Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỲNH HOA
TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỲNH HOA
TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.,TS. ĐOÀN THANH HÀ
2. TS. HOÀNG NGỌC TIẾN
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Quỳnh Hoa
Sinh ngày: 07/012/1974 Nơi sinh: Ba Vì, Hà Tây
Quê quán: Xã Phước Long, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Hiện đang công tác tại: Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM, số 36 Tôn
Thất Đạm, Quận 1, Tp. HCM
Là Nghiên cứu sinh khóa 14 của Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM
Mã nghiên cứu sinh: 010114090004
Tên luận án: “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS., TS. Đoàn Thanh Hà
2. TS. Hoàng Ngọc Tiến
Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí
Minh
Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học
độc lập và làm việc với tinh thần nghiêm túc. Số liệu trong chuyên đề có nguồn gốc
rõ ràng và đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa
được công bố toàn bộ nội dung trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 02 năm 2014
Tác giả
NGUYỄN QUỲNH HOA
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
Từ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Agribank
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
ATM Máy rút tiền tự động
Bao Viet bank Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt
BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
CAR
Capital
Adequacy Ratio
Hệ số an toàn vốn
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
Eximbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu
Việt Nam
GDP
Gross Domestic
Product
Tổng sản phẩm quốc nội
M&A
Mergers and
Acquisitions
Sáp nhập và mua lại
MHB
Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW Ngân hàng Trung ương
Maritime bank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải
MB Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
Ocean bank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương
ROA Return On Asset Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
5
ROE
Return On
Equity
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Sacombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín
Saigonbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công
thương
STT Số thứ tự
TCTD Tổ chức tín dụng
Techcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt
Nam
Vietinbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam
VCB Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
WTO
Worrld Trade
Organnization
Tổ chức thương mại thế giới
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 1991 - 2012 66
2.2
Quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 -
2012
67
2.3
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM Việt Nam giai đoạn
2008 - 2012
69
2.4 Huy động vốn của một số NHTM Việt Nam năm 2012 71
2.5
Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong mối
quan hệ với tăng trưởng GDP giai đoạn 2008 - 2012
75
2.6
Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2008 - 2012
78
2.7 Lợi nhuận trước thuế các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 82
2.8 Lợi nhuận trước thuế một số NHTM Việt Nam năm 2012 83
2.9
Tỷ suất sinh lời của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 -
2012
84
2.10
Cổ đông chiến lược nước ngoài của các NHTM Việt Nam đến
31/12/2012
95
2.11
Vốn điều lệ của một số ngân hàng khu vực Đông Nam Á
31/12/2012
97
2.12
Hệ số CAR của một số ngân hàng khu vực Đông Nam Á
31/12/2012
97
2.13
Tỷ trọng nhân sự có trình độ từ đại học trở lên tại một số NHTM
Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
102
7
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu
đồ Tên biều đồ Trang
2.1
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2008 - 2012
70
2.2
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 2008 - 2012
74
2.3 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 77
2.4
Cơ cấu thu nhập hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2012
86
2.5
Tốc độ tăng trưởng nhân sự của hệ thống ngân Việt Nam giai đoạn
2008 - 2012
101
8
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 8
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài ................................................................ 11
2. Tổng quan về công trình nghiên cứu .............................................................. 12
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................. 14
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 15
6. Những đóng góp của luận án ......................................................................... 15
7. Kết cấu của luận án ........................................................................................ 16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................... 17
1.1. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................. 17
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ...................................................... 17
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ............................................... 18
1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại .............................. 19
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại ..... 27
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ................................................................................................. 28
1.2.1. Khái niệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại ..................... 28
1.2.2. Lý do tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại ............................ 30
1.2.3. Nội dung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại ....................... 31
1.2.4. Vai trò của ngân hàng trung ương trong quá trình tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng thương mại ........................................................................................... 41
1.2.5. Những khó khăn và rủi ro của quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng thương mại ........................................................................................... 45
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ................................. 46
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại 46
1.3.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam ................................................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 60
9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................... 61
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM ............................................................................... 61
2.1.1. Thời kỳ 1951 – 1954 ......................................................................... 61
2.1.2. Thời kỳ 1955 – 1975 ......................................................................... 61
2.1.3. Thời kỳ 1975 – 1985 ......................................................................... 62
2.1.4. Thời kỳ 1986 đến nay ........................................................................ 62
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................. 65
2.2.1. Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ........................................... 66
2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ........................................................ 69
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................... 81
2.3. THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM ............................................................................................... 86
2.3.1. Tái cấu trúc tài chính ......................................................................... 88
2.3.2. Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh ..................................................... 97
2.3.3. Tái cấu trúc hệ thống quản trị .......................................................... 110
2.3.4. Tái cấu trúc sở hữu .......................................................................... 113
2.4.2. Hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
............................................................................................................................ 121
2.4.3. Các nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế .................................. 122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 125
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................................................. 127
3.1. CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................... 127
3.1.1 Chiến lược và định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm
2020 .................................................................................................................... 128
3.1.2. Chiến lược, định hướng phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến
năm 2020 ............................................................................................................. 129
10
3.2. ĐỊNH HƯỚNG, LỘ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................................... 132
3.2.1. Mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam...... 132
3.2.2. Định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 132
3.2.3. Lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ....... 133
3.3. GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM ..................................................................................................... 134
3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ..................................................................... 135
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam ......... 145
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 162
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 162
11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ của mình, luôn giữ vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh
tế, là hơi thở trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu để
tập trung nguồn lực vốn cho phát triển đất nước. Những thành tựu kinh tế xã hội rực
rỡ mà Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới, vai trò, vị thế của Việt Nam
ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế là có sự đóng góp rất lớn của ngành
ngân hàng. Cũng vì lẽ đó mà hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, nếu không tạo điều
kiện đảm bảo an toàn thì dễ gây tổn thương nặng nề cho nền kinh tế.
Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính là xu thế tất yếu trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại rất nhiều
cơ hội cũng như thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam
phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các
khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản,... và chịu tác
động của những biến động trên thị trường tài chính quốc tế nhiều hơn. Cuộc khủng
hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 và đến nay vẫn
còn để lại hậu quả nặng nề ở nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ mà nguyên nhân chính là
sự yếu kém của hệ thống NHTM. Điều đó buộc các quốc gia phải quan tâm, đánh
giá lại toàn bộ hoạt động của các NHTM. Việc tái cấu trúc hệ thống NHTM đã trở
nên phổ biến và cấp thiết ở mỗi quốc gia để đảm bảo cho các NHTM thích nghi
được với nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động.
Ở Việt Nam, khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, gánh nặng về vốn còn
dồn lên vai các NHTM thì việc giữ cho hệ thống NHTM ổn định và lành mạnh càng
cần phải đặc biệt quan tâm.
Đến nay, có thể nói nền kinh tế cũng như hệ thống NHTM Việt Nam đã cơ
bản vượt qua cơn khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, những hệ lụy của nó đã bộc lộ
nhiều vấn đề bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng, đó là: thanh khoản khó khăn, nợ xấu
có dấu hiệu tăng cao, năng lực quản trị điều hành hạn chế, sản phẩm dịch vụ nghèo
12
nàn, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, rủi ro cao ảnh hưởng đến an toàn hệ
thống, … Bên cạnh đó, vấn đề sở hữu chéo; hệ thống mạng lưới các NHTM phát
triển với tốc độ quá nhanh, số lượng nhiều, chất lượng hoạt động chưa cao, không ít
NHTM hoạt động vì lợi ích cục bộ, chạy đua lãi suất gây ảnh hưởng lớn đến hệ
thống ngân hàng và thị trường tiền tệ. Do đó, nếu không có biện pháp can thiệp kịp
thời sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro gây mất an toàn hệ thống.
Để ổn định và phát triển nền kinh tế hiệu quả, bền vững, Hội nghị trung ương
3, khóa 11 (tháng 10 năm 2011) đã nhấn mạnh sự cần thiết tái cấu trúc nền kinh tế,
trong đó tái cấu trúc hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính là một trong ba lĩnh
vực chủ đạo, quan trọng nhất. Đây là chủ trương lớn thể hiện quyết tâm của Đảng
nhằm cải tổ nền kinh tế cùng với đẩy lùi tác động, ảnh hưởng tiêu cực của khủng
hoảng kinh tế thế giới.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của tái cấu trúc hệ thống NHTM
và với mong muốn đề ra các giải pháp hữu ích nhằm đóng góp cho quá trình tái cấu
trúc hệ thống NHTM Việt Nam thành công, tác giả chọn đề tài: “Tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận án nghiên cứu sinh kinh
tế tài chính, ngân hàng của mình.
2. Tổng quan về công trình nghiên cứu
Liên quan đến nội dung “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam” đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Cao Thị Ý Nhi: “ Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã đánh giá thực trạng và
tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc cơ cấu lại các NHTM Nhà nước kém hiệu
quả trong giai đoạn 2000 – 2005, từ đó xây dựng các định hướng và đề xuất các giải
pháp hữu hiệu nhằm cơ cấu lại NHTM Nhà nước Việt Nam đến năm 2010. Luận án
được giới hạn trong việc cơ cấu lại bốn NHTM Nhà nước trong giai đoạn 2000 –
2005. Phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở 4 NHTM Nhà nước nên chưa phản ánh
được thực trạng tái cấu trúc một cách toàn diện hệ thống NHTM Việt Nam, cũng
chính vì vậy các giải pháp đề xuất tính ứng dụng còn giới hạn.
13
- Phan Thị Hồng Lê: “Tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam”, luận văn
thạc sĩ. Luận văn đánh giá được một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình tái cơ cấu
các NHTM Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm tái cơ cấu các NHTM Việt
Nam đến năm 2015, tuy nhiên nội dung còn hạn hẹp trong khuôn khổ luận văn cao
học nên còn thiếu tính hệ thống.
- Tác giả Nguyễn Hồng Sơn, bài viết “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: kinh
nghiệm quốc tế và một số hàm ý về tư duy cho Việt Nam” tại Hội thảo quốc tế “Tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng” ngày 21 tháng 11 năm 2011, trình bày các vấn đề sau:
(i) Lý do tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là hệ thống ngân hàng rơi vào khủng
hoảng hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng; (ii) vì sao cần thực hiện tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng; (iii) Những nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình tái
cấu trúc; (iv) NHTW độc lập và tăng cường năng lực. Như vậy bài viết trên chỉ
trình bày được lý do tái cấu trúc ngân hàng chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế, mà
chưa coi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là công việc cần thực hiện thường xuyên,
liên tục để duy trì sự ổ định và phát triển. Bài viết cũng chưa đánh giá được thực
trạng tái cơ cấu hệ thống NHTM và cũng chưa đề cập đến giải pháp tái cấu trúc hệ
thống NHTM Việt Nam.
- Tác giả Sameer Goyal , bài viết “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có vấn đề,
các bài học từ kinh nghiệm toàn cầu” tại Hội thảo quốc tế “Tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng” ngày 21 tháng 11 năm 2011, đề cập đến: (i) Động cơ tái cấu trúc; (ii)
Mục tiêu tái cấu trúc (duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, ngăn ngừa sự lây
lan, khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng); (ii) Những thách thức đối với
ngành ngân hàng Việt Nam, dẫn chứng những bất ổn của hệ thống ngân hàng Việt
Nam và (iii) Gợi ý giải pháp tái cấu trúc. Bài viết trên nhấn mạnh những dấu hiệu
cho thấy bất ổn của ngành ngân hàng Việt Nam và chỉ dẫn những kinh nghiệm tái
cấu trúc ngân hàng. Tuy nhiên bài viết cũng chỉ nêu được những vấn đề tổng quát
và các giải pháp chỉ dừng lại ở kinh nghiệm.
Nhìn chung, trong tất cả các nghiên cứu mà tác giả có điều kiện tham khảo
về các nội dung liên quan đến tái cấu trúc NHTM Việt Nam, cho tới thời điểm hiện
nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về tái cấu trúc hệ thống
14
NHTM Việt Nam trong bối cảnh từ 2008 đến 2012 và đề xuất các giải pháp đến
2020. Vì vậy, trong luận án, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về NHTM và tái
cấu trúc hệ thống NHTM; ý nghĩa của việc tái cấu trúc hệ thống NHTM, nội dung
tái cấu trúc hệ thống NHTM; các biện pháp tái cấu trúc hệ thống NHTM và kinh
nghiệm quốc tế về tái cấu trúc hệ thống NHTM. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tái
cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012 từ số
liệu thu thập được, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, mang tính thực tiễn
nhằm đóng góp cho quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam thành công.
Do đó, đề tài nghiên cứu không trùng lắp với các công trình đã được nghiên cứu và
công bố trước đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tái cấu trúc hệ thống NHTM
- Phân tích thực trạng hoạt động và thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM
Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế trong cấu trúc của hệ thống NHTM Việt Nam
trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012. Đồng thời xác định nguyên nhân của
những hạn chế trong cấu trúc của hệ thống NHTM Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống giải pháp, kiến nghị góp phần thúc đẩy tiến trình tái cấu
trúc hệ thống NHTM Việt Nam đến 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tái cấu trúc hệ thống NHTM.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam là
một phạm trù rộng nên luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề: tái cấu trúc
tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị và tái cấu
trúc sở hữu.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: được giới hạn tại mười hai NHTM đại
diện cho các nhóm NHTM được phân chia theo hình thức sở hữu (NHTM Nhà nước
và NHTM cổ phần, trong đó NHTM Nhà nước bao gồm NHTM do Nhà nước sở
15
hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều
lệ) và vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2012, bao gồm: BIDV, VCB, Vietinbank,
Eximbank, Techcombank, MB, ACB, Sacombank, Maritime bank, Saigonbank, Bao
Viet bank, Ocean bank.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến
năm 2012 và định hướng đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phương pháp thống kê, mô tả, phân tích định tính, so sánh,
quy nạp, tổng hợp, logic, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn cùng tham khảo các tài
liệu để thực hiện nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận án
Theo đánh giá của tác giả những đóng góp chính của luận án:
Thứ nhất, trong phần cơ sở lý luận, luận án đã xác định đặc trưng tái cấu
trúc hệ thống NHTM là tính quyết liệt trong quá trình tái cấu trúc và là chương trình
mang tầm cỡ quốc gia. Đồng thời luận án đã chỉ rõ những công việc cần thực hiện
trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM;
Thứ hai, Phân tích và đánh giá thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt
Nam trong giai đoạn 2008 – 2012, từ đó tổng hợp những thành tựu, những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM
Việt Nam;
Thứ ba, Phân tích rõ những lý do cho thấy sự cấp thiết cần tái cấu trúc hệ
thống NHTM Việt Nam, đề xuất lộ trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam;
Thứ tư, Đề xuất thành lập Ủy ban tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam và
những công việc cụ thể Ủy ban này cần thực hiện, gồm có: xây dựng bộ tiêu chuẩn
xếp loại NHTM sau khi tái cấu trúc làm cơ sở để xác định đích mà cả cơ quan quản
lý nhà nước và từng NHTM cần đạt được;