Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự khác biệt trong phát âm của trẻ từ 2 đến 3 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc (xét từ góc độ giới tính)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Trà My và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 123 - 128
123
SỰ KHÁC BIỆT TRONG PHÁT ÂM CỦA TRẺ TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI
Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC (XÉT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH)
Nguyễn Thị Trà My*
, Vi Thị Điệp
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thông thường, khi 1 tuổi, một số trẻ đã biết nói nhưng chưa rõ ràng. Đến giai đoạn 2 - 3 tuổi, trẻ
sẽ tiếp nhận khá nhiều vốn từ và dần biết sử dụng chúng để tạo thành các ngữ, các câu hoàn chỉnh.
Qúa trình hình thành ngôn ngữ nói của mỗi trẻ không giống nhau. Dưới góc độ giới tính, sự khác
biệt này cũng được thể hiện khá rõ nét. Bằng cách tiến hành khảo sát trên 100 trẻ (50 bé trai, 50 bé
gái) từ 2 – 3 tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn, bài viết của chúng tôi không nhằm
vào sự nhận thức giới tính của trẻ mà hướng tới điểm tương đồng và khác biệt trong việc hình
thành, sử dụng ngôn ngữ giữa trẻ nam và trẻ nữ xét trên bình diện ngữ âm, cụ thể là cách phát âm
các âm vị trong cấu tạo âm tiết và cách thể hiện ngữ điệu.
Từ khóa: Ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ, giới tính, ngữ âm, âm tiết.
Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm rất
cần thiết bởi thông qua hoạt động này chúng
ta sẽ giúp trẻ dần hình thành tư duy, nhận
thức và nhân cách. Thực tế cũng cho thấy,
trong quá trình hình thành ngôn ngữ, trẻ
thường gặp rất nhiều lỗi. Những lỗi này xuất
hiện trên cả ba phương diện: ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp. Thông thường, khi 1 tuổi một số
trẻ đã biết nói nhưng chưa rõ ràng. Đến giai
đoạn 2 - 3 tuổi, trẻ sẽ tiếp nhận khá nhiều vốn
từ và dần biết sử dụng chúng để tạo thành các
ngữ, các câu hoàn chỉnh. Qúa trình hình thành
ngôn ngữ nói của mỗi trẻ không giống nhau.
Dưới góc độ giới tính, sự khác biệt này cũng
được thể hiện khá rõ nét. Bài viết của chúng
tôi không nhằm vào sự nhận thức giới tính
của trẻ mà hướng tới điểm tương đồng và
khác biệt trong việc hình thành, sử dụng ngôn
ngữ giữa trẻ nam và trẻ nữ (xét trên bình diện
ngữ âm). Chúng tôi tập trung vào điểm khác
biệt trong cách kết hợp phụ âm đầu, âm chính,
âm cuối và thanh điệu của trẻ để tìm ra xu
hướng sử dụng các bộ phận này. *
Để phát ra được âm tiết chuẩn trẻ cần phải có
bộ máy cấu âm hoàn thiện. Tùy thuộc vào sự
phát triển của từng trẻ, khi bộ máy cấu âm
khác nhau, giọng nói của trẻ cũng khác nhau.
*
ĐT: 0983732638; Email: [email protected]
Cách cấu tạo âm tiết của trẻ nam và trẻ nữ
đều phải tuân theo quy tắc ngôn ngữ nhất
định. Khi đã qua giai đoạn mẫu giáo, trẻ bắt
đầu học được cách kết hợp các âm vị giống
người lớn và chính xác hơn.
Để làm sáng tỏ nội dung của bài viết, chúng
tôi tiến hành khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ
của 50 trẻ nam và 50 trẻ nữ đang học tại lớp 2
tuổi trường Mầm non Hoa Mai (TP.Thái
Nguyên), lớp A1 trường Mầm non 19/5 (TP.
Thái Nguyên) và lớp 24 - 36 tháng trường
Mầm non Sàn Viên (Lạng Sơn). Kết quả thu
được như sau:
CÁCH PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU
Nhìn vảo số liệu trên bảng 1 chúng ta thấy:
+ Các bé trai có xu hướng sử dụng nhầm lẫn
các phụ âm đầu trong cấu tạo âm tiết nhiều
hơn các bé gái. Số trẻ nam mắc các lỗi biến
đổi các phụ âm đầu /c/ thành /t/, /k/ thành /c/
và /ɣ /, /ş/ thành /c/, /s/ và /t’/, /f/ thành /p/, /p/
thành /b/ nhiều hơn trẻ nữ từ 2 cho tới 16 bé.
Trong khi đó, số lượng các bé gái nhầm lẫn
phụ âm đầu cao hơn các bé trai chỉ ở 4 âm vị
/χ/ thành /c/ (nhiều hơn 1 bé), /n/ thành /l/ (2
bé), /l/ thành /n/ (2 bé). Ngoài ra, trong bảng
trên chúng ta thấy 100% các bé có xu hướng
sử dụng các âm đầu /c/ thay cho/ʈ/, /s / thay
cho / ş /, /z/ thay cho /ʐ /.