nội dung và sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức ở nước ta

hiện nay.

Đó là những tài liệu khoa học hữu ích để tác giả kế thừa và vận

dụng nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ

cán bộ, đảng viên tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

- một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa đáp

ứng yêu cầu tình hình mới.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới phương thức

giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đề xuất quan điểm, giải

pháp đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng

viên ở Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ

- Làm rõ những vấn đề lý luận về đổi mới phương thức giáo dục đạo

đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

- Khái quát, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong đổi mới

phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở Quận 3,

thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất, luận giải, phân tích cơ sở khoa học của quan điểm, giải

pháp tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ,

đảng viên ở Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đổi mới phương thức giáo dục

đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

10

hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung

nghiên cứu những những vấn đề cơ bản về đổi mới phương thức giáo dục đạo

đức cách mạng tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng được nghiên

cứu trong giai đoạn 2010 – 2017, các giải pháp đổi mới phương thức giáo dục

đạo đức cách mạng được xác định trong thời gian từ nay đến năm 2025.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đạo đức

học Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức cách mạng,

các quan điểm về đạo đức và đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam là cơ sở lý luận của nghiên cứu, thực hiện luận văn này. Luận văn kế

thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về giáo dục đạo đức cách

mạng và đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho các cán bộ,

đảng viên.

- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp như: Phân

tích và tổng hợp, logic và lịch sử, phân tích tài liệu, quan sát, lấy ý kiến chuyên

gia và một số phương pháp khác...

6. Cái mới của luận văn

- Luận văn làm rõ hơn lý luận về phương thức giáo dục đạo đức nói

chung và phương thức giáo dục đạo đức cách mạng nói riêng; sự cần thiết,

cấp bách của việc tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách mạng

cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

- Trên cơ sở thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, đàng viên ở Quận

3 hiện nay, luận văn góp phần phân tích, đánh giá thực trạng đổi mới

phương thức giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Quận 3, xác

định các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém; đánh

giá thực chất hiệu quả việc đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cách

mạng cho cán bộ, đảng viên ở Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh trong những

11

năm qua, cụ thể là trong giai đoạn 2010 – 2017.

- Luận văn đề ra một số quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới

phương thức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở quận

3, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Với kết quả đã đạt được, luận văn góp phần nhỏ bé vào nâng cao chất

lượng, hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ

đảng viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp

ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Luận văn có thể dùng tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và tổ

chức thực hiện các hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức nói chung và đạo

đức cách mạng nói riêng cán bộ, đảng viên và rộng hơn là toàn hệ thống

chính trị.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn gồm 3 chương, 8 tiết.

12

NỘI DUNG

Chương 1

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN – MỘT SỐ VẤN

ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Giáo dục đạo đức cách mạng và phương thức giáo dục đạo

đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên

1.1.1. Đạo đức và đạo đức cách mạng

1.1.1.1. Khái niệm và cấu trúc của đạo đức

* Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội

đặc biệt, một trong những giá trị tinh thần mà xã hội loài người sáng

tạo ra. Đó là một hệ thống chuẩn mực các quan điểm, quan niệm, giá

trị và nguyên tắc được hình thành trong đời sống xã hội nhằm điều

chỉnh hành vi của con người, qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa

người này với người khác, giữa cá nhân với xã hội. Đạo đức được

thể hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống, tập quán và sức mạnh

của dư luận xã hội. Vì vậy trong suốt quá trình phát triển lịch sử của

nhân loại, vấn đề đạo đức luôn được xã hội quan tâm.

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là lề thói, (moralis

nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường

xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos

nghĩa là lề thói; tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến

đạo đức, tức là nói đến những lề thói, tập tục và biểu hiện mối quan

hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng

ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm, moral là đạo

đức, còn Ethicos là đạo đức học.

Ở Phương Đông, người Trung Quốc có các học thuyết lý giải

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!