Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1543

Tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

–––––––––––––––––––––––––––––––

LỤC MẠNH THIẾP

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN

THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LỤC MẠNH THIẾP

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN

THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Long

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là

những thông tin xác thực.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019

Tác giả

Lục Mạnh Thiếp

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Long, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý - Luật

Kinh tế, Phòng Đào tạo của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học

Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình

nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn,

các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

này.

Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô

giáo và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2019

Tác giả

Lục Mạnh Thiếp

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii

MỤC LỤC...................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU......................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................viii

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ............................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3

4. Những đóng góp của luận văn .................................................................. 3

5. Bố cục của luận văn .................................................................................. 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN

THƯƠNG MẠI ................................................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về PCBL&GLTM............................................................ 5

1.1.1. Lý luận về PCBL&GLTM.......................................................... 5

1.1.2. QLNN về PCBL&GLTM ......................................................... 11

1.1.3. Nội dung của QLNN về PCBL&GLTM .................................. 19

1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về PCBL&GLTM......... 23

1.2. Cơ sở thực tiễn của QLNN về PCBL&GLTM .................................... 25

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ............................. 25

1.2.2. Kinh nghiệm trong nước........................................................... 27

1.2.3. Bài học cho tỉnh Bắc Kạn ......................................................... 35

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 38

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu........................................................................ 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 38

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin................................................ 38

iv

2.2.2. Phương pháp tổng hợp tài liệu.................................................. 40

2.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................. 40

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu......................................................... 41

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu chung về buôn bán, kinh doanh hàng hóa.... 41

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu thuế buôn bán, kinh doanh hàng

hóa ............................................................................................... 41

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả QLNN về PCBL&GLTM............... 41

Chương 3: THỰC TRẠNG QLNN VỀ PCBL&GLTM TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH BẮC KẠN ............................................................................... 44

3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn và cục QLTT tỉnh Bắc Kạn ...................... 44

3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................... 44

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................... 47

3.1.3. Khái quát về cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn ................... 48

3.2. Thực trạng QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ....... 57

3.2.1. Thực trạng PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............. 57

3.2.2. Đánh giá thực trạng QLNN về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn75

3.2.3. Phân tích tác động của các yếu tố đến QLNN về PCBL&GLTM

ở tỉnh Bắc Kạn............................................................................. 84

3.3. Đánh giá chung thực trạng QLNN về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn91

3.3.1. Những kết quả đạt được............................................................ 91

3.3.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

trong QLNN về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn......................... 95

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QLNN VỀ PCBL&GLTM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ................................................. 99

4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa

bàn tỉnh Bắc Kạn................................................................................. 99

4.1.1. Quan điểm................................................................................. 99

4.1.2. Định hướng ............................................................................... 99

v

4.2. Giải pháp tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn .................................................................................................... 101

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức Cục

QLTT tỉnh Bắc Kạn về QLNN về PCBL&GLTM trong tình hình

mới............................................................................................. 101

4.2.2. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, công chức Cục QLTT tỉnh Bắc

Kạn............................................................................................. 103

4.2.3. Tăng cường nghiên cứu, triển khai áp dụng pháp luật QLTT và

các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước trong QLNN

về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn ............................................ 106

4.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia

................................................................................................ 107

4.2.5. Coi trọng và triển khai các biện pháp phòng ngừa, thường xuyên

tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống................................. 108

4.2.6. Tăng cường công tác phối hợp, kết hợp với chính quyền và các

ngành chức năng khác trong QLNN về PCBL&GLTM........... 109

4.2.7. Làm tốt công tác thường trực Ban chỉ đạo; tham mưu UBND tỉnh

Bắc Kạn trong QLNN về PCBL&GLTM................................. 111

4.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa

bàn tỉnh Bắc Kạn............................................................................... 113

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương .......................... 113

4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Kạn........................................ 115

KẾT LUẬN.............................................................................................. 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 117

PHỤ LỤC................................................................................................. 121

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

ATTP : An toàn thực phẩm

BL&GLTM : Buôn lậu và gian lận thương mại

BCĐ : Ban chỉ đạo

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GLTM : Gian lận thương mại

KTQT : Kinh tế quốc tế

NSNN : Ngân sách nhà nước

PCBL&GLTM : Phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại

QLNN : Quản lý nhà nước

QLTT : Quản lý thị trường

SHTT : Sở hữu trí tuệ

UBND : Ủy ban Nhân dân

VPHC : Vi phạm hành chính

vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Thang đo Likert .......................................................................... 39

Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ, công chức Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn.................. 52

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra, xử lý về PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn ....... 65

Bảng 3.3: Số vụ BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn đã được xử lý (2015-2018). 66

Bảng 3.4: Số tiền thu nộp NSNN từ PCBL&GLTM (2014-2018)............. 68

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra, kiểm soát buôn lậu, vận chuyển và buôn bán

hàng cấm, hàng nhập lậu (2014-2018).............................................. 69

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất và buôn bán hàng giả,

hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ (2014-2018) .............. 71

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động GLTM (2015-2018) ..... 73

Bảng 3.8: Số vụ xử phạt vi phạm hành chính về GLTM............................ 74

Bảng 3.9: Số tiền xử phạt vi phạm hành chính về GLTM.......................... 74

Bảng 3.10: Phân tích việc đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với

lực lượng PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn ........................................ 85

Bảng 3.11: Phân tích chi tiết từng yếu tố được người dân và doanh nghiệp

đánh giá đối với lực lượng PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn ............. 85

Bảng 3.12: Mức độ đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối thực hiện

hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật...................................... 86

Bảng 3.13: Kết quả cho thấy giá trị trung bình của các yếu tố................... 88

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn ................................................ 44

Hình 3.2: Mô hình tổ chức lực lượng QLTT tỉnh Bắc Kạn ........................ 51

Hình 3.3: Kết quả PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (2015 -

2018) ............................................................................................... 65

Hình 3.4: Kết quả kiểm tra, kiểm soát trong PCBL&GLTM (2014-2018) 70

Hình 3.5: Kết quả chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất

lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ (2014-2018)..................................... 72

Hình 3.6: Kết quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động GLTM (2014-2018)...... 73

Hình 3.7: Mức độ đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với lực lượng

PCBL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn....................................................... 86

Hình 3.8: Mức độ đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối thực hiện

hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.................................... 87

Hình 3.9: Mức độ phối hợp trong QLNN về PCBL&GLTM..................... 88

Hình 3.10: Đánh giá về môi trường làm việc của lực lượng QLTT ........... 89

Hình 3.11: Đánh giá về đào tạo lực lượng QLTT....................................... 90

Hình 3.12: Đánh giá về năng lực lãnh đạo của lực lượng QLTT ............... 90

Hình 3.13: Đánh giá về khả năng quản trị nội bộ của lực lượng QLTT..... 90

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Buôn lậu và gian lận thương mại là một mặt trái cơ bản, phát sinh từ nền

kinh tế thị trường, phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập

kinh tế quốc tế. Nó tạo ra sự bất bình đẳng phi lý, gây nhiều tác động tiêu cực

và hậu quả xấu đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đời sống nhân

dân, nhất là buôn lậu, gian lận thương mại (BL&GLTM) ở các địa phương gần

đường biên giới và gần các tỉnh có cửa khẩu đang diễn ra sôi động ở Việt Nam

hiện nay. Do đó, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

(PCBL&GLTM) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân

trong nước phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà

nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; đây cũng là một trong những nhiệm vụ

trọng yếu của đất nước hiện nay.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông bắc Việt Nam, được

thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội; nguồn tài

nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú. Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong

lục địa, có Quốc lộ 3 chạy qua nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao

Bằng (cửa khẩu với Trung Quốc) hiện đã được cải tạo nâng cấp và khá thuận

lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và phát triển hoạt động thương mại; khoảng

cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh

tỉnh Lạng Sơn khoảng 200 km, đường bộ từ thành phố Bắc Kạn đến sân bay

Nội Bài 150 km và cảng Hải Phòng chỉ trên 200 km. Như vậy, lưu thông và

thương mại hàng hoá từ Bắc Kạn đến các cửa khẩu của các tỉnh Cao Bằng,

Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội là khá thuận tiện.

Tuy nhiên, với vị trí địa lý và sự thông thương qua lại thuận lợi như trên,

tạo điều kiện tốt cho BL&GLTM phát triển sâu rộng, gây nhiều tổn thất và hậu

quả nặng nề cho nền kinh tế cũng như an sinh, an toàn xã hội của cả nước nói

chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Thực tế trong thời gian qua, Nhà nước, và các

2

Bộ ngành cùng với tỉnh Bắc Kạn, trong những năm qua đã luôn quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo và tổ chức quản lý, triển khai thực hiện quyết liệt các hoạt động

quản lý nhà nước (QLNN) về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, tình

hình BL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay đã giảm rất nhiều. Tuy

vậy, BL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn đang diễn biến rất phức tạp với

nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, khó kiểm soát; gây tác động xấu đến phát triển kinh

tế - xã hội; bức xúc trong nhân dân. Do đó, các giải pháp tăng cường QLNN về

PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là rất cần thiết trong bối cảnh hiện

nay.

Xuất phát từ những lý do trên, là một công chức quản lý thị trường (QLTT)

đang thực thi công vụ trong lĩnh vực chấp pháp, mong muốn góp phần đẩy lùi tình

trạng BL&GLTM ở địa phương mình, tôi chọn đề tài "Tăng cường QLNN về

PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" để nghiên cứu và làm luận văn thạc

sĩ, ngành Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái

Nguyên.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về PCBL&GLTM, luận văn đề

xuất những giải pháp tăng cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn của QLNN về

PCBL&GLTM.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN về PCBL&GLTM trên địa

bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2014 - 2018.

- Phân tích các yếu tố tác động tới QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn.

- Định hướng và đề xuất được những giải pháp chủ yếu tăng cường

QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN về PCBL&GLTM trên địa

bàn tỉnh Bắc Kạn và những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động này.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2015 - 2018, số liệu sơ

cấp thu thập từ điều tra năm 2018; định hướng và giải pháp đến năm 2025.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về QLNN nhằm

PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu đối với các hàng hóa, sản

phẩm hữu hình.

4. Những đóng góp của luận văn

Về mặt lý luận: Bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề lý luận và kinh

nghiệm thực tiễn của QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn một tỉnh.

Về mặt thực tiễn: Phân tích và đánh giá được thực trạng QLNN về

PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế,

bất cập trong QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, xác định

nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó; đề xuất được các giải pháp tăng

cường QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian

tới.

Về mặt ứng dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm

tài liệu tham khảo tốt cho các cấp, chính quyền của tỉnh Bắc Kạn trong

QLNN về PCBL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đáp ứng yêu cầu trong

tình hình mới, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Luận văn là tài

liệu tham khảo quan trọng cho các địa phương khác và cho các nghiên cứu

có liên quan.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!