Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1858-1918 (chương trình chuẩn) ở trường thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1532

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1858-1918 (chương trình chuẩn) ở trường thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

C

Ƣ C Ƣ

KHOA C



KHÓA UẬ Ố Ệ C

t i:

DỤ ỆU C A ƢƠ O D Y

C C V Ệ A A O 1858 - 1918

(C ƢƠ Ì C UẨ )

Ở Ƣ Ê A B Ố

Nẵng, 05/2016

inh viên thực hiện : Hoàng hị hƣơng hảo

Chuyên ngành : ƣ phạm ịch sử

ớp : 12SLS

gƣời hƣớng dẫn : h . guyễn ạnh ồng

1

CẢ Ơ

Sau khi thu thập tài liệu và tìm hiểu, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận

được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía cá nhân, đơn vị, dù gặp một số khó khăn

song đến nay, khóa luận của tôi đã hoàn thành.

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Mạnh Hồng – người đã

trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận.

Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm đến thầy (cô) giáo trong khoa lịch sử, các

cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện

để tôi có đủ nguồn tài liệu tham khảo để thực hiện đề tài. Tôi cũng nhận được sự

giúp đỡ, động viên từ các bạn trong tập thể 12 SLS trong suốt quá trình làm đề tài.

Bài khóa luận của tôi được làm trong thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa

nhiều nên còn nhiều thiếu sót. Tôi hi vọng nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến từ

phía thầy (cô) và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn. Xin

chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Phương Thảo

2

ỤC ỤC

Ở ẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4

4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................5

6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................6

7. Bố cục đề tài............................................................................................................6

NỘ DU ................................................................................................................8

C ƢƠ 1. CƠ Ở Í UẬ V CƠ Ở ỰC Ễ CỦA V ỆC

DỤ ỆU C A ƢƠ O D Y C C ....8

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................8

1.1.1. Quan niệm về lịch sử địa phƣơng ..................................................................8

1.1.2. Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phƣơng .....................................................8

1.1.3. hân loại tài liệu lịch sử địa phƣơng .............................................................9

1.1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng trong dạy học lịch sử

10

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................14

1.2.1. Vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng trong dạy học lịch sử ở trƣờng

14

1.2.2. ình hình sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng trong dạy học lịch sử ở

trƣờng phổ thông.....................................................................................................15

C ƢƠ 2. K A ÁC ỆU C A ƢƠ O

D Y C C V Ệ A A O N 1858-1918 (C ƢƠ Ì

C UẨ ) Ở Ƣ Ê A B Ố .....19

2.1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam (1858-1918) ở trường THPT...19

2.1.1. ục tiêu bộ môn lịch sử ở trƣờng ...................................................19

2.1.2. ội dung cơ bản của lịch Việt am (1858-1918) ở trƣờng ............20

3

2.2. Khai thác tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858-

1918) ở trường THPT thành phố Đà Nẵng ...............................................................21

2.2.1. ội dung lịch sử à ẵng cần khai thác khi dạy học lịch sử Việt am

(1858-1918) ở trƣờng ...................................................................................21

2.2.2. Khai thác tài liệu lịch sử địa phƣơng về một số sự kiện khi dạy học lịch

sử Việt am (1858 - 1918) ở trƣờng thành phố à ẵng........................23

C ƢƠ 3. CÁC B Ệ Á DỤ ỆU C A

ƢƠ O D Y C C V Ệ A (1858-1918) Ở

Ƣ Ố ........................................................45

3.1. Những nguyên tắc khi xác định và tiến hành các biện pháp sử dụng tài liệu lịch

sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 -1918 .....................45

3.2. Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt

Nam giai đoạn (1858-1918), (qua thực nghiệm sư phạm ở trường THPT thành phố

Đà Nẵng) ...................................................................................................................47

3.2.1. ử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng kết hợp với các loại đồ dùng trực quan .48

3.2.2. ử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng để tạo tình huống có vấn đề.............49

3.2.3. ử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng để đặt câu hỏi, đề ra các bài tập nhận

thức trong các bài giảng lịch sử Việt am nhằm phát triển tƣ duy học sinh....49

3.2.4. ử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của học sinh .......................................................................................................50

3.2.5. ử dụng tài liệu trong các hoạt động ngoại khóa............................52

3.3. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................57

3.3.1. ục đích, yêu cầu của việc thực nghiệm sƣ phạm.....................................57

3.3.2. ội dung và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm......................................57

3.3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm.....................................................................58

KẾ UẬ ..............................................................................................................60

ỆU A K ẢO ......................................................................................62

Ụ ỤC

DA ỤC V Ế Ắ

LSĐP : Lịch sử địa phương

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

LSDT : Lịch sử dân tộc

THPT : Trung học phổ thông

LSVN : Lịch sử Việt Nam

CT : Chương trình

SGK : Sách giáo khoa

TDP : Thực dân Pháp

1

Ở ẦU

1. ý do chọn đề tài

Trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông, bên cạnh việc trang bị cho học

sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới, lịch sử đất nước, môn lịch sử trong

nhà trường còn cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về lịch sử địa phương.

Nó là nguồn kiến thức vô cùng quý giá đối với học sinh. Nguồn kiến thức lịch sử

địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh cho sự phát triển

hợp quy luật của các địa phương trong sự phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại

những thành quả lao động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc có vai

trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh. Bởi nguồn tài liệu lịch sử địa phương góp

phần làm cụ thể phong phú và sinh động hơn các sự kiện lịch sử dân tộc, giúp học

sinh nhận thức đúng về quá khứ của dân tộc. Mặt khác các nguồn lịch sử địa

phương sống động, giàu hình ảnh còn gợi dậy những cảm xúc lịch sử cho học sinh.

Đây chính là cơ sở để giáo dục cho các em, lòng yêu nước, yêu quê hương và tự hào

về quê hương đất nước. Từ đó, các em có trách nhiệm công dân, tình yêu quê

hương, yêu con người, yêu thiên nhiên nơi mình sinh ra và niềm tự hào về truyền

thống và những chiến công hiển hách trên mảnh đất quê hương.

Ngoài ra việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc

còn có tác dụng đối với việc rèn luyện các kĩ năng nhận thức, đặc biệt là năng lực tư

duy và các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Đây chính là mục tiêu chung của

giáo dục ở phổ thông. Vì vậy mà tại Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản

Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “lựa chọn những nội dung có

tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử

2

dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền

đồ đất nước.”

Nghị quyết của Đảng cho thấy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong

chương trình dạy học lịch sử ở phổ thông là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa lớn,

nhằm góp phần học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động,

cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của HS hoặc thầy giáo trong mỗi

bài học lịch sử.

Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa

của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử

trọng đại trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

qua nhiều thế kỉ. Vùng đất và con người nơi đây là phần máu thịt của Tổ quốc mà

bao thế hệ đã dày công vun đắp, mãi mãi không một giây phút lãng quên.

Tuy nhiên việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở các trường phổ

thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều

nguyên nhân khác nhau như tài liệu LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ

thông nghèo nàn; GV chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu

tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ

minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải

có trong mỗi bài giảng.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ ử dụng tài liệu lịch sử địa

phƣơng trong dạy học lịch sử Việt am giai đoạn 1858 – 1918 (Chƣơng trình

chuẩn) ở trƣờng trên địa bàn thành phố à ẵng.”

2. ịch sử nghiên cứu vấn đề

Xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc nghiên

cứu vấn đề dạy học LSĐP ở nhà trường phổ thông, cũng như việc sử dụng tài liệu

LSĐP trong dạy học LSVN, các công trình nghiên cứu về LSĐP ngày càng phong

phú, đa dạng ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Các luận án, luận văn được

thực hiện, bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, trong các

3

chuyên khảo. Tất cả đã đề cập ít nhiều đến việc dạy học LSĐP và sử dụng tài liệu

LSĐP trong dạy học LSDT.

Vấn đề sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu lịch sử nói riêng (trong đó có tài

liệu LSĐP) đã được các nhà lý luận dạy học quan tâm: Liên Xô trước đây - từ rất

sớm, rất quan tâm đến công tác nghiên cứu LSĐP. Trong trường học người ta đã sử

dụng tài liệu LSĐP để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Văn kiện giáo

dục đầu tiên của chính quyền Xô viết (năm 1918) đã yêu cầu các trường phổ thông

dạy học lịch sử trong giờ nội khoá. A. A. Vaghin trong giáo trình “Phương pháp dạy

học lịch sử ở trường phổ thông” đã khẳng định nguồn tài liệu lịch sử chiếm một vị

trí quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Ông cũng cho

rằng, việc lĩnh hội tài liệu là điều kiện cần thiết làm cho HS có quan điểm đúng đắn

về lịch sử .

Trong giáo trình Lịch sử địa phương của GS. Phan Ngọc Liên, PGS. Nguyễn

Cảnh Minh xuất bản năm 1995; trong cuốn Lịch sử địa phương của GS. Phan Ngọc

Liên, GS. Trương Hữu Quýnh xuất bản năm 1989; giáo trình Lịch sử địa phương

của Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế đều đã đề cập đến công tác sưu tầm,

chỉnh lý, kiểm tra tư liệu, biên soạn công trình LSĐP và hoàn chỉnh các bài giảng

LSĐP theo quy định của chương trình.

Thông qua nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía

cạnh của vấn đề LSĐP và đều thống nhất quan điểm cần thiết phải đưa LSĐP vào

giảng dạy trong nhà trường phổ thông cũng như nhấn mạnh sự cần thiết phải sử

dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT. Một số luận án tiến sĩ như “Hồ Chí Minh

trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12, PTTH” của Hoàng Đình Chiến, năm 1993;

Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là vấn đề được nhiều học viên cao học

quan tâm làm luận văn, đề tài tốt nghiệp, chẳng hạn, “Sử dụng tài liệu lịch sử Quảng

Nam - Đà Nẵng trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1945) ở trường THPT

Quảng Nam và Đà Nẵng” của học viên Nguyễn Hữu Giang năm 1999.

Nhìn chung, các tác giả đã nêu bật được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu

LSĐP trong dạy học LSVN, đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa địa phương với dân tộc.

4

Đồng thời, các tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp, hình thức sử dụng tài liệu

LSĐP trong cả nước cũng như ở từng địa phương như Quảng Nam - Đà Nẵng.

Tháng 6 năm 2002, Hội Giáo dục Lịch sử thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt

Nam, kết hợp với Đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề Nghiên cứu,

biện soạn và giảng dạy lịch sử địa phương. Trong 474 trang kỷ yếu của hội thảo, các

tác giả chủ yếu đi sâu vào những vấn đề chung về nghiên cứu, biên soạn và giảng

dạy LSĐP; việc đổi mới phương pháp giảng dạy LSĐP và một số kết quả nghiên

cứu mới về LSĐP.

Tóm lại các công trình nghiên cứu trên đã nhấn mạnh việc sử dụng tài liệu lịch

sử địa phương trong dạy học lịch sử và đưa ra các hình thức, biện pháp sử dụng loại

tài liệu này. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở lí luận quý giá giúp chúng

tôi nghiên cứu đề tài: “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử

Việt Nam giai đoạn 1858 – 1918 (Chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng”.

3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là tình hình sử dụng tài liệu lịch sử địa

phương trong dạy học lịch sử Việt Nam chương trình lớp 11 (Chương trình chuẩn)

ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đi sâu sưu tầm, làm rõ vấn đề lựa chọn sử

dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam chương trình lớp 11

(Chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; điều tra thực

tế, tiến hành thực nghiệm sư phạm một bài lịch sử cụ thể ở trường THPT.

4. ục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử ở trường

THPT hiện nay nói chung và việc sử tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch

sử nói chung.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!