Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện cho sinh viên khoa mầm non trường cao đẳng sư phạm nghệ an kỹ năng tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2019, tr 126-130; 52
126 Email: [email protected]
RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN KHOA MẦM NON
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN KĨ NĂNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO
THÔNG QUA RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Cẩm Tú - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Ngày nhận bài: 10/11/2019; ngày chỉnh sửa: 10/12/2019; ngày duyệt đăng: 18/12/2019.
Abstract: In the model of preschool teacher personality in the current period of educational
innovation, it is indispensable the skill of organizing learning activities for children. Mastering this
skill will help preschool teachers carry out educational tasks effectively. The article deals with the
formation and training for Kindergarten students the skill of organizing learning activities for
preschool students.
Keywords: Training, skill, organizing learning activity, preschooler, student.
1. Mở đầu
Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp
nêu rõ sứ mệnh, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục đại
học Việt Nam đó là: GD-ĐT có sứ mệnh đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng
nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn
cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GD-ĐT phải góp
phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có
đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng
tạo, có kĩ năng (KN) sống, KN giải quyết vấn đề và KN
nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn
cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Trong quá trình giáo dục con người, đội ngũ giáo viên
giữ vai trò quan trọng, là lực lượng cốt cán biến các mục
tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất
lượng và hiệu quả giáo dục. Chính vì vậy, đào tạo thế hệ
giáo viên mầm non (MN) mới vừa nắm vững lí luận, vừa
thạo tay nghề là một việc làm vô cùng quan trọng trong
giai đoạn hiện nay.
Học phần “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm”
(RLNVSP) cho sinh viên (SV) Khoa Giáo dục Mầm non
(GDMN) có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành
phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho SV, góp phần
thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên MN có chất
lượng cao, đáp ứng những yêu cầu đổi mới. Thông qua
học phần RLNVSP, SV được củng cố về cơ sở lí luận đã
học trên lớp và được rèn luyện các KN nghề, trong đó có
KN tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo (MG). Vì
vậy, việc giảng dạy học phần RLNVSP không có sự ảnh
hưởng tới hiệu quả tổ chức hoạt động học cho trẻ MG
của SV trong thực tiễn sau này.
Thực tiễn dạy học ở các trường chuyên nghiệp nói
chung và Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An nói riêng
cho thấy, mặc dù giảng viên đã quan tâm đến việc rèn
luyện KN tổ chức hoạt động học cho trẻ MG cho SV
nhưng hiệu quả chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của
ngành học GDMN.
Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp rèn luyện KN
tổ chức hoạt động học cho trẻ MG của SV là hoàn toàn
cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ cũng như đào tạo tay nghề cho SV sư phạm MN -
những giáo viên MN tương lai.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hoạt động học của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học
ở MG được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi.
Việc tổ chức hoạt động học ở lứa tuổi MG nhằm giúp
trẻ lĩnh hội được những tri thức sơ đẳng cần thiết, phát
triển quá trình nhận thức, ngôn ngữ và một số KN học
tập cần thiết sau này, góp phần hình thành và phát triển
những năng lực chung của trẻ, giúp trẻ phát triển một
cách hài hòa, hòa nhập dần vào cuộc sống và dễ dàng
thích nghi với việc học tập ở tiểu học sau này.
- Chuẩn bị một hoạt động học để đạt hiệu quả cần
các tiêu chí: + Mục đích yêu cầu của hoạt động học
được xác định phù hợp với trẻ; + Các hoạt động trải
nghiệm của trẻ được thiết kế mang tính thiết thực, phù
hợp với kiến thức và vốn kinh nghiệm của trẻ, hướng
tới mục đích yêu cầu đã được đặt ra,...; + Địa điểm và
phương tiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động trải nghiệm
của trẻ: Đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, hấp dẫn, an toàn và
phù hợp với hoạt động; + GV có tác phong sư phạm gần
gũi trẻ, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ; + Giáo
viên là người trợ giúp trẻ, luôn khuyến khích trẻ sáng
tạo; + Tận dụng những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống
thật để dạy trẻ.