Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1535

Sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA GD TIỂU HỌC - MẦM NON

----------------

Đề tài:

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Triều Tiên

Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Lệ Thu

Lớp : 10SMN1

Đà Nẵng, tháng 5/2014

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin tỏ lòng

biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa GD Tiểu học - Mầm non. Đặc biệt là cô

giáo Nguyễn Thị Triều Tiên đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn em trong

suốt thời gian qua.

Do bước đầu làm quen với khóa luận nên kiến thức, trình độ chuyên

môn còn hạn chế, vì thế khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô

để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Đà nẵng, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Huỳnh Thị Lệ Thu

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ thường

BTSL

ĐC

TN

GDMN

MN

MG

TB

TCDG

Biểu tượng số lượng

Đối chứng

Thực nghiệm

Giáo dục mầm non

Mầm non

Mẫu giáo

Trung bình

Trò chơi dân gian

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu:..............................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ......................................................................3

4. Giả thuyết khoa học: ...............................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................4

8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................4

B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN

GIAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ

LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI..........................................................6

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề. ..................................................................6

1.2. Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình

thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ................................................9

1.2.1. Những vấn đề lí luận về quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi. ...............................................................................................................9

1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................9

1.2.1.2 Đặc điểm phát triển biếu tượng số lượng ở trẻ mầm non nói chung và trẻ

MG 5-6 tuổi nói riêng. ..............................................................................................10

1.2.1.3 Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-

6 tuổi ở trường mầm non...........................................................................................14

1.2.2. Trò chơi và TCDG đối với trẻ mẫu giáo.........................................................15

1.2.2.1. Khái niệm về trò chơi, trò chơi dân gian......................................................15

1.2.2.2. Trò chơi dân gian Việt Nam.........................................................................16

1.2.2.3. Trò chơi dân gian trẻ em ..............................................................................17

1.2.2.4. Phân loại trò chơi dân gian trẻ em ...............................................................19

1.2.2.5. Vai trò của trò chơi dân gian trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. .........................................................................................20

1.2.3. Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức các trò chơi dân gian nhằm nâng

cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng ...........................................................22

1.3. Cơ sở thực tiễn sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình thành

biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .........................................................23

1.3.1. Mục đích điều tra thực trạng ...........................................................................23

1.3.2. Địa bàn và khách thể điều tra..........................................................................24

1.3.2.1. Địa bàn điều tra ............................................................................................24

1.3.2.2. Khách thể điều tra ........................................................................................24

1.3.3. Phương pháp điều tra ......................................................................................25

1.3.4. Thời gian điều tra thực trạng...........................................................................25

1.3.5. Kết quả điều tra ...............................................................................................25

1.3.5.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên MN về việc sử dụng TCGD nhằm nâng

cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........................................25

1.3.5.2 Thực trạng cách thức sử dụng trò chơi dân gian vào việc nâng cao hình

thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...............................................27

1.3.5.3 Thực trạng mức độ phát triển biểu tượng số lượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

ở hai trường mầm non Tuổi Thơ và trường mầm non 20-10 thuộc địa bàn Q. Hải

Châu. TP. Đà Nẵng. ..................................................................................................32

Kết luận chương I....................................................................................................38

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN

NHẰM NÂNG CAO HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ

MẪU GIÁO 5-6 TUỔI............................................................................................39

2.1 Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành

biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .........................................................39

2.1.1. Lựa chọn và sử dụng TCDG trong quá trình hình thành biểu tượng số lượng

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non

nói chung và nội dung hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ nói riêng ................39

2.1.2 Lựa chọn và sử dụng TCDG phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm

phát triển biểu tượng số lượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .........................................40

2.1.3 Lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian phải hướng vào trẻ nhằm phát huy tính

tự nguyện, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi. ..................41

2.1.4 Việc lựa chọn và sử dụng TCDG trong quá trình hình thành biểu tượng số

lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa

phương, của trường, lớp…........................................................................................42

2.2 Cách thức sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu

tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................................................42

2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cho việc sử dụng trò chơi dân gian nhằm

hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ....................................................................42

2.2.2 Giai đoạn tổ chức, hướng dẫn trò chơi dân gian nhằm hình thành biểu tượng

số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...........................................................................47

2.2.3 Giai đoạn đánh giá hiệu quả sự dụng trò chơi dân gian nhằm hình thành biểu

tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................................................56

2.3 Mối liên hệ giữa các giai đoạn sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hình

thành biểu tượng số lượng ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi...................................................58

2.4 Những điều kiện để thực hiện tốt cách thức sử dụng trò chơi dân gian nhằm

nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.........61

Kết luận chương 2 ...................................................................................................62

Chương 3: THỰC NGHIỆM CÁCH SỬ DỤNG TCDG NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI..63

3.1 Mục đích của thực nghiệm..................................................................................63

3.2 Nội dung thực nghiệm.........................................................................................63

3.3 Mẫu thực nghiệm ................................................................................................64

3.4 Thời gian thực nghiệm ........................................................................................64

3.5 Điều kiện tiến hành thực nghiệm ........................................................................64

3.6 Tiêu chí đánh giá và phân loại mức độ hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi ......................................................................................................65

3.7 Cách tiến hành thực nghiệm................................................................................66

3.8.2 Kết quả kiểm tra mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm hình thành. ........................................70

Kết luận chương 3 .....................................................................................................79

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................80

1. Kết luận chung: .....................................................................................................80

2. Kiến nghị...............................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp dẫn trẻ chơi các TCDG trong

quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ....................................27

Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về những khó khăn khi tổ chức các TCDG nhằm

hình thành BTSL cho trẻ..........................................................................31

Bảng 1.3: Thực trạng biểu hiện mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi .............................................................................................35

Bảng 3.1 : Mức độ hình thành biểu tượng số lượng ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cả hai

nhóm TN và ĐC trước khi thực nghiệm hình thành................................68

Bảng 3.2. Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ MG 5-6 tuổi cả hai nhóm

TN và ĐC sau thực nghiệm hình thành. ..................................................70

Bảng 3.3. Mức độ hứng thú của trẻ cả hai nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm hình

thành.........................................................................................................73

Bảng 3.4. Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm TN

và ĐC trước và sau thực nghiệm hình thành. ..........................................75

Biểu đồ 3.1 : Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ 5-6 tuổi cả hai nhóm

TN và ĐC trước thực nghiệm hình thành. ..........................................70

Biểu đồ 3.2. Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ MG 5-6 tuổi cả hai

nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm hình thành. ...................................71

Biểu đồ 3.3: Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN

trước và sau TN...................................................................................76

Biểu đồ 3.4: Mức độ hình thành biểu tượng số lượng của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC

trước và sau TN...................................................................................77

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XXI, loài người sống trong nền văn minh công nghiệp hiện đại, trong

đó con người là trung tâm của sự phát triển. Sự hùng mạnh của các quốc gia trên thế

giới là do tiềm năng trí tuệ quyết định, do đó phát triển năng lực, trí tuệ và năng lực

hành động cho con người là một trong những xu hướng xây dựng chiến lược giáo

dục của nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ: “Điều quyết

định là ở con người với trí tuệ và năng lực ngày càng cao” và Đảng ta cũng khẳng

định rõ ràng rằng “nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con

người, trong đó có tiềm lực trí tuệ”. Do đó, phát huy nguồn lực con người là nhân tố

cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững của xã hội, con người vừa là mục

tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định thắng

lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để chuẩn bị nguồn

nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, Đảng đã chỉ rõ “vai trò của trí tuệ, nguồn

nhân lực có trí tuệ và đi liền với nó là vai trò của giáo dục – đào tạo, đầu tư cho giáo

dục là đầu tư cho sự nghiệp phát triển”.

Trong nghị quyết trung ương II khóa VIII, Đảng ta đã đề ra mục tiêu cụ thể

cho GDMN là: “phát triển bậc MN phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi,

đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị cho trẻ

vào lớp 1”. Trong quá trình giáo dục trẻ em, việc phát triển trí tuệ cho trẻ có vai trò

quan trọng. Chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt hôm nay chính là chuẩn bị cho những

chủ nhân tương lai có trí tuệ, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với nhiều

loại hình lao động mới.

Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ MN là một nội dung quan

trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục MN. Các biểu tượng về toán có thể hình

thành một cách tự phát, ngẫu nhiên, có thể được hình thành một cách tự giác thông

qua các hoạt động có sự định hướng của người lớn. Các nhà Tâm Lý Học, Giáo dục

học Maxit khẳng định rằng mức độ nắm vững các biểu tượng nói chung và các biểu

tượng toán học của trẻ phụ thuộc khá lớn vào phương pháp hướng dẫn và tổ chức

2

các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là cách thức tổ chức các “tiết học toán” ở trường

MN.

Ở trường MG, cô giáo dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau, bằng nhiều

phương pháp và phương tiện khác nhau, trong đó, hoạt động vui chơi là hoạt động

chủ đạo và được xem là hình thức tổ chức quá trình sư phạm ở trường MN, chơi là

phương tiện giáo dục quan trọng để tổ chức các hoạt động học tập và giáo dục trẻ

em lứa tuổi MG. Trò chơi của trẻ rất phong phú và đa dạng, trong các loại trò chơi ở

trường MN thì TCDG hiện nay cũng được các nhà giáo dục sử dụng làm phương

tiện giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thực tế cho thấy, TCDG được

sử dụng ở trường MN đã đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ và trẻ rất hứng thú

với các TCDG bởi lẻ, TCDG có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính

khác nhau của nhiều trẻ trong cùng độ tuổi như: sôi nổi, điềm đạm hay trầm tính.

Mỗi loại trò chơi có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, khiến cho

trẻ chơi suốt ngày mà không chán. Hơn nữa, các TCDG thường giản tiện, không cầu

kỳ, tốn kém nên có thể chơi dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm,

chủ yếu lấy từ trong thiên nhiên.

Như vậy, TCDG không chỉ đơn thuần là trò chơi mang tính giải trí, phát triển

vận động mà còn mang ý nghĩa giáo dục, phát triển trí tuệ của trẻ. Sử dụng TCDG

nhằm hình thành BTSL, con số và phép đếm cho trẻ MG 5-6 tuổi là điều cần thiết

trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đồ dùng học tập

còn thiếu thốn, trường lớp chật hẹp, trẻ không có điều kiện tiếp xúc với những đồ

chơi, trò chơi hiện đại thì TCDG trở thành một món ăn tinh thần đối với trẻ, và là

phương tiện, biện pháp hữu hiệu hình thành các BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường

MN.

Để nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi, dựa trên điều

kiện thực tế của địa phương mà vẫn đảm bảo mục đích dạy học cho trẻ, chúng tôi

chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả hình

thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.

3

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành

BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ

MG 5-6 tuổi ở trường MN.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu và xây dựng được cách thức xây dựng TCDG trên cơ sở phối

hợp sử dụng hợp lý từ việc sử dụng ngân hàng TCDG tới việc sử dụng các TCDG

trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi thì sẽ nâng cao hiệu quả của

quá trình dạy học này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả

hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.

Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành

BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.

Đề xuất cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành số

lượng cho trẻ MG 5-6 tuổi.

Tiến hành TN cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành

BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.

6. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập, nghiên cứu

cách thức sử dụng các TCDG nhằm nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ

MG 5-6 tuổi ở trường MN Tuổi Thơ và trường MN 20-10 (Quận Hải Châu, TP Đà

Nẵng) .

4

7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận

Đọc sách báo, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa những tài liệu có liên

quan đến đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát và đánh giá cách thức tổ chức, hướng dẫn TCDG trong các hoạt động

làm quen với toán trong trường MN.

7.2.2. Phương pháp đàm thoại

Trao đổi trò chuyện với giáo viên MN về cách thức sử dụng TCDG trong quá

trình hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi nhằm thu thập thông tin có liên quan

đến đề tài, phát hiện thực trạng và làm sáng tỏ các thông tin thu nhận được từ phiếu

điều tra Anket.

7.2.3. Phương pháp điều tra bằng an két

Sử dụng phiếu điều tra (Anket) với 30 giáo viên MN nhằm tìm hiểu về nhận

thức, thái độ của giáo viên về thực trạng cách thức sử dụng TCDG nhằm nâng cao

hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi trường MN thuộc địa bàn TP Đà

Nẵng.

7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi sử dụng những TN sư phạm nhằm mục đích tìm ra những giải pháp

tác động vào quá trình tổ chức, hướng dẫn sử dụng TCDG nhằm nâng cao hiệu quả

hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi.

7.2.5. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng công thức tính phần trăm (%), công thức tính giá trị trung bình cộng

để xử lý các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

8. Cấu trúc khóa luận

Khóa luận gồm: 3 phần

A.Phần mở đầu:

Nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng, giả thuyết

khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, giới hạn của đề tài, phương pháp nghiên cứu, đóng

góp của đề tài, cấu trúc luận văn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!