Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên lớp theo hướng phát triển năng lực cho người học phần kim loại lớp 12 nâng cao.
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
799.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1226

Sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên lớp theo hướng phát triển năng lực cho người học phần kim loại lớp 12 nâng cao.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA



PHAN THỊ LAN

SỬ DỤNG KĨ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

HỌC TẬP TRÊN LỚP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC PHẦN KIM LOẠI

LỚP 12 NÂNG CAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA



SỬ DỤNG KĨ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

HỌC TẬP TRÊN LỚP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC PHẦN KIM LOẠI

LỚP 12 NÂNG CAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Lan

  Lớp: 11SHH

Giáo viên hướng dẫn: Phan Văn An

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3

5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 3

NỘI DUNG ............................................................................................................... 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 4

1.1. Cơ sở khoa học của kiểm tra đánh giá trong giáo dục .................................... 4

1.1.1. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục ........................................... 4

1.1.1.1. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình

dạy học ............................................................................................................. 4

1.1.1.2. Kiểm tra đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên .. 4

1.1.1.3. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục,

quản lý chất lượng dạy và học .......................................................................... 5

1.1.2. Mục đích ,mục tiêu của kiểm tra đánh giá trong giáo dục ....................... 6

1.1.2.1. Mục đích chung của kiểm tra đánh giá giáo dục ................................ 6

1.1.2.2. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá trong giáo dục .................................. 6

1.1.3. Khái niệm về kiểm tra đánh giá ................................................................ 7

1.1.3.1. Khái niệm về kiểm tra ......................................................................... 7

1.1.3.2. Khái niệm đánh giá ............................................................................. 8

1.1.4. Các loại hình đánh giá .............................................................................. 8

1.2. Đánh giá kết quả học tập trên lớp học ............................................................. 9

1.2.1. Kỹ thuật đánh giá trong lớp học ................................................................ 9

1.2.2. Kết quả học tập, đánh giá kết quả học tập và đánh giá hoạt động học tập. 9

1.3. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động học tập theo hướng phát

triển năng lực người học ở nước ta hiện nay ........................................................ 10

1.3.1. Đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông ........... 10

1.3.1.1. Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương

trình định hướng năng lực ............................................................................. 10

1.3.1.2. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình

giáo dục cấp trung học phổ thông .................................................................. 11

1.3.2. Đổi mới các phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông ......... 12

1.3.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực

của học sinh ................................................................................................... 12

1.3.2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ............................. 13

1.3.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng

lực  ............................................................................................................................................18

1.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá trong lớp ở bậc phổ thông hiện nay ................ 19

1.4.1. Thực trạng các văn bản hướng dẫn kiểm tra đánh giá trong lớp ở bậc

phổ thông ở Việt Nam ......................................................................................... 19

1.4.2. Kết quả điều tra về thực trạng kiểm tra đánh giá một số trường trong địa

bàn thành phố Đà Nẵng ..................................................................................... 21

1.4.2.1. Đối với giáo viên .............................................................................. 21

1.4.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ................................ 22

1.4.2.3. Những mặt hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học,

kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thông .......................................... 22

1.5. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học hiện nay ở Việt Nam.23

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG KĨ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC

PHẦN KIM LOẠI LỚP 12 NÂNG CAO ............................................................. 26

2.1. Những vấn đề cơ bản của phần kim loại lớp 12 nâng cao ............................. 26

2.1.1. Vị trí và nhiệm vụ của phần kim loại lớp 12 nâng cao ở trường THPT . 26

2.1.2. Nội dung và cấu trúc phần kim loại lớp 12 nâng cao ở trường THPT .. 26

2.2. Sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát

triển năng lực của người học phần kim loại lớp 12 nâng cao ............................... 27

2.2.1. Quy trình thiết kế và thực hiện các kỹ thuật đánh giá trong lớp học ...... 27

2.2.2. Một số kỹ thuật đánh giá trong lớp học ................................................... 28

2.2.2.1. Nhóm các kĩ thuật đánh giá mức độ nhận thức ................................ 28

2.2.2.2. Nhóm các kĩ thuật đánh giá năng lực vận dụng ............................... 29

2.2.2.3. Nhóm các kĩ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy học .... 30

2.3. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực ....................................... 31

2.3.1. Đánh giá lớp học/ Đánh giá trên lớp: (classroom assessment) ............... 31

2.3.1.1. Bản chất đánh giá trong lớp học ...................................................... 31

2.3.1.2. Vai trò của đánh giá trong lớp học ................................................... 31

2.3.1.3. Các hình thức đánh giá lớp học ........................................................ 32

2.3.1.4. Kỹ năng thiết kế công cụ đánh giá .................................................... 34

2.3.1.5. Kỹ năng đánh giá thông qua bài kiểm tra ........................................ 38

2.3.2. Kỹ thuật biên soạn câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng

phát triển năng lực của các chủ đề trong chương trình giáo dục trung học phổ

thông hiện hành .................................................................................................. 38

2.3.2.1. Qui trình biên soạn câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá theo định

hướng năng lực của một chủ đề ..................................................................... 38

2.3.2.2. Mô tả mức độ nhận thức ................................................................... 40

2.3.2.3. Câu hỏi/bài tập minh họa .................................................................. 41

2.3.3. Xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo chủ đề ............................................ 50

2.3.3.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra ........................................................ 50

2.3.3.2. Đề kiểm tra minh họa ........................................................................ 53

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 59

3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 59

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ................................................................................ 59

3.3. Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................................... 59

3.4. Các bài thực nghiệm (giáo án) và đề kiểm tra( xem thêm ở phần phụ lục) ... 60

3.4.1. Các bài thực nghiệm (giáo án) ................................................................ 60

3.4.2. Các đề kiểm tra thực nghiệm (xem phần phụ lục) .................................. 68

3.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 68

3.5.1. Kết quả kiểm tra ...................................................................................... 68

3.5.2. Nhận xét chung ........................................................................................ 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 73

1. Kết luận ............................................................................................................. 73

2. Kiến nghị ........................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 75

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với các nước trên thế

giới. Nó vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với chúng ta. Nếu chúng ta

không nắm bắt được thời cơ thì sẽ không thể xây dựng một đất nước giàu mạnh

được. Để thực hiện điều này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục hiện

đại từng bước đổi mới và hoàn thiện từ nội dung, phương pháp đến khâu kiểm tra

đánh giá để học sinh có khả năng tiếp thu những tri thức khoa học tiên tiến của nhân

loại.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo nêu rõ: “ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và

đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm

tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến

được xã hội và cộng đồng thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả

đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của

người dạy và tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của

gia đình và xã hội”.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh

giá (KTĐG), trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung

chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức

hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung

học.

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, do nhiều lí do mà phương pháp kiểm tra

đánh giá chưa được quan tâm một cách thiết thực, như giáo viên chỉ đánh giá để biết

được mức độ tiếp thu kiến thức kỹ năng của người học mà chưa chú ý đến yêu cầu,

ý nghĩa thực hiện những công việc đó, vì vậy kết quả giáo dục còn hạn chế, chưa

hướng đến đánh giá năng lực người học.

Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới sách giáo khoa giáo

dục phổ thông sau năm 2015, cần phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và

kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học.

2

Do đó, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng

lực là thực sự cần thiết.

Với những tương quan trên và xuất phát từ nguyện vọng. Tôi chọn đề tài “SỬ

DỤNG KĨ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRÊN LỚP

HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC PHẦN

KIM LOẠI LỚP 12 NÂNG CAO”

Tôi chọn đề tài này với mong muốn xây dựng một hệ thống đề kiểm tra đánh

giá theo hướng phát triển năng lực người học. Đây là lần đầu tiên làm quen với

công việc nghiên cứu nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định mong

nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định được nội dung có tính phương pháp luận và sử dụng kĩ thuật kiểm

tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học phần

kim loại lớp 12 trường trung học phổ thông.

- Đề xuất một hệ thống đề thi, kiểm tra theo chương trình phần kim loại lớp 12

nhằm phát triển năng lực học môn hóa học ở trường THPT

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1/ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn:

- Sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người

học trong dạy học hóa học.

- Thực trạng sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học hóa học ở

trường trung học phổ thông

2/ Đề xuất phương pháp sử dụng kỹ thuật kiểm tra đánh giá hợp lý, có hiệu

quả cho việc nâng cao năng lực người học.

3/ Tìm ra những biện pháp kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học nhằm

phát triển năng lực nhận thức của học sinh.

4/ Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả tính khả thi của biện pháp để

rút ra bài học kinh nghiệm.

3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan để xây

dựng cơ sở lý luận của đề tài.

- Phương pháp hồi cứu tư liệu: Thu thập, phân tích, tổng hợp các tư liệu khoa

học đã có.

- Phương pháp thu thập, điều tra thông tin: phát phiếu và thăm dò ý kiến học

sinh.

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả học tập

của học sinh ở nhà trường phổ thông hiện nay.

- Đề xuất một số biện pháp tích cực trong kiểm tra, đánh giá năng lực của học

sinh.

- Sưu tầm, lựa chọn, xây dựng hệ thống đề thi, kiểm tra phần kim loại lớp 12 ở

trường phổ thông.

5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1/ Lần đầu tiên sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực người học phần kim loại lớp 12 ở trường trung học phổ

thông.

2/ Đề xuất hệ thống câu hỏi/bài tập dùng để kiểm tra đánh giá trên lớp học

theo định hướng phát triển năng lực người.

4

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở khoa học của kiểm tra đánh giá trong giáo dục

1.1.1. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục [3]

1.1.1.1. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy

học

Các nhà nghiên cứu các lý luận dạy học đều cho rằng, dạy học là một quá trình

hoạt động có tính mục đích, nó thường phải bao gồm đầy đủ các thành tố cơ bản

sau: xây dựng mục tiêu thiết kế nội dung, tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra

đánh giá. Do vậy kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng, không thể tách rời

của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá nhằm cung cấp thông tin để đánh giá chất

lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học.

Kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối

với người giáo viên khi tiến hành quá trình dạy học họ phải xác định rõ mục tiêu

của bài học, nội dung và phương pháp cũng như quá trình dạy học sao cho phù hợp

với đối tương người học và đạt chất lượng hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra. Như

vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy và học, có

thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới của quá trình dạy và

học.

1.1.1.2. Kiểm tra đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên

Giáo viên là người trực tiếp tác động tạo ra những thay đổi của người học

nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Muốn xác định người học- sản phẩm của quá

trình giáo dục đáp ứng như thế nào so với mục tiêu giáo dục đã đề ra thì người giáo

viên phải tiến hành kiểm tra đánh giá. Kết quả kiểm tra đánh giá trên cơ sở tổng hợp

từ nhiều nguồn thông tin do sử dụng đa dạng, các loại hình kiểm tra đánh giá là vô

cùng quan trọng để đi đến những nhận định nững quyết định đánh giá khách quan

điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp giáo dục.

Kiểm tra đánh giá chỉ thực sự trở thành công cụ hành nghề quan trọng đạt hiệu

quả khi giáo viên xác định rõ mực đích đánh giá hiểu rõ thế mạnh mỗi loại hình

5

đánh giá, lập được kế hoạch quy trình đánh giá, chọn lựa hay thiết kế được công cụ

đánh giá phù hợp, đáp ứng các yêu cầu, đặt tính thiết kế và đo lường đồng thời giáo

viên phải biết phân tích sử dụng các biện pháp đánh giá đúng mục đích, biết cách

phản hồi tư vấn cho phụ huynh học sinh.

1.1.1.3. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản

lý chất lượng dạy và học

Công tác quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học rất cần các thông tin

từ hoạt động kiểm tra đánh giá. Bản chất của kiểm tra đánh giá là cung cấp thông tin

nhằm xác định xem mục tiêu của chương trình giáo dục có đạt được chưa, mức độ

đạt được như thế nào…các thông tin khai thác được từ kết quả kiểm tra đánh giá sẽ

rất hữu ích cho cách quản lý, cho giáo viên, giúp họ giám sát quá trình giáo dục,

phát hiện các vấn đề, có các quyết định kịp thời nhằm điều chỉnh nội dung, cách

thức và điều kiện đạt mục tiêu.

Kiểm tra đánh giá luôn được xem là phương thức quan trọng để giám sát,

quản lý con người trong lớp học, trong tổ chức vận hành nhà trường.

Chiến lược đổi mới căn bản toàn diện hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay

của Bộ giáo dục và Đào tạo chọn đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột phá nhằm

thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ

chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý… Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh

giá theo hướng vì sự tiến bộ của người học, như là quá trình thúc đẩy phát triển học

tập bền vững, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở

nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi

dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo

vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm

được…” Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh

trong tương lai.

6

1.1.2. Mục đích ,mục tiêu của kiểm tra đánh giá trong giáo dục [3]

1.1.2.1. Mục đích chung của kiểm tra đánh giá giáo dục

Kiểm tra đánh giá trong giáo dục có mục đích chung là cung cấp thông tin đề

ra các quyết định về dạy học và giáo dục.Có ba cấp độ đối tượng sử dụng thông tin

này: cấp độ trực tiếp dạy và học, cấp độ hỗ trợ dạy và học, cấp độ ra chính sách.

Ba mục tiêu cơ bản nhất mà các hoạt động kiểm tra đánh giá giáo dục phải

nhằm đến và cũng là ba lĩnh vực giáo dục, các nhà trường phải tập trung đánh giá

làm lĩnh vực nhận thức; lĩnh vực kỹ năng lĩnh vực kỹ năng-thái độ.

- Lĩnh vực nhận thức: Các mức độ mục tiêu của lĩnh vực nhận thức được và

những người cộng tác cụ thể hóa thành sáu mức độ từ thấp đến cao, biết, hiểu, áp

dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Sau này các nhà nghiên cứu giáo dục thuộc lĩnh

vực nhận thức bổ sung thêm các mức cao: sáng tạo, chuyển giao.

- Lĩnh vực kỹ năng được chia thành các mức độ từ đơn giản đến phức tạp nhất

gồm: bắt chước thụ động, thao tác theo, tự làm đúng, khớp nối được, thao tác thành

thạo.

- Lĩnh vực tình cảm cũng được chia thành các mức độ từ đơn giản đến phức

tạp nhất, gồm: tiếp nhận, đáp ứng, chấp nhận giá trị, tổ chức, đặc trưng hóa.

Ngòai ra còn một số cách phân loại khác nhưng không phổ biến.

1.1.2.2. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá trong giáo dục

- Phân loại học sinh: hầu hết giáo viên phải ra quyết định phân loại học sinh.

Các trường hợp đưa ra đánh giá phân loại là: chia nhóm, cặp học tập, phân một học

sinh cụ thể theo một giáo viên cụ thể với từng môn học cụ thể. Một quyết định phân

loại của giáo viên là xác định học sinh có điểm bài kiểm tra các kĩ năng cơ bản dưới

điểm chuẩn trong kì kiểm tra định kì toàn trường hay quốc gia, xếp các em đó vào

nhóm học sinh yếu cần sự hỗ trợ đặc biệt.

- Lên kế hoạch và điều chỉnh hoạt động dạy học: các quyết định lên kế hoạch

giảng dạy, điều chỉnh tiến trình giảng dạy trong một lớp thường phải dựa trên các

kết quả kiểm tra đánh giá. Các quan sát trên lớp học cho thấy rất nhiều đánh giá của

giáo viên nhằm mục tiêu lên kế hoạch và kiểm soát, điều chỉnh hoạt động giảng

dạy.

7

- Phản hồi và khích lệ: Ý kiến phản hồi chính xác về sự thể hiện kĩ năng học

tập rất cần thiết để thúc đẩy học sinh tiến bộ. Đánh giá quá trình nhằm phản hồi,

điều chỉnh, khích lệ học sinh là một yêu cầu nhiệm vụ chính rất quan trọng của giáo

viên đứng lớp. Để đưa ra được các ý kiến như thế này, người giáo viên phải thường

xuyên kiểm tra đánh giá việc học tập và hành vi ứng xử của học sinh.

- Chẩn đoán các vấn đề của học sinh: Các nghiên cứu về đánh giá trên lớp học

đã chỉ ra rằng phần lớn các kiểm tra đánh giá của giáo viên được dùng để xác định

và điều chỉnh vấn đề của học sinh. Giáo viên phải kiểm tra đánh giá phát hiện sớm

các khó khăn trong học tập hoặc vấn đề về hành vi trong lớp mình. Xác định được

những vấn đề này, giáo viên có thể tiến hành các hoạt động giúp đỡ cần thiết, kịp

thời để học sinh tiến bộ, đôi khi có những học sinh cần phải được chẩn đoán và giúp

đỡ đặc biệt ngoài giờ lên lớp.

- Phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ tiến bộ: một số quyết

định của giáo viên liên quan đến phán đoán giá trị, xếp loại học tập và xác định mức

độ tiến bộ của học sinh so với các bạn khác trong lớp.

Tóm lại kiểm tra đánh giá có những mục đích,mục tiêu khác nhau, mỗi loại

mục đích, mục tiêu cụ thể đòi hỏi sử dụng tương ứng những loại hình kiểm tra đánh

giá phù hợp. Mỗi loại hình kiểm tra đánh giá thường chỉ có ưu thế và thích hợp cho

một loại mục đích, mục tiêu đánh giá nào đó. Do vậy giáo viên phải rõ mục đích,

mục tiêu cho từng nhiệm vụ kiểm tra đánh giá để lựa chọn loại hình công cụ đánh

giá phù hợp.

1.1.3. Khái niệm về kiểm tra đánh giá [3]

1.1.3.1. Khái niệm về kiểm tra

Trong giáo dục, kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở

cho đánh giá. Kiểm tra là công việc nhằm mô tả và thu thập những bằng chứng về

kết quả của quá trình giáo dục nhằm đối chiếu với mục tiêu. Quá trình kiểm tra cho

phép làm rõ các đặc trưng về số lượng của thực trạng giáo dục.

Như vậy dù có những cách nhìn khác nhau nhưng tổng hợp lại, kiểm tra là

hoạt động đo lường để đưa ra các kết quả, các nhận xét, phán quyết dựa vào các

thông tin thu được theo công cụ đã chuẩn bị trước với mục đích xác định xem cái gì

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!