Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lạng Sơn.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi
sắc, tốc độ phát triển kinh kế cao và ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị
trường không ngừng phát triển. Để tiếp tục đưa Việt Nam đi lên, trở thành
một nước công nghiệp trong tương lai cần có một khối lượng vốn rất lớn để
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành trong nền kinh tế. Ngân
hàng ra đời đóng vài trò then chốt trong lĩnh vực huy động vốn và vì vậy đòi
hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bước so với các ngành kinh tế khác.
Nếu ngân hàng thương mại hoạt động tốt, vốn được lưu chuyển hợp lý, liên
tục sẽ tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Trong thời kì hội nhập để cạnh tranh
và tồn tại được trên thị trường, ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ
mạnh vì vốn là tiền đề quan trọng nhất trong mọi hoạt động của ngân hàng
thương mại. Để làm được điều đó các ngân hàng cần thi hành nhiều hoạt động
nhằm huy động được nguồn vốn đủ lớn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân
hàng.
Trong thời gian vừa qua, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng
thương mại vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, các hình thức huy động
còn chưa đa dạng và phong phú, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong khâu
quản lý và điều hành. Điều này đã làm ảnh hưởng tới chức năng dẫn vốn
trong nền kinh tế của ngân hàng thương mại. Để tìm ra những giải pháp nâng
cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại, đã có nhiều công trình
nghiên cứu được thực hiện và đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong
thời gian gần đây.
Xuất phát từ vai trò thiết yếu của hoạt động huy động vốn đối với các
ngân hàng thương mại cùng với kết quả trong thời gian thực tập tại chi nhánh
ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lạng Sơn, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển
tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề thực tập gồm có ba phần chính được chia làm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề về huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Lạng Sơn.
Chương III: Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn.
Với kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các thầy
cô giáo và các cô chú, anh chị công tác tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển tỉnh Lạng Sơn để giúp tôi có thêm hiểu biết về mặt lý luận cũng
như thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ ngân hàng phải có một số vốn
nhất định và đây là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để một ngân hàng
thành lập và tiến hành các hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh của các
ngân hàng thương mại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản có của
Ngân hàng. Vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại được hình thành từ
nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn huy động tiền gửi, vốn
từ phát hành tín phiếu…
Như vậy nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn
tiền ngân hàng tạo lập và huy động để cho vay, đầu tư hay đáp ứng các nhu
cầu khác trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn của
Ngân hàng mà chúng ta quan tâm chủ yếu là nguồn vốn huy động trong quá
trình hoạt động (Quản trị ngân hàng thương mại - Peter .S. Rose).
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
1.1.1. Vốn chủ sở hữu.
Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, sử dụng để mua sắm
các trang thiết bị, xây dựng trụ sở, văn phòng… Nguồn hình thành vốn chủ sở
hữu rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ Ngân
hàng cũng như yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Vốn chủ sở hữu có thể
hình thành từ một số nguồn:
1.1.1.1. Nguồn vốn hình thành ban đầu
Tuỳ thuộc vào tính chất sở hữu ngân hàng mà nguồn hình thành vốn
ban đầu là khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, vốn này do
ngân sách Nhà nước cấp. Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp
3
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh thì vốn do các
bên liên doanh đóng góp. Ngân hàng tư nhân là do vốn của tư nhân bỏ ra.
1.1.1.2.Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có thể tăng cường
lượng vốn chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ
thể. Đó có thể là từ lợi nhuận: trong điều kiện thu nhập ròng dương, chủ ngân
hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng
thành vốn. Tỷ lệ tích luỹ này phụ thuộc vào đánh giá của chủ ngân hàng giữa
tích luỹ với tiêu dùng. Vốn chủ cũng có thể được bổ sung từ việc phát hành
thêm cổ phiếu (ngân hàng cổ phần) hay góp thêm (với ngân hàng liên doanh),
cấp thêm (ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước)…để mở rộng quy mô hoạt
động hay để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ cho phù hợp với yêu cầu của
Ngân hàng Nhà nước. Đây là hình thức thường được các ngân hàng sử dụng
khi cần thêm một khối lượng vốn chủ đủ lớn.
1.1.1.3. Các quỹ
Giống như nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngân hàng cũng có
nhiều quỹ với các mục đích khác nhau. Các quỹ này thường được trích lập
hàng năm nhằm bù đắp hay đề phòng những tổn thất có thể xảy ra. Các quỹ
này thuộc sở hữu của chủ ngân hàng.
1.1.1.4. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Đối với ngân hàng thương mại, các khoản vay trung và dài hạn có khả
năng chuyển đổi thành thành vốn cổ phần có thể coi là một bộ phận của vốn
chủ sở hữu do đặc điểm của nguồn vốn này là có thể sử dụng lâu dài và có thể
không phải hoàn trả khi đến hạn.
Vốn chủ sở hữư mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn
nhưng lại đóng một vai trò quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Có
thể nói đây là lá chắn cuối cùng về khả năng thanh toán của ngân hàng đối với
các khoản nợ của ngân hàng. Vốn chủ càng lớn thì khả năng chịu đựng của
ngân hàng càng cao và là cơ sở cho ngân hàng thương mại đa dạng hoá các
4
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
hoạt động – phân tán rủi ro, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận.
Vốn chủ phải đảm bảo điều kiện là chiếm trên 8% so với tổng nguồn vốn của
ngân hàng thương mại. Vốn chủ là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng
thương mại, tuy nhiên đối với các nhà quản lý ngân hàng, vốn này không phải
càng lớn càng có lợi vì vốn chủ càng lớn sẽ càng làm giảm tỷ suất lợi nhuận
trên vốn tự có. Do đó, xác định lượng vốn tự có hợp lý là vấn đề mà các nhà
quản lý và điều hành ngân hàng cần quan tâm. Mức vốn chủ sở hữu cần hài
hoà giữa lợi ích của chủ ngân hàng và lợi ích của khách hàng.
1.1.2. Nguồn vốn huy động
Đây chính là nguồn vốn đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Nhờ có nguồn vốn này mà ngân hàng có
điều kiện cho vay, đầu tư và tham gia vào các hoạt động có khả năng sinh lời
khác. Nguồn vốn huy động được huy động chủ yếu từ hai nguồn chính:
1.1.2.1. Từ tiền gửi
Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng.
Đây cũng là khoản mục phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp
khác. Tiền gửi là cơ sở chính cho các khoản cho vay và đầu tư nên cũng là
nguồn gốc sâu sa của lợi nhuận. Tiền gửi có thể chia thành hai loại chủ yếu là
tiền gửi nhằm mục đích hưởng các lợi ích từ các dịch vụ mà ngân hàng cung
cấp cho khách hàng có tài khoản ở ngân hàng và loại thứ hai là nhằm hưởng
lãi suất ngân hàng trả cho các món tiền gửi có lỳ hạn xác định. Các khoản tiền
gửi nhằm mục đích hưởng các lợi ích từ các dịch vụ ngân hàng là các khoản
tiền gửi không kỳ hạn và các khoản tiền gửi thanh toán. Đây là các khoản chủ
yếu sẽ sử dụng để thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua hàng hoá, dịch
vụ và các khoản chi khác được phát sinh một cách thường xuyên. Với các
khoản tiền gửi thanh toán thì khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc
nào cần để thanh toán. Loại thứ hai là tiền gửi có kỳ hạn. Đây là lại tiền gửi
có sự thoả thuận về thời điểm rút tiền của khách hàng. Đây là các khoản tiền
5
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
được gửi vào nhằm mục đích thu lợi từ lãi ngân hàng trả cho khách hàng.
Loại thứ hai do có thời hạn xác định và thường là dài hơn so với tiền gửi
không kỳ hạn nên có lãi suất cao hơn. Vốn huy động tùe tiền gửi chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do
nguồn vốn này chỉ tạm thời nằm trong két của ngân hàng trong một khoản kỳ
hạn nhất định nên việc sử dụng nguồn vốn này đòi hỏi ngân hàng phải có một
lượng dự trữ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi
đến thời điểm đáo hạn hay khi khách hàng có nhu cầu thanh toán. Nguồn vốn
từ tiền gửi có kỳ hạn đem sử dụng sẽ an toàn hơn và ít gặp rủi ro do khách
hàng rút vốn trước thời hạn.
1.1.2.2. Từ đi vay
Ngân hàng thương mại sử dụng vốn từ tiền gửi để cho vay là chủ yếu
tuy nhiên trong quá trình hoạt động có thể ngân hàng thương mại cũng cần
gấp một số lượng vốn mà không thể huy động ngay từ tiền gửi. Khi đó ngân
hàng sẽ phải huy động vốn bằng cách đi vay ngân hàng Trung ương, hay các
tổ chức tín dụng khác hoặc vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành tín
phiếu hay trái phiếu, kì phiếu…Viếc ngân hàng thương mại đi vay là không
tránh khỏi trong quá trình hoạt động khi mà ngân hàng thương mại luôn cố
gắnn tối đa hoá lợi nhuận bằng cách cho vay tối đa nhưng lại gặp lúc khách
hàng có nhu cầu chi trả hoặc rút tiền.
Ngoài ra ngân hàng thương mại cúng có thể có được vốn từ một số
nguồn khác như vốn trong quá trình thanh toán hay vốn tài trợ uỷ thác…
6