Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự khác biệt trong đánh giá giữa giảng viên và sinh viên đối với chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường cao đẳng Nông lâm Đông Bắc - Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1900

Sự khác biệt trong đánh giá giữa giảng viên và sinh viên đối với chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường cao đẳng Nông lâm Đông Bắc - Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

NGUYỄN HUY CƯỜNG

SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN

ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC – QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Ngọc Thạch

Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

NGUYỄN HUY CƯỜNG

SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN

ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC – QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Ngọc Thạch

Hà Nội - 2012

3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1. Lý do chọn đề tài 8

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 10

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 10

4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 11

5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 11

6. Phạm vi nghiên cứu 12

7. Phƣơng pháp nghiên cứu 12

8. Cấu trúc của luận văn 13

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƢỢNG HOẠT GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

14

1.1. Tổng quan 14

1.2. Cơ sở lý luận 18

1.2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá chất lượng hoạt

động giảng dạy

18

1.2.1.1. Đánh giá 18

1.2.1.2. Giảng dạy 19

1.2.1.3. Chất lượng 21

1.2.1.4. Chất lượng trong giáo dục đại học 22

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giảng dạy 30

1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy 30

4

1.2.4. Các phương pháp và cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng

hoạt động giảng dạy

36

1.2.5. Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy 42

1.3. Kết luận Chƣơng 1 44

CHƢƠNG 2: CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY

CỦA GV VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GV VÀ SV TRONG ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV TẠI

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC – QUẢNG NINH

45

2.1. Giới thiệu về Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc - Quảng Ninh 45

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 45

2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển 48

2.1.3. Công tác đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của GV 49

2.2. Chất lƣợng hoạt động giảng dạy của giảng viên 52

2.2.1. Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của GV 52

2.2.2. Chất lượng hoạt động giảng dạy của GV theo đánh giá của SV 55

2.2.3. Chất lượng hoạt động giảng dạy của GV theo đánh giá của GV 66

2.3. Sự khác biệt giữa GV và SV trong đánh giá chất lƣợng giảng dạy của GV 74

2.3.1. Phân tích thống kê mô tả theo các nhận định trên phiếu đánh giá 75

2.3.2. Phân tích tương quan giữa các tiêu chí trên phiếu đánh giá 77

2.3.3. Phân tích sự khác biệt về mức độ đánh giá các tiêu chí giữa GV và SV 79

2.4. Kết luận Chƣơng 2 80

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC – QUẢNG NINH

82

3.1. Giải pháp từ phía Nhà trƣờng 82

3.1.1. Đẩy mạnh công tác tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của Nhà

trường và của từng chuyên ngành đào tạo

82

5

3.1.2. Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng các hoạt động giảng

dạy trong Nhà trường

83

3.1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng

viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

84

3.2. Giải pháp cho giảng viên 87

3.2.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy 87

3.2.2. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên 88

3.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 88

3.3. Giải pháp cho sinh viên 89

3.3.1. Nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa

học của SV

89

3.3.2. Tạo môi trường thuận lợi giúp SV thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình 89

3.4. Kết luận Chƣơng 3 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 97

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

GDĐH Giáo dục đại học

GV Giảng viên

GS Giáo sư

HĐGD Hoạt động giảng dạy

INQAAHE Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế

Nxb Nhà xuất bản

PGS Phó giáo sư

PVS Phỏng vấn sâu

SV Sinh viên

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TS Tiến sỹ

7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TT Tên bảng biểu Tr.

1 Bảng 2.1. Các tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng HĐGD môn học

của GV

53

2 Bảng 2.2. Thống kê tần suất phương án trả lời các nhận định trong

phiếu đánh giá chất lượng HĐGD của GV (dành cho SV đánh giá)

60

3 Bảng 2.3. Năm chỉ số cơ bản về đại lượng đo mức độ đánh giá của SV

đối với chất lượng HĐGD của GV

65

4 Bảng 2.4. Thống kê tần suất phương án trả lời các nhận định trong

phiếu đánh giá chất lượng HĐGD của GV (dành cho GV tự đánh giá)

67

5 Bảng 2.5. Năm chỉ số cơ bản về đại lượng đo mức độ tự đánh giá của

GV đối với chất lượng HĐGD của GV

72

6 Bảng 2.6. Thống kê tỷ lệ tần suất phương án trả lời các nhận định của

GV và SV trên phiếu đánh giá chất lượng HĐGD của GV

75

7 Bảng 2.7. Sự tương quan giữa các tiêu chí về chất lượng HĐGD của

GV theo đánh giá của GV

77

8 Bảng 2.8. Sự tương quan giữa các tiêu chí về chất lượng HĐGD của

GV theo đánh giá của SV

78

9 Bảng 2.9. Giá trị trung bình của các tiêu chí theo đánh giá của GV và SV 79

10 Bảng 2.10. Phân tích ANOVA theo các tiêu chí đánh giá giữa SV và GV 79

11 Biểu đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tần suất SV tham gia khảo sát với giá

trị bình quân (TBC) điểm đánh giá các nhận định trên phiếu đánh giá

65

12 Biểu đồ 2.2. Mối quan hệ giữa tần suất GV tham gia khảo sát với giá trị

bình quân (TBC) điểm đánh giá các nhận định trên phiếu tự đánh giá

72

8

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, giáo dục đại học (GDĐH) của nước ta đã đạt được

những thành tựu to lớn, từng bước hội nhập với giáo dục các nước trong khu vực và

trên thế giới. Sự chuyển biến tích cực trong GDĐH đã và đang đáp ứng nhu cầu học

tập, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội. Quy mô đào tạo ngày càng tăng.

Việc đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, loại hình, phương thức đào tạo và chủ thể sở

hữu cơ sở giáo dục và đào tạo ngày càng được quan tâm chú ý. Các hoạt động liên kết

đào tạo giữa các cơ sở GDĐH ở trong nước và nước ngoài đang được mở rộng. Nhiều

cơ sở GDĐH ở trong nước đã bắt đầu áp dụng các mô hình, các chuẩn mực đào tạo

của nước ngoài. Chính những chuyển biến này là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo

dục và đào tạo trong các cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, yêu cầu về nguồn nhân lực ở trong

nước cũng như trên thế giới ngày một cao, sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục và

đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài nước ngày càng trở nên

khốc liệt sẽ là những thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nhiều trường

đại học và cao đẳng ở nước ta. Để đáp ứng một phần yêu cầu nâng cao chất lượng đội

ngũ giảng viên (GV), việc đánh giá, làm rõ chất lượng hoạt động giảng dạy (HĐGD)

trên cơ sở đó tìm các giải pháp để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng

HĐGD trong các trường đại học, cao đẳng là một yêu cầu hết sức cấp thiết.

Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc - Quảng Ninh, tiền thân là Trường

Trung học Lâm nghiệp I Trung ương được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nâng

cấp thành trường cao đẳng tháng 11 năm 2007. Nhà trường đã có truyền thống trên

45 năm đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp và kinh tế

với uy tín cao về chất lượng đào tạo, song đào tạo bậc cao đẳng của Nhà trường còn

hết sức mới mẻ và còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có chất lượng của đội ngũ GV.

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo luôn được Nhà trường quan tâm hàng đầu đặc biệt

trong giai đoạn hiện nay khi ngành giáo dục và đào tạo chủ trương xây dựng hệ

thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục nhằm không ngừng duy trì và

9

nâng cao chất lượng và các chuẩn mực trong giáo dục và đào tạo. Các hoạt động

đảm bảo chất lượng đào tạo và tự đánh giá của Nhà trường đang được quan tâm

đúng mức. Mặc dù vậy, một số vấn đề như quan niệm về chất lượng giáo dục, chất

lượng giảng dạy và chất lượng học tập, các yếu tố và điều kiện đảm bảo chất lượng,

các tiêu chí và công cụ đánh giá chất lượng, biện pháp và quy trình cải tiến chất

lượng,.. vẫn còn rất mới mẻ đối với cán bộ, GV, công nhân viên và sinh viên (SV)

của Nhà trường. Nhà trường chưa thực sự có hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt

động đào tạo của mình, nhất là các HĐGD, nên khó khẳng định được chất lượng

giảng dạy và chất lượng đào tạo nói chung của Nhà trường hiện nay ra sao, có đáp

ứng được yêu cầu của SV, người sử dụng lao động và xã hội hay không.

Trong thực tiễn, đánh giá chất lượng HĐGD đã được thực hiện ở nhiều

trường đại học trong và ngoài nước với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hình

thức SV và GV tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy được coi là hai hình thức có

ý nghĩa quan trọng. Trong quá trình đào tạo, SV vừa là trung tâm, vừa là đối tượng,

vừa là sản phẩm, vừa là người hưởng thụ. Chính vì thế, đánh giá chất lượng giảng

dạy của GV bởi SV chính là một trong những thước đo chất lượng HĐGD. Bên

cạnh đó, GV là những người trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và tạo nên

chất lượng giảng dạy do vậy để đánh giá chất lượng HĐGD không thể thiếu sự đánh

giá của chính GV đối với HĐGD của họ. Tuy nhiên, chất lượng HĐGD của GV

được đánh giá theo quan điểm của SV và của GV có sự khác biệt như thế nào, tính

chính xác và độ tin cậy của hai hình thức đánh giá này khác biệt ra sao vẫn chưa

được quan tâm nghiên cứu.

Với những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: “Sự khác

biệt trong đánh giá giữa giảng viên và sinh viên đối với chất lượng hoạt động giảng

dạy của giảng viên tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc – Quảng Ninh”.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đây sẽ là một đề tài nghiên cứu sự khác biệt trong đánh giá chất lượng HĐGD

của GV được xem xét trên góc độ đo lường và đánh giá chất lượng theo quan điểm của

SV và của GV. Lần đầu tiên chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông

10

Lâm Đông Bắc được nghiên cứu đánh giá một cách bài bản, có hệ thống. Xuất phát từ

những cơ sở lý luận về chất lượng, chất lượng giảng dạy, đề tài sẽ đề xuất các phương

pháp đánh giá, tiêu chí và công cụ đánh giá áp dụng cho SV và GV trong đánh giá chất

lượng HĐGD của GV từ đó thấy được sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và GV đối

với chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.

Thông qua các kết quả nghiên cứu của đề tài, Trường Cao đẳng Nông Lâm

Đông Bắc sẽ lựa chọn được phương thức phù hợp nhất với điều kiện của Nhà

trường để đánh giá chất lượng HĐGD của GV, góp phần vào việc duy trì và nâng

cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là tài

liệu tham khảo cho việc nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục và đào tạo liên quan

đến đánh giá chất lượng HĐGD thông qua SV và GV.

Những kết quả nghiên cứu mong đợi của đề tài

Kết quả nghiên cứu mong đợi của đề tài là làm sáng tỏ thực trạng chất lượng

HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; đề xuất được bộ tiêu chí

và công cụ để đánh giá chất lượng HĐGD của GV thông qua SV và GV; vận dụng

bộ tiêu chí và công cụ này để thực hiện đánh giá chất lượng HĐGD của GV, từ đó

thấy được sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và SV đối với chất lượng HĐGD

của GV; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐGD của

GV tại Trường cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nhằm nghiên cứu sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và SV đối với

chất lượng HĐGD của GV trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chí, công cụ để đánh giá chất

lượng HĐGD của GV, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

HĐGD của đội ngũ GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

HĐGD của GV và hoạt động học tập của SV là hai hoạt động cơ bản trong quá

trình đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục và đào

tạo. Hai hoạt động này gắn kết chặt chẽ với nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau.

HĐGD của GV mang tính tích cực, có tính định hướng bên ngoài tác động đến SV.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!