Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự khác nhau về khả năng chịu hạn và trình tự gen LTP (Lipid Transfer Protein) của một số giống lúa cạn địa phương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Trà My và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 119 - 125
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 http://www.lrc-tnu.edu.vn
SỰ KHÁC NHAU VỀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN VÀ TRÌNH TỰ GEN LTP (Lipid
transfer protein) CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CẠN ĐỊA PHƢƠNG
Nguyễn Trà My2
, Nguyễn Thị Ngọc Lan2
,
Nguyễn Vũ Thanh Thanh3
, Chu Hoàng Mậu1*
1Đại học Thái Nguyên, 2
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
3
Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hạn hán có tác động tiêu cực đối với cây lúa, nhất là trong giai đoạn cây mạ. Một trong số các gen
liên quan đến tính chịu hạn của cây lúa là LTP (Lipid transfer protein). Khi gặp hạn LTP có khả
năng tổng hợp protein thúc đẩy quá trình vận chuyển phospholipid tới màng, hỗ trợ việc tạo ra lớp
sáp hoặc lớp biểu bì giúp bảo vệ thực vật trƣớc stress hạn. Bài báo này trình bày kết quả nghiên
cứu về khả năng chịu hạn của một số giống lúa cạn thông qua việc xác định chỉ số chịu hạn tƣơng
đối và tỷ lệ tăng hàm lƣợng prolin. Khả năng chịu hạn của 9 giống lúa cạn ở giai đoạn cây mạ có
thể xếp thành 4 nhóm khác nhau về mức độ chịu hạn: Nhóm chịu hạn tốt nhất có hai giống: NA3
và NA1; tiếp đến là 2 giống NA2 và CB1; xếp thứ ba là 3 giống NA5, CB2 và NA4; nhóm chịu
hạn kém nhất gồm 2 giống LC và NA6. Đã khuếch đại, tách dòng thành công và xác định trình tự
gen LTP của hai giống lúa cạn địa phƣơng Tƣơng Dƣơng - Nghệ An (NA3 và NA6). Gen LTP của
giống NA3 có 417 nucleotide mã hóa cho 138 amino acid, gen LTP của giống NA6 có kích thƣớc
420 nucleotide mã hóa cho 139 amino acid. Gen LTP của hai giống lúa cạn NA3 và NA6 đều không
có intron. Đã xác định đƣợc sự sai khác ở 12 vị trí nucleotide của gen LTP của giống NA6 so với
giống Yukihikari (GenBank-AY466108) và giống NA3. Trong số 139 amino acid đƣợc mã hóa từ
gen LTP của giống NA6 thì xác định có 7 vị trí sai khác so với giống Yukihikari và giống NA3.
Từ khoá: Chịu hạn, lúa cạn địa phương, LTP gen, prolin, tách dòng.
MỞ ĐẦU*
Lúa là loại cây trồng rất mẫn cảm với các
điều kiện ngoại cảnh và là cây chịu hạn kém
[6]. Những yếu tố sinh thái bất lợi tác động
lên quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây
lúa nhƣ lƣợng mƣa, nhiệt độ, ánh sáng…
không thuận lợi. Trong đó khô hạn là yếu tố
quan trọng nhất ảnh hƣởng đến năng suất của
lúa, nó có thể làm giảm tới 70% năng suất cây
trồng. Trong những năm gần đây, nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực nâng cao năng suất,
chất lƣợng và tính chống chịu của cây trồng.
Trong đó, các nghiên cứu về tính chịu mất
nƣớc ở mức độ phân tử đã đƣợc các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu tạo nguồn
vật liệu khởi đầu cho chọn dòng chịu hạn
bằng công nghệ tế bào thực vật của Nguyễn
Thị Tâm (2006) [7]; đánh giá khả năng chịu
hạn thông qua hàm lƣợng đƣờng, protein,
enzyme trong hạt của của các giống lúa chịu
hạn khác nhau của Chu Hoàng Mậu (2005)
[4]. Nhiều nhóm gen liên quan đến khả năng
chịu mất nƣớc của tế bào đã đƣợc xác định
trình tự và công bố bởi một số tác giả [2], [5].
Gen mã hóa LTPs thuộc họ gen pathogenesis
– relate, có khả năng tổng hợp protein thúc
đẩy quá trình vận chuyển phospholipid tới
*
Tel: 0913383289; Email: [email protected]
màng. LTP còn hỗ trợ việc tạo ra lớp sáp hoặc
lớp biểu bì giúp thực vật bảo vệ, phản ứng và
đáp ứng lại những thay đổi của môi trƣờng
(Kader, 1996) [9]. Ở thực vật chúng không
chỉ tham gia vào việc hình thành cutin – có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mô thực
vật tránh khỏi sự mất nƣớc và quá trình phát
sinh phôi, chúng còn tham gia các phản ứng
chống lại các tác nhân gây bệnh ở thực vật và
quá trình thích nghi của cây đối với các điều
kiện khác nhau của môi trƣờng sống (Kader,
1996) [9]. Khi gặp các điều kiện bất lợi của
môi trƣờng các nhân tố nhƣ hormone, các quá
trình trao đổi ion, các con đƣờng truyền tín
hiệu... sẽ điều khiển gen LTP hoạt động tổng
hợp protein và tăng cƣờng vận chuyển
phospholipid tới màng, tăng tính bền vững
của thành tế bào và khả năng giữ nƣớc của
màng nhằm giúp cho cây chống lại điều kiện
khô hạn của môi trƣờng.
Với mục đích đánh giá một cách có hệ thống
về khả năng chịu hạn của các giống lúa cạn,
trong bài báo này, chúng tôi công bố kết quả
đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn mạ ba
lá và phân lập gen LTP ở hai giống lúa cạn
địa phƣơng là Giáng và Nhan khác nhau về
khả năng chịu mất nƣớc với mục tiêu tìm hiểu