Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thạc sĩ chính trị học, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đội ngũ báo cáo viên quận ủy thuộc
MIỄN PHÍ
Số trang
94
Kích thước
399.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1990

Thạc sĩ chính trị học, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đội ngũ báo cáo viên quận ủy thuộc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

Chương 1: ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA

ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN QUẬN ỦY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN....8

1.1. Tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên - một số khái niệm.....8

1.2. Vai trò, nhiệm vụ, chủ thể, nội dung xây dựng đội ngũ báo cáo viên. 18

1.3. Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động đội ngũ báo cáo viên cấp quận

hiện nay.................................................................................................25

Chương 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ

BÁO CÁO VIÊN QUẬN ỦY THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH HIỆN NAY..........................................................................................33

2.1. Những nhân tố tác động đến nội dung, phương thức hoạt động của

đội ngũ báo cáo viên quận ủy thuộc Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh..........33

2.2. Thực trạng nội dung, phương thức hoạt động đội ngũ báo cáo viên

quận ủy ở Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh........................................40

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với nội dung, phương thức hoạt động của

đội ngũ báo cáo viên cấp quận ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay....57

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG,

PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN QUẬN ỦY

THUỘC ĐẢNG BỘ TP. HỒ CHÍ MINH.......................................................63

3.1. Phương hướng................................................................................63

3.2. Giải pháp........................................................................................65

KẾT LUẬN....................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công tác tư tưởng (CTTT) là hoạt động có mục đích của một giai cấp,

một chính đảng nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ tư tưởng, phổ

biến, tuyên truyền đường lối, lôi cuốn quần chúng đi theo đảng thực hiện

thắng lợi các nhiệm vụ do đảng đề ra. Vì vậy, thực hiện CTTT là một nhiệm

vụ quan trọng của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng.

CTTT bao gồm 3 hình thái là công tác lý luận, công tác tuyên truyền

và công tác cổ động. Tuyên truyền là khâu không thể thiếu của CTTT nhằm

phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng; quan điểm, đường lối của Đảng đến quần

chúng; là công cụ sắc bén trong đấu tranh bảo vệ chân lý, chống lại âm mưu,

thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội,

nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá; góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng

trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội; cổ vũ, động viên cán bộ và nhân

dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt

Nam lãnh đạo.

Tuyên truyền thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên (BCV) là

một hình thái tuyên truyền đặc nét có nhiều cách thức thông qua quan hệ giao

tiếp trực tiếp giữa người với người. Tuyên truyền thông qua hoạt động báo

cáo viên là hoạt động đã có từ lâu trong lịch sử và hiện vẫn còn giá trị và

mang lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn hiện nay, nhất là trong điều kiện

bùng nổ thông tin hiện nay. Phát huy ưu thế, tính tích cực của tuyên truyền

miệng, nâng cao chất lượng hoạt động BCV là yêu cầu chung của sự nghiệp

cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay.

Hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to

lớn. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ngày càng phát triển; chính trị ổn định, văn hoá - xã hội phát triển, quốc

2

phòng - an ninh được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân

được nâng lên rõ rệt, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên

trường quốc tế. Hiện nay, trên con đường đổi mới và hội nhập sâu rộng với

thế giới; đất nước ta đang đứng trước thời cơ với nhiều thuận lợi, đồng thời

cũng phải đương đầu với những khó khăn, thách thức.

Tình hình mới đặt ra cho những người làm công tác tư tưởng nói chung,

công tác tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên yêu cầu và trách nhiệm

mới. Một mặt, đòi hỏi đội ngũ BCV phải đổi mới phướng thức hoạt động

nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đồng phối hợp tốt với các lực lượng

khác trong công tác tuyên truyền, giành thế chủ động trên mặt trận tư tưởng.

Do vậy, xây dựng đội ngũ BCV từ Trung ương đến cơ sở vững mạnh, hoạt

động hiệu quả là yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của CTTT.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 5 thành phố lớn trực thuộc Trung

ương, có 19 quận và 5 huyện, 322 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm: 259

phường, 58 xã và 5 thị trấn) trên tổng diện tích 2.095,01 km², theo kết quả

chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 thành phố có 7.162.864 người,

mật độ bình quân 3.419 người/km², tập trung chủ yếu trong nội thành.

Với điều kiện địa lý, tự nhiên như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện là

một địa bàn chiến lược, quan trọng mà Đảng và Nhà nước cũng như Thành

phố rất quan tâm về mọi mặt. Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là vì cả

nước, cùng cả nước. Trong phạm vi trách nhiệm của mình cấp ủy các cấp phải

quan tâm đến công tác tư tưởng. Đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, phát triển

kinh tế nhanh và bền vững là đảm bảo quan trọng cho sự phát triển chung của

cả nước.

Nâng cao chất lượng hoạt động BCV của cấp huyện có vai trò quan

trọng trong hoạt động của cấp ủy. Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước,

nhất là sư nghiệp phát triển kinh tế, là một bộ phận của CTTT, công tác tuyên

3

truyền miệng và hoạt động BCV của Thành phố phải mạnh, đáp ứng yêu cầu

và sự đóng góp xứng đáng vào kết quả chung của Thành phố. Theo cơ chế tổ

chức và quản lý hiện nay, trong đội ngũ BCV của của cấp ủy Đảng có BCV

Trung ương, BCV cấp tỉnh, thành phố và BCV cấp huyện, quận. Với địa bàn

rộng lớn, dân số đông, BCV cấp huyện, quận là người trực tiếp tác động đến

tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, nhân dân ở cơ sở.

Xuất phát từ lí do trên, tác giả chọn đề tài: “Đổi mới nội dung,

phương thức hoạt động đội ngũ báo cáo viên Quận ủy thuộc Đảng bộ

thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc

sĩ chính trị, chuyên ngành quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của đội ngũ BCV nói chung

là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đã có nhiều cuốn sách, đề tài

bàn về vấn đề này. Cuốn sách "Cơ sở lý luận công tác tư tưởng" của PGS.TS

Phạm Huy Kỳ (lưu hành nội bộ - in tháng 10/2015). Đề cập đến tuyên truyền

miệng và hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên với tư cách là một

trong những phương tiện chủ yếu của công tác tư tưởng; đề cập những vấn đề

lý luận về khái niệm, vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng; khái niệm báo cáo

viên, chức năng của báo cáo viên. Ban Tuyên giáo Trung ương

(2008),“Chương trình bồi dưỡng chuyên đề Công tác tuyên truyền miệng, báo

cáo viên”, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội đã chỉ ra vị trí, vai trò và nhiệm

vụ của công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên ở cơ sở. Đối tượng chủ yếu

là cấp ủy viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện và xã. Ban Tuyên

giáo Trung ương (2008), “Nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở cơ sở”, Nxb. Lao

động - Xã hội, Hà Nội. Tài liệu tập trung những nhiệm vụ của công tác tuyên

giáo ở cơ sở, nêu rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong việc thực hiện

nhiệm vụ tuyên giáo, xây dựng đội ngũ Báo cáo viên các cấp. Trung tâm Thông

4

tin công tác tuyên giáo - Ban Tuyên giáo Trung ương với đề tài nghiên cứu

“Đánh giá thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội

ngũ báo cáo viên cấp tỉnh trong giai đoạn mới”- (2008), đã đề ra yêu cầu đổi

mới chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh trước yêu cầu mới.

Có nhiều luận văn, luận án có liên quan đến đề tài. Tác giả Huỳnh

Minh Khởi, luận văn thạc sỹ Triết học: “Nâng cao trình độ lý luận chính trị

cho đội ngũ báo cáo viên của Đảng bộ cấp huyện ở đồng bằng sông Cửu Long

hiện nay (qua thực tế Long An” (2006). Qua nghiên cứu thực trạng, tác giả đề

ra các giải pháp nhằm năng cao trình độ Lý luận chính trị của đội ngũ báo cáo

viên đảng bộ cấp huyện của tỉnh Long An. Tác giả Nguyễn Hồng Vệ, luận văn

thạc sỹ Triết học với đề tài: “Phát huy vai trò thông tin chính trị - xã hội trong

hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở tỉnh Cà Mau

hiện nay” (2008) đã tập trung làm rõ vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối

với hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ BCV cấp cơ sở và nhiệm vụ của

các cấp ủy đảng đối với việc định hướng và cung cấp thông tin chính trị - xã

hội. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài với luận văn “Xây dựng đội ngũ báo cáo

viên ở Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh” (2013) đã đi sâu phân tích những nội

dung nhằm xây dựng đội ngũ báo cáo viên các cấp ở Tp. Hồ Chí Minh....

Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu nêu trên đã đề cập ở

những góc độ khác nhau về công tác tuyên truyền miệng, đội ngũ báo cáo

viên… Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về xây dụng đội

ngũ báo cáo viên quận ủy nói chung mà cụ thể là xây dựng đội ngũ báo cáo

viên quận ủy ở Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh.

Luận văn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các công trình nghiên cứu của

các nhà khoa học trước đây, tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề một cách cụ thể

và toàn diện hơn ở cơ sở, trong đó tập trung nghiên cứu việc đổi mới nội dung

5

và phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên Quận ủy thuộc Đảng bộ

Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích của luận văn

Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng nội dung và

phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên Quận ủy thuộc Đảng bộ

thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.

Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm từng bước đổi mới nội

dung, phương thức hoạt động đội ngũ báo cáo viên của Quận ủy, thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mác –

Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về tuyên truyền miệng và hoạt

động BCV, phân tích hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đổi mới

nội dung, phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp quận hiện nay.

Thứ hai, Khảo sát phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân những hạn

chế, khuyết điểm, phát hiện ra một số vấn đề bất cập cần được chấn chỉnh

trong nội dung, phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên Quận ủy của

Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất phương

hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đội

ngũ báo cáo viên của Quận ủy thuộc Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đến thực chất đổi mới nội dung, phương

thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên của quận thuộc Đảng bộ Tp. Hồ Chí

Minh trong giai đoạn hiện nay.

6

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn đề cập chủ yếu đến thực trạng của việc đổi mới nội dung,

phương thức hoạt động đội ngũ báo cáo viên của cấp quận (theo nhiệm kì Đại

hội đảng bộ cấp Quận từ 2011 đến đầu năm 2015, và năm 2016). Nội dung

khảo sát điểm một số quận tiêu biểu.

Luận văn tập trung nghiên cứu việc đổi mới nội dung, phương thức

hoạt động đội ngũ báo cáo viên của Quận ủy, thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng về CTTT, công tác

tuyên truyền miệng, tập trung vào công tác tuyên truyền miệng và hoạt động

BCV. Ngoài ra tác giả còn tiếp thu các kết quả nghiên cứu lý luận của các

công trình khoa học có liên quan đến luận văn.

5.2. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn thực hiện trên cơ sở vận dụng phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Kết hợp chặt

chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lôgíc và lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu dựa trên các phương pháp

trong xã hội học.

6. Đóng góp mới của luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về nội dung và

phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên thông qua nghiên cứu nội dung

này ở cấp quận thuộc Đảng bộ Tp. Hồ Chí Minh trong những năm gần đây.

Luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu đổi mới nội dung, phương

thức hoạt động đội ngũ báo cáo viên của Quận ủy Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.

7

7. Ý nghĩa của luận văn và thực tiễn của luận văn

Là cơ sở để Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, các Quận – Huyện ủy trực

thuộc Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu, vận dụng và xây dựng đội ngũ

báo cáo viên của Quận ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tập huấn

công tác tuyên giáo cơ sở; bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu

đội ngũ báo cáo viên cấp quận ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, của cả

nước nói chung.

Luận văn cũng có thể là cơ sở tham khảo cho những cá nhân có quan

tâm đến vấn đề tác giả trình bày.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết.

8

Chương 1

ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG

CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN QUẬN ỦY -

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên -

một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm tuyên truyền

Thuật ngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học luận bàn, với

những nội hàm khác nhau. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, thuật ngữ

tuyên truyền xuất hiện vào khoảng hơn 400 năm trước đây và dùng để chỉ

hoạt động của các nhà truyền giáo của nhà thờ La Mã, nhằm thuyết phục,

lôi kéo những người khác phấn đấu theo đức tin của đạo Kito. Sau này,

thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng để chỉ các hoạt động tác động đến suy

nghĩ, tư tưởng của người khác, định hướng hành động của họ theo một

khuynh hướng nhất định.

Theo đại từ điển Bách Khoa Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền có nguồn

gốc La tinh (propaganda - nghĩa là truyền đạt, truyền bá, phổ biến). Thuật ngữ

này có hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là truyền bá những quan

điểm, những tư tưởng về chính trị, về triết học, khoa học, nghệ

thuật mà mục đích là biến những quan điểm tư tưởng đó thành ý

thức xã hội và nâng cao tính tích cực trong hoạt động thực tiễn

của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá

những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế

giới quan nhất định phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!