Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SUY NGHĨ ĐỂ THÀNH CÔNG - 7 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
151
Krishnamurti: Bạn không hỏi họ à? Và bạn không bao giờ nhìn ngắm
những con chim hay sao? Thường thường những con chim trống mới có
nhiều mầu sắc hơn, nhiều sinh động hơn. Thu hút ở khía cạnh thân thể là
thành phần của dục tình để sinh ra những mầm non. Đó là cuộc sống. Và
những cậu trai cũng làm việc đó. Khi các em lớn lên các em thích chải tóc
theo một kiểu đặc biệt, đội một cái mũ xinh xinh, mặc quần áo quyến rũ –
mà là cùng sự việc. Tất cả chúng ta đều muốn phô trương. Người giàu có
trong chiếc xe hơi đắt tiền của anh ta, người con gái trang điểm cho mình
đẹp hơn, cậu con trai cố gắng trở thành rất thông minh – tất cả họ đều
muốn khoe khoang rằng họ có một cái gì đó. Nó là một thế giới lạ lùng,
phải không? Bạn thấy không, một bông huệ tây hay một đoá hoa hồng
không bao giờ giả vờ, và vẻ đẹp của nó là rằng nó là cái gì nó là.
152
Chương 21: Mục đích của học hỏi
Bạn có thích cố gắng hiểu được học hỏi là gì hay không? Bạn đến trường
để học hỏi, phải không? Và học hỏi là gì? Bạn có khi nào suy nghĩ điều đó
chưa? Bạn học hỏi như thế nào, tại sao bạn học hỏi, và bạn đang học hỏi
cái gì? Nghĩa lý, ý nghĩa sâu xa của học hỏi là gì? Bạn phải học đọc và
viết, học nhiều chủ đề khác nhau và cũng vậy thu lượm một phương pháp
kỹ thuật để chuẩn bị cho mình một nghề nghiệp dành cho mục đích kiếm
sống. Chúng ta hàm ý tất cả những việc đó khi chúng ta nói về học hỏi –
và rồi thì hầu hết chúng ta đều ngừng ở đó. Ngay khi chúng ta đậu những
kỳ thi nào đó và có được một việc làm, một nghề nghiệp, chúng ta dường
như quên luôn học hỏi.
Nhưng có một kết thúc cho học hỏi hay sao? Chúng ta nói rằng học hỏi từ
những quyển sách và học hỏi từ trải nghiệm là hai sự việc khác nhau; và
chúng đúng là như vậy à? Ví dụ, từ những quyển sách chúng ta học hỏi
những người khác đã viết về những môn khoa học. Sau đó chúng ta biến
nó thành những trải nghiệm riêng của chúng ta và tiếp tục học hỏi qua
những trải nghiệm đó. Và chúng ta cũng học hỏi qua trải nghiệm – ít nhất
ra đó là điều gì chúng ta nói. Nhưng rốt cuộc ra, muốn tìm hiểu những
chiều sâu lạ thường của cuộc sống, muốn tìm ra Chúa hay sự thật là gì,
phải có tự do; và, qua trải nghiệm liệu có tự do để khám phá, để học hỏi
hay không?
Bạn có suy nghĩ trải nghiệm là gì chưa? Nó là sự cảm thấy khi phản ứng
đến một thách thức, phải vậy không? Phản ứng đến một thách thức là trải
nghiệm. Và bạn có học hỏi qua trải nghiệm hay không? Khi bạn phản ứng
đến một thách thức, đến một điều kích thích, phản ứng của bạn được dựa
vào tình trang qui định của bạn, vào sự giáo dục bạn đã nhận được, vào
nền tảng văn hoá, tôn giáo, xã hội và kinh tế của bạn. Bạn phản ứng đến
một thách thức bị quy định bởi nền tảng quá khứ của bạn như một người
Ấn độ, một người Thiên chúa giáo, một người cộng sản hay bất kỳ người
nào. Nếu bạn không phá vỡ nền tảng quá khứ của bạn, phản ứng của bạn
đến bất kỳ thách thức nào chỉ củng cố hay bổ sung cái nền tảng quá khứ
đó mà thôi. Vì vậy bạn không bao giờ thực sự tự do để tìm hiểu, để khám
phá, để hiểu rõ sự thật là gì, Chúa là gì.
Do đó trải nghiệm không làm tự do cái trí, và học hỏi qua trải nghiệm chỉ là
một qui trình hình thành những khuôn mẫu mới được dựa vào tình trạng
qui định cũ của người ta. Tôi nghĩ hiểu rõ điều này rất quan trọng, bởi vì
khi lớn lên chúng ta bị vây bủa càng ngày càng nhiều trong trải nghiệm
của chúng ta, hy vọng học hỏi được từ đó; nhưng điều gì chúng ta học hỏi
được lại bị diễn giải bởi nền tảng quá khứ, mà có nghĩa rằng nếu chúng ta
học hỏi qua trải nghiệm chúng ta không bao giờ có tự do nhưng chỉ có sự
bổ sung của tình trạng quy định.