Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
PREMIUM
Số trang
155
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1281

Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

HÀ THỊ KIM LINH

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN

NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

TIỂU HỌC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 62.14.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ

2. PGS.TS. Phạm Viết Vƣợng

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả

các nguồn số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chƣa

đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều

đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Hà Thị Kim Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ......................................................................................................................................i

Mục lục .......................................................................................................................................... ii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt............................................................................................v

DAnh mục các bảng ........................................................................................................................ vi

Danh mục biểu đồ........................................................................................................................... vii

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................3

4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3

7. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................3

7.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết.......................................................3

7.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................4

7.3. Nhóm các phƣơng pháp thống kê toán học ...........................................................4

8. Những luận điểm cần bảo vệ ...............................................................................5

9. Đóng góp mới của luận án...................................................................................5

9.1. Về lý luận ..............................................................................................................5

9.2. Về thực tiễn ...........................................................................................................5

10. Cấu trúc của luận án ..........................................................................................5

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .........................................6

1.1. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................6

1.1.1. Những nghiên cứu về trò chơi trong giáo dục học sinh .....................................6

1.1.2. Nghiên cứu về trò chơi dân gian trong giáo dục học sinh................................11

1.2. Những vấn đề cơ bản của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học................14

1.2.1. Khái niệm đạo đức, Giáo dục đạo đức .............................................................14

1.2.2. Đặc điểm của học sinh tiểu học........................................................................16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

1.2.3. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ...........................................18

1.2.4. Các con đƣờng giáo dục đạo đức cho HSTH ...................................................21

1.3. Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .....22

1.3.1. Khái quát về TCDG..........................................................................................22

1.3.2. Cơ sở để sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho HSTH..........................28

1.3.3. Sử dụng TCDG nhƣ là phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .....37

1.3.4. Hình thức sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho HSTH........................38

Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................................40

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM GIÁO

DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC ..... 41

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ....................................................................41

2.1.1. Khái quát về khách thể khảo sát.......................................................................41

2.1.2. Mục tiêu khảo sát .............................................................................................42

2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát ......................................................................................42

2.1.4. Đối tƣợng khảo sát ...........................................................................................42

2.2. Thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc..........43

2.2.1. Thực trạng nhận thức về sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.................43

2.2.2. Thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH ......................................49

2.3. Đánh giá chung thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH

miền núi Đông Bắc.........................................................................................61

2.3.1. Ƣu điểm và kết quả chính.................................................................................61

2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế ..................................................................................62

Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................................63

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC ................. 65

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.........65

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...................................................................65

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .....................................................................65

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển ....................................................................66

3.1.4. Đảm bảo sự phù hợp đối tƣợng giáo dục .........................................................66

3.2. Biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi Đông Bắc .....67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

3.2.1. Thiết lập mối quan hệ giữa TCDG và nội dung GDĐĐ cho HSTH ................67

3.2.2. Xây dựng quy trình sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH ........................73

3.2.3. Thiết kế hoạt động sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH..........................76

3.2.4. Đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trƣờng tiểu học theo hƣớng sử

dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HS................................................................82

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.........84

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.....................................................................87

3.4. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm

giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .........................................................88

3.4.1. Mục đích, đối tƣợng, phƣơng pháp đánh giá....................................................88

3.4.2. Kết quả thăm dò các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo

đức cho học sinh tiểu học..............................................................................88

3.5. Tổ chức thực nghiệm biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.........89

3.5.1. Khái quát thực nghiệm .....................................................................................89

3.5.2. Phân tích kết quả thực nghiệm .........................................................................93

Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 109

1. Kết luận ...........................................................................................................109

2. Khuyến nghị ....................................................................................................109

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................................111

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQLGD : Cán bộ quản lí giáo dục

ĐC : Đối chứng

Giáo dục : GD

Giáo dục đạo đức : GDĐĐ

GV : Giáo viên

HĐGD : Hoạt động giáo dục

HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HS : Học sinh

HSTH : Học sinh tiểu học

QTGD : Quá trình giáo dục

TB : Trung bình

TCDG : Trò chơi dân gian

TN : Thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đánh giá của GV về ƣu thế sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ .............................. 43

Bảng 2.2. Nhận thức mục đích sử dụng TCDG trong giáo dục HSTH ............................ 44

Bảng 2.3. Đánh giá sự phù hợp của TCDG trong thực hiện các chủ đề GDĐĐ............. 45

Bảng 2.4. Nhận thức một số nội dung GDĐĐ thích hợp qua sử dụng TCDG................ 46

Bảng 2.5. Nhận thức về hình thức sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH ................ 47

Bảng 2.6. Đánh giá về sự phù hợp của TCDG trong thực hiện chủ điểm giáo dục............. 48

Bảng 2.7. Hệ thống TCDG đƣợc sử dụng trong trƣờng tiểu học....................................... 49

Bảng 2.8. Thực trạng nội dung GDĐĐ cho HSTH qua sử dụng TCDG.......................... 52

Bảng 2.9. Hình thức sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH......................................... 53

Bảng 2.10. Phƣơng pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH................................. 54

Bảng 2.11. Hình thức sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH trong tổ chức

HĐGDNGLL.............................................................................................................. 55

Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng TCDG theo chủ điểm GD................................................. 56

Bảng 2.13. Hình thức sử dụng TCDG theo chủ điểm GD................................................... 57

Bảng 3.1. Đánh giá về sự cần thiết của biện pháp................................................................. 88

Bảng 3.2. Đánh giá về tính khả thi của biện pháp................................................................. 89

Bảng 3.3. Nhận thức của HS về sử dụng TCDG trƣớc và sau thực nghiệm lần 1.......... 93

Bảng 3.4. Nhận thức của HS về một số biểu hiện đạo đức trƣớc và sau TN lần 1......... 94

Bảng 3.5. Thái độ của HS đối với những biểu hiện đạo đức trƣớc và sau TN lần 1...... 95

Bảng 3.6. Một số biểu hiện hành vi đạo đức của HS trƣớc và sau TN lần 1................... 96

Bảng 3.7. Những tham số đặc trƣng ở lớp ĐC và TN trƣớc TN........................................ 97

Bảng 3.8. Nhận thức của HS về ý nghĩa của TCDG sau TN lần 2.................................... 99

Bảng 3.9. Nhận thức của HS về biểu hiện chuẩn mực đạo đức sau TN lần 2............... 101

Bảng 3.10. Thái độ của HS sau TN lần 2.............................................................................. 102

Bảng 3.11. Hành vi đạo đức của HS sau TN lần 2.............................................................. 103

Bảng 3.12. Những tham số đặc trƣng ở lớp ĐC và lớp TN sau hai lần thực nghiệm..... 103

Bảng 3.13. Đánh giá của HS đối với hoạt động TCDG..................................................... 105

Bảng 3.14. Hứng thú của HS khi tham gia hoạt động thực nghiệm................................ 106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan nhận thức, thái độ, hành vi sau thực nghiệm 1........................ 99

Biểu đồ 3.2. Tƣơng quan nhận thức sau thực nghiệm lần 1.............................................. 100

Biểu đồ 3.3. Tƣơng quan nhận thức sau thực nghiệm lần 2.............................................. 100

Biểu đồ 3.4. Tƣơng quan nhận thức, thái độ, hành vi sau thực nghiệm lần 2 ............... 104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông, có mục tiêu

“...hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí

tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ

sở”[8], trong đó, đạo đức là một phẩm chất quan trọng đƣợc xếp ở vị trí hàng đầu.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình chuyển hóa tích cực, tự giác

những chuẩn mực xã hội thành nhận thức, thái độ, hành vi thói quen, giúp các em

trở thành những ngƣời công dân mẫu mực, ngƣời lao động sáng tạo nhằm đáp ứng

những yêu cầu phát triển của xã hội và thời đại. Mọi công dân đều có đạo đức tốt,

xã hội đạt đến trình độ văn minh, đó là một xã hội lý tƣởng.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra

hàng ngày, khi trẻ em tham gia vào các mối quan hệ trong gia đình, trong nhà

trƣờng và ngoài xã hội với các tình huống khác nhau.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh,

trong những năm qua, các trƣờng phổ thông đã đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới

nội dung, phƣơng pháp giáo dục đạo đức, với nhiều hình thức đa dạng, thông qua

quá trình dạy học, tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể...

Với lứa tuổi học sinh tiểu học, vui chơi là một hoạt động hấp dẫn, thu hút

đông đảo học sinh tham gia, qua vui chơi các em phát triển toàn diện về thể chất, trí

tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng giao tiếp, hình thành các phẩm chất đạo đức xã hội. Các loại

trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian (TCDG) có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục

đạo đức và các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.

Hiện nay trong nhà trƣờng, một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu

hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức trong cuộc sống, giao tiếp

và học tập hàng ngày, đó là những thách thức đối với công tác giáo dục đạo đức,

định hƣớng giá trị cho thế hệ trẻ hƣớng tới tƣơng lai.

Có nhiều nguyên nhân của những lệch lạc về đạo đức, trong đó có những tác

động từ xã hội, năng lực tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trƣờng của học sinh còn

yếu và cả nguyên nhân từ sự định hƣớng giáo dục của nhà trƣờng...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, có sự du nhập văn hóa từ nƣớc ngoài,

đã tạo ra một nhóm giá trị mang tính thời đại, khác lạ so với những giá trị truyền

thống dân tộc. Cùng với phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã xuất hiện của

một số loại hình trò chơi hiện đại, làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của giới trẻ,

đồng thời thực hiện chức năng phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ cho học sinh.

Tuy nhiên, trong số những trò chơi ngoại nhập, trò chơi điện tử, có không ít

những trò chơi đã gây ảnh hƣởng không tốt đến sự phát triển tâm lý, ý thức của học

sinh, trong đó có học sinh tiểu học, dẫn tới những hệ lụy không nhỏ tới quá trình rèn

luyện, tu dƣỡng đạo đức, nối tiếp truyền thống văn hóa dân tộc. Những trò chơi này

đang dần dần lấn át, khiến cho trò chơi dân gian trở nên mờ nhạt trong xã hội hiện

đại. Ngay cả học sinh ở khu vực nông thôn, miền núi cũng bị ảnh hƣởng, một số học

sinh nghiện trò chơi điện tử dẫn đến trốn học, chơi bời lêu lổng, thậm chí sa vào tệ

nạn xã hội,…

Một yêu cầu cấp thiết đƣợc đặt ra là nhà trƣờng phải trang bị cho học sinh kĩ

năng sống, kỹ năng học tập và rèn luyện hành vi đạo đức cho phù hợp với truyền

thống văn hóa dân tộc để các em không bị “cuốn” theo một cách vô thức trƣớc

những tác động đa chiều, đa kênh của dòng chảy thời đại.

Trƣớc thực trạng gia tăng đáng kể các trò chơi điện tử, game online, nghiên

cứu trò chơi dân gian đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh

vực: Tâm lí học, Văn hóa học, Giáo dục học,… nhằm sử dụng chúng vào việc giáo

dục đạo đức cho học sinh và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong điều kiện xã

hội hiện nay.

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn: “Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo

dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc” làm đề tài luận án.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết về sử dụng TCDG và khảo sát

thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho học sinh tiểu học, luận án có mục đích

xây dựng các biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho học sinh tiểu học miền

núi Đông Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền

núi Đông Bắc.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng đƣợc hệ thống biện pháp sử dụng trò chơi dân gian phù hợp

với đặc điểm của học sinh thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đạo

đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.

5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH miền núi

Đông Bắc.

5.3. Xây dựng hệ thống biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH

miền núi Đông Bắc.

5.4. Tổ chức thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của biện pháp

sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.

6. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho

HSTH trên cơ sở tiếp cận chƣơng trình GDĐĐ tiểu học thông qua tổ chức hoạt động

dạy học và HĐGD ở trƣờng tiểu học.

Luận án nghiên cứu trên GV tiểu học và học sinh lớp 4, lớp 5 thuộc tỉnh Thái

Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hóa lý thuyết từ các công trình

nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài luận án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bằng bảng hỏi

Sử dụng bảng hỏi đối với giáo viên và HS để tìm hiểu thực trạng sử dụng

TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Quan sát, ghi chép, nhận xét, đánh giá quá trình sử dụng TCDG nhằm giáo dục

đạo đức cho HS.

7.2.3. Phương pháp đàm thoại

Đàm thoại với GV để tìm hiểu về nhận thức, thái độ của giáo viên đối việc tổ

chức và sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH.

Đàm thoại với HSTH tìm hiểu những biểu hiện đạo đức, hứng thú của các em

đối với các nội dung GDĐĐ qua sử dụng TCDG.

7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Thu thập, phân tích ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí bậc tiểu học có

kinh nghiệm; tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực

giáo dục tiểu học về những vấn đề luận án quan tâm.

Khảo nghiệm ý kiến chuyên gia đối với các biện pháp do luận án xây dựng.

7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu chƣơng trình, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục trong trƣờng

tiểu học (chủ yếu là kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL), kế hoạch sử dụng TCDG.

7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH nhằm khẳng

định tính hiệu quả của biện pháp giáo dục do luận án xây dựng.

7.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học

Các phƣơng pháp thống kê toán học đƣợc sử dụng để phân tích định lƣợng và

định tính kết quả nghiên cứu:

- Xử lý định lƣợng: Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu về mặt định lƣợng

nhƣ các tỷ lệ %, các tham số đặc trƣng của HSTH về nhận thức, thái độ và hành vi đối

với các chuẩn mực đạo đức thông qua sử dụng TCDG về mặt số lƣợng để so sánh giữa

nhóm ĐC và TN.

- Xử lý định tính: Xem xét, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức về chất lƣợng qua

sử dụng TCDG và so sánh kết quả giữa hai nhóm ĐC và TN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

8. Những luận điểm cần bảo vệ

8.1. Thái độ, hành vi đạo đức của HSTH chỉ đƣợc hình thành thông qua hoạt

động và bằng hoạt động trải nghiệm của các em, TCDG là con đƣờng ƣu thế giúp

các em HS trải nghiệm chuẩn mực đạo đức an toàn, thân thiện.

8.2. Sử dụng TCDG trong trƣờng tiểu học vừa là phƣơng pháp, vừa là hình thức

GDĐĐ cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trƣờng tiểu học.

8.3. Các biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH phải mang tính

hệ thống, tính đồng bộ, phù hợp với mục tiêu GDĐĐ, điều kiện vùng miền và đặc

điểm tâm lý học sinh, đồng thời có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau.

9. Đóng góp mới của luận án

9.1. Về lý luận

Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ

cho HSTH, khẳng định sử dụng TCDG là phƣơng pháp và hình thức GDĐĐ cho

học sinh hiệu quả.

9.2. Về thực tiễn

Luận án đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH

miền núi Đông Bắc (về nhận thức, nội dung, hình thức sử dụng TCDG nhằm

GDĐĐ cho HSTH).

Xây dựng đƣợc 5 biện pháp sử dụng TCDG nhằm GDĐĐ cho HSTH đảm bảo

tính khoa học, hệ thống.

Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp tƣ liệu cho các trƣờng tiểu học để tổ

chức sử dụng TCDG hiệu quả, đặc biệt là sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho

HSTH. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong dạy học môn Đạo đức, tổ

chức HĐGDNGLL và tổ chức các hoạt động giáo dục khác ở trƣờng tiểu học.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của sử dụng CDG nhằm giáo dục đạo đức cho học

sinh tiểu học.

Chƣơng 2. Thực trạng sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh

tiểu học miền núi Đông Bắc.

Chƣơng 3. Xây dựng biện pháp sử dụng TCDG nhằm giáo dục đạo đức cho

HSTH miền núi Đông Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN

NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu về trò chơi trong giáo dục học sinh

Nghiên cứu về trò chơi ở nước ngoài

Về nguồn gốc trò chơi: Ngay từ những năm 1925 trong khi tìm hiểu nguồn

gốc của nghệ thuật G.V. Plêkhanov đã chú ý đến trò chơi. Khi phân tích trò chơi của

nhiều dân tộc khác nhau ông cho rằng, trong lịch sử loài ngƣời, trò chơi phản ánh

hoạt động lao động của ngƣời lớn, các cháu trai thì bắt chƣớc cha, các cháu gái thì bắt

chƣớc mẹ. Từ những nhận xét đó, Plêkhanov đã xem trò chơi là một sợi dây nối liền

các thế hệ với nhau, để truyền đạt những kinh nghiệm, những thành quả văn hóa từ

thế hệ này sang thế hệ khác. Tƣ tƣởng của G.V. Plêkhanov đƣợc các nhà tâm lí học

Nga nhƣ L.X Vƣgôtxki, A.N.Lêonchiep, L.X Rubinstein, Đ.B. Encônhin phát triển

đầy đủ hơn. Họ khẳng định rằng, trò chơi có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho

thế hệ trẻ đến với lao động, nội dung chơi phản ánh hiện thực khách quan [92], [99].

Theo Đ.B. Encônhin lịch sử phát triển của trò chơi gắn liền với lịch sử phát

triển của xã hội loài ngƣời và làm thay đổi vị trí của đứa trẻ trong hệ thống các mối

quan hệ xã hội. Ông cho rằng, trong lịch sử xã hội thì lao động có trƣớc, trò chơi có

sau và trò chơi chính là phƣơng tiện để trẻ em làm quen với lao động của ngƣời lớn.

Trong quá trình phát triển xã hội, vui chơi xuất hiện do nhu cầu hoạt động và đƣợc

hình thành trong cuộc sống, nơi đứa trẻ sinh sống.

Nghiên cứu về bản chất trò chơi: Trong những nghiên cứu của mình,

K.Gross đã dựa trên sự quan sát hành vi chơi của con ngƣời và hành vi chơi của con

vật đã đi đến nhận định: Hành động chơi của con ngƣời và con vật là giống nhau,

đều thể hiện ở dạng luyện tập trƣớc để thích ứng trong đời sống cá thể, ông kết luận

“chơi thực chất là luyện tập”[89],[90]. Những ngƣời theo quan điểm sinh vật hóa trò

chơi nhƣ G.Spencer, K.Gross, S.Koll, J.Feud… cho rằng trò chơi mang tính bản

năng nhằm giải tỏa những năng lƣợng dƣ thừa trong cơ thể giống nhƣ những con

vật còn non. Ông cho rằng, trong trò chơi những bản năng nghịch ngợm, phá phách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

của trẻ đƣợc đáp ứng. Học thuyết “dƣ thừa” của Spencer có những khía cạnh mâu

thuẫn với thực tiễn. Bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ có những cháu khỏe

mạnh mà có những cháu sức khỏe yếu. Hơn thế nữa, chơi không chỉ có tiêu hao sức

lực (dƣ thừa) mà còn có tác dụng khôi phục sức khỏe. Chẳng thế mà nhiều bệnh

viện nhi đồng trên thế giới, trong các phòng điều trị, ngƣời ta bố trí đồ chơi, chỗ

chơi cho trẻ em. Thực ra, sự dƣ thừa năng lƣợng trong cơ thể trẻ đang phát triển chỉ

tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thực hiện trò chơi mà thôi, chứ không phải nguyên

nhân tạo ra trò chơi.

Các nhà tâm lí học hiện đại không phủ nhận yếu tố sinh học của trò chơi

nhƣng lại khẳng định rằng trò chơi của trẻ em mang bản chất xã hội. Bản chất xã

hội đƣợc thể hiện ở nguồn gốc xuất hiện của trò chơi (cả về phƣơng diện lịch sử xã

hội lẫn phƣơng diện lịch sử phát triển cá nhân), về chủ đề chơi, nội dung chơi và

hình thức biểu hiện.

Trong lịch sử mỗi dân tộc đều có một kho trò chơi đƣợc chọn lọc, tích lũy và

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó trẻ em một mặt đƣợc giải trí, mặt

khác lại đƣợc hiểu thêm thế giới xung quanh và hoàn thiện những khă năng của

mình, cùng với việc làm quen với phƣơng thức hoạt động của ngƣời lớn. Mỗi giai

đoạn xã hội đều có ảnh hƣởng đến nội dung của trò chơi bằng con đƣờng tự phát

hoặc tự giác. Hơn thế nữa trò chơi còn đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện giáo dục,

phƣơng tiện truyền đạt những kinh nghiệm từ các thế hệ nối tiếp nhau.

Bản chất xã hội của hoạt động chơi cũng đƣợc biểu hiện bởi điều kiện mà

mỗi xã hội tạo ra cho trẻ chơi, nhƣng không phải xã hội nào cũng tạo ra đƣợc những

điều kiện đó. Trong một số giai đoạn phát triển của xã hội, trẻ em đã tham gia rất

sớm vào công việc nặng nhọc, đã làm tƣớc mất tuổi thơ và ngƣời bạn đồng hành -

đó là trò chơi của trẻ em.

Nhƣ vậy, các trò chơi của trẻ em ở mọi thời đại đều mang trong mình dấu ấn

sâu sắc về sự phát triển của xã hội. Khẳng định bản chất xã hội trò chơi trẻ em cũng là

khẳng định tác động tích cực của ngƣời lớn đối với trò chơi trẻ em. Trong khi cần để

trẻ em chơi một cách tự nhiên, chủ động, ngƣời lớn cũng cần hƣớng dẫn trẻ em chơi

một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của vui chơi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!