Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng hàm loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
284.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1192

Sử dụng hàm loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đinh Hồng Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 239 - 244

239

SỬ DỤNG HÀM LOGA SIÊU VIỆT ĐỂ ĐÁNH GIÁ

HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Đinh Hồng Linh1*, Nguyễn Thu Nga1

, Nguyễn Thu Hằng2

1

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 2

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tác giả đã sử dụng phương pháp tham số

(SFA) với việc xác định đường biên hiệu quả. Trong phương pháp này, đường biên hiệu quả

được xây dựng nhờ một hàm số mô tả mối quan hệ giữa các biến đầu vào và đầu ra trong quá trình

kinh doanh của ngân hàng. Khi xây dựng đường biên hiệu quả sử dụng phân tích SFA, tác giả sử

dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả kinh doanh của 30 ngân hàng thương mại cổ phần

Việt Nam giai đoạn 2009-2015, trong đó hiệu quả kinh doanh là hiệu quả kỹ thuật. Kết quả phân

tích cho thấy các ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong mẫu là các ngân hàng có mức

độ hiệu quả lớn hơn 95%. Các ngân hàng này đều có quy mô lớn với tổng tài sản lớn hơn 45.000

tỷ đồng và có thời gian hoạt động dài trên 10 năm tính đến thời điểm hiện tại.

Từ khóa: Hàm Loga siêu việt, hiệu quả kinh doanh, phương pháp tham số, SFA, ngân hàng

thương mại cổ phần.

GIỚI THIỆU *

Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh

của ngân hàng thường được xem xét ở hai góc

độ. Hiệu quả ngân hàng được coi là hiệu quả

hoạt động được đưa ra bởi Farrell (1957)[1]

trong khi Leibenstein (1966) [2] lại giới thiệu

khái niệm hiệu quả X (X-efficiency) và đã

giải thích sự khác nhau giữa hai quan điểm

này trong nghiên cứu của mình. Ở quan điểm

thứ nhất, ngân hàng được coi như một doanh

nghiệp sản xuất vì đều sử dụng vốn và lao

động để tạo ra các sản phẩm cho vay khác

nhau. Đầu ra được đo lường bằng số lượng

các sản phẩm tiền gửi và cho vay hoặc số các

giao dịch có liên quan trong khi đầu vào là

tổng chi phí hoạt động để tạo ra các sản phẩm

đó. Ngân hàng được coi như một nhà sản xuất

với hai hoạt động chính là thu hút vốn và sử

dụng vốn. Trong khi đó, theo quan điểm thứ

hai (được gọi là quan điểm trung gian tài

chính), ngân hàng nên được xem là một tổ

chức trung gian tài chính hơn là một doanh

nghiệp sản xuất các sản phẩm cho vay. Ngân

hàng cung cấp các dịch vụ trung gian nhờ

việc thu hút tiền gửi để tạo thành các tài sản

tạo ra lãi suất. Nói cách khác, ngân hàng là

trung gian giữa người đi vay và cho vay,

người thừa vốn và thiếu vốn. Hai quan điểm

* Tel: 0903.468.919; Email:[email protected]

trên cùng tồn tại song song và từ đó làm nảy

sinh các phương pháp đo lường hiệu quả tương

ứng. Tuy nhiên, Mester (1996) [3] lại chỉ ra

rằng, hai cách tiếp cận trên đều có nhược điểm

vì chưa quan tâm đến tác động của yếu tố rủi

ro. Thêm nữa hai quan điểm này đều cho rằng

chất lượng của các sản phẩm tín dụng của ngân

hàng đều có chất lượng như nhau. Berger và

Mester (1997) [4] trong nghiên cứu của mình

đã khắc phục thiếu sót này bằng cách bổ sung

biến kiểm soát là nợ có vấn đề trên tổng nợ vào

mô hình nghiên cứu.

Khái niệm hiệu quả kinh doanh cũng được

định nghĩa không giống nhau nếu xét ở các

bối cảnh khác nhau. Hiệu quả kinh doanh của

ngân hàng có thể được xem xét dưới ba góc

độ: hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận tiêu

chuẩn và lợi nhuận thay thế - alternative

profit [4]. Trong đó, hiệu quả về chi phí chỉ

chi phí tối thiểu mà ngân hàng sử dụng để tạo

ra một khối lượng đầu ra nào đó trong khi các

điều kiện khác không đổi. Hiệu quả về lợi

nhuận cho biết khả năng tối đa hóa lợi nhuận

của ngân hàng từ một lượng nhất định chi phí

đầu vào khác với hiệu quả về chi phí là khả

năng tối thiểu hóa chi phí đầu vào để tạo ra

một số đầu ra nhất định.

Sufian (2011) [5] cho rằng kết quả đánh giá

hiệu quả ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào

việc lựa chọn các biến mô tả hoạt động ngân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!