Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng hàm Cobb-Douglass tuyến tính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thu Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 172(12/2): 75-80 X
75
SỬ DỤNG HÀM COBB - DOUGLAS TUYẾN TÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Nguyễn Thu Nga*
, Đỗ Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sử dụng
phương pháp tham số (SFA) để xây dựng đường biên hiệu quả. Đường biên này được xác
định bằng một hàm số nhằm mô tả mối quan hệ giữa các đầu vào mà ngân hàng sử dụng với
các đầu ra là kết quả của quá trình kinh doanh ngân hàng. Hàm số thông dụng mà tác giả sử
dụng trong cách tiếp cận này là hàm Cobb-Douglas tuyến tính để đánh giá hiệu quả kinh
doanh của 30 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2009-2015, đây là các ngân hàng có vốn sở
hữu Nhà nước, các ngân hàng tư nhân, dữ liệu thu thập được là dữ liệu chéo, bao gồm 210 quan
sát. Kết quả phân tích cho thấy các ngân hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong mẫu là các
ngân hàng có mức độ hiệu quả lớn hơn 90%. Các ngân hàng này đều có quy mô lớn với tổng tài
sản lớn hơn 45.000 tỷ đồng và có thời gian hoạt động dài trên 10 năm tính đến thời điểm hiện tại.
Từ khóa: Hàm Cobb-Douglas tuyến tính, hiệu quả kinh doanh, phương pháp tham số, SFA,
ngân hàng thương mại cổ phần.
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁCH TIẾP
CẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG *
Theo nghĩa rộng, hiệu quả kinh doanh của
một tổ chức phản ánh mối quan hệ giữa lượng
đầu ra mà tổ chức đó có thể tạo ra được từ
một lượng đầu vào nhất định (Lovell, 1992)
[8]. Đối với ngân hàng thương mại, một ngân
hàng đạt hiệu quả về đầu ra khi ngân hàng đó
có thể tối đa hóa đầu ra từ một lượng đầu vào
nhất định, hay được coi là hiệu quả về đầu
vào khi có thể tối thiểu hóa đầu vào để tạo ra
một lượng đầu ra nhất định. Các nghiên cứu
liên quan về hiệu quả nói chung và hiệu quả
ngân hàng nói riêng đã thu hút được sự quan
tâm của các học giả từ những năm 50 của thế
kỷ trước.
Trong nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả, Farrel
(1957) [5] đã giới thiệu về đường biên hiệu
quả và phân loại hiệu quả kinh doanh của một
tổ chức bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả
phân bổ và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tối đa hóa đầu ra
từ một số lượng đầu vào nhất định hay tối
thiểu hóa đầu vào để thu được một lượng đầu
ra nhất định. Một tổ chức được coi là không
* Tel: 0915.505.626; Email: [email protected]
hiệu quả về mặt kỹ thuật nếu như tổ chức đó
không thể tạo ra được đầu ra lớn nhất từ một
lượng đầu vào nào đó. Nói một cách khác, tổ
chức đó đang sản xuất tại điểm nằm ngoài
đường biên hiệu quả.
Hiệu quả phân bổ là khả năng kết hợp tối ưu
các yếu tố đầu vào với một công nghệ cho
trước cũng như với một mức giá cả đầu vào
xác định. Một tổ chức được coi là phi hiệu
quả về mặt phân bổ nếu như tổ chức đó không
thể sử dụng một cách tiết kiệm đầu vào, hay
là không tìm được các đầu vào thay thế có
mức giá rẻ hơn để sản xuất một lượng đầu ra
tương tự.
Theo Farrel (1957) )[5], hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ cấu thành hiệu quả kinh tế
của tổ chức đó. Hiệu quả kinh tế được đo
lường bằng tích số giữa hiệu quả phân bổ và
hiệu quả kỹ thuật và nhận giá trị trong
khoảng (0,1).
Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng cũng
sử dụng các khái niệm về hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế như
Farrel (1957) [5] đã đề xuất. Bên cạnh đó,
khái niệm về hiệu quả mở rộng hơn với hiệu
quả quy mô (Fare, Grosskopf và Lowell,
1985) [6], hiệu quả chi phí (Berger và Mester,
1997) [1] hay hiệu quả lợi nhuận (Berger và
Mester, 1997) [1].