Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn kĩ năng phân tích và tóm tắt đề những bài toán có lời văn ở lớp 1, 2, 3.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GD TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
RÈN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ TÓM TẮT ĐỀ
NHỮNG BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1, 2, 3
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Minh Trung
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thùy Trang
Lớp : 09STH2
- Đà Nẵng, 06/2013 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đang hoạch định một nền
Giáo dục dân tộc khoa học và hiện đại đủ sức tạo ra mặt bằng dân trí cao, chú trọng
phát triển bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Trong đó bậc học Tiểu học là một mắt xích quan trọng trong hệ thống Giáo dục
quốc dân, cũng là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong tất cả các bậc học.
Đây là bậc học góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động. Mặt khác, việc
giáo dục ở Tiểu học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của người học sinh
trên cơ sở được cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, nhằm
phát triển tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Và trong các môn học thì môn Toán giữ vai trò quan trọng góp phần to lớn
trong việc thực hiện mục tiêu Giáo dục toàn diện. Môn Toán giúp học sinh nhận biết số
lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những
phương pháp, kỹ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn
luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, góp phần phát
triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động và sáng tạo cho học sinh. Mặt khác,
các kiến thức, kỹ năng môn toán ở Tiểu học còn nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế,
góp phần giáo dục ý chí, đức tính chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập.
Trong dạy học toán thì giải toán có lời văn là loại toán riêng biệt, là biểu hiện
đặc trưng của trí tuệ . Đặc biệt, qua các bài toán có lời văn sẽ giúp học sinh củng cố
kiến thức, phát triển kĩ năng, kĩ xảo. Tuy nhiên, học sinh Tiểu học nhất là các lớp 1, 2,
3 gặp nhiều khó khăn khi đọc đề do trình độ ngôn ngữ của các em còn thấp ảnh hưởng
đến việc đọc và hiểu đề bài, khi gặp các bài toán có lời văn các em sẽ không khỏi bỡ
ngỡ. Cho nên việc phân tích và giải toán của các em gặp nhiều khó khăn.
Người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn giúp các em dần dần phát hiện
chiếm lĩnh tri thức, thông qua việc rèn luyện kĩ năng phân tích và tóm tắt đề những bài
toán có lời văn giáo viên giúp học sinh làm tốt các thao tác như: phân tích, tổng hợp, so
sánh…
Trên là những lý do mà tôi chọn đề tài: “ Rèn kĩ năng phân tích và tóm tắt đề
những bài toán có lời văn ở lớp 1, 2, 3”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Toán có lời văn là một dạng toán khó đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học bởi
hình thức mới lạ của nó. Toán có lời văn khác xa với các phép tính cộng, trừ, nhân,
chia mà các em đã được học ở trước đó nên các em không tránh khỏi những bỡ ngỡ và
lúng túng. Chính vì vậy, dạng toán này là lĩnh vực được nhiều người quan tâm và chú
ý.
Trần Khánh Hưng trong cuốn Phương pháp dạy- học, Phần đại cương,
(NXBGD), đã nghiên cứu về các phương pháp sử dụng trong dạy học toán để giúp
người học giải được một bài toán.
Trong Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học của Vũ Quốc Chung- Đào Thái
Lai- Đỗ Tiến Đạt- Trần Ngọc Lan- Nguyễn Hùng Quang- Lê Ngọc Sơn( NXBGD,
2007) , các tác giả này cũng đã đưa ra rất nhiều nghiên cứu đặt nền móng cho việc
giảng dạy toán có lời văn ở Tiểu học.
Hà Sĩ Hồ đã đưa ra các cơ sở để xây dựng phương pháp và nội dung dạy học
toán ở Tiểu học trong Những vấn đề cơ sở của phương pháp dạy học và học toán ở
Tiểu học,.
Trong cuốn Phương pháp dạy- học toán ở Tiểu học của Đỗ Trung Hiệu- Đỗ
Đình Hoan- Hà Sĩ Hồ (Bộ GD và ĐT-VỤ GV), phần cuối sách là để giúp học sinh tìm
phương pháp giải và xây dựng kế hoạch giải toán có lời văn.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu mang tính chất vĩ mô, còn có các bài báo
cáo, các bài nghiên cứu nhỏ nghiên cứu về cách giải toán lời văn như thế nào là hiệu
quả nhất, hay sáng kiến kinh nghiệm dạy toán có lời văn của mình như: Một vài
phương pháp đã áp dụng trong việc dạy giải Toán có lời văn của Nguyễn Cẩm Ly. Một
vài kinh nghiệm trong việc hình thành và bồi dưỡng năng lực giải toán có lời văn cho
học sinh của Lê Thị Hải, Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh Tiểu học của Lê Thị Hồng
Lợi…
Tuy nhiên chưa có công trình hay bài viết nào nghiên cứu về Kĩ năng phân tích
và tóm tắt đề những bài toán có lời văn ở Tiểu học. Vì vậy, người viết mong đề tài là
một đóng góp nhỏ trong việc giảng dạy toán có lời văn ở Tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc rèn kĩ năng phân tích và tóm tắt
đề những bài toán có lời văn ở lớp 1, 2, 3:
+ Hướng dẫn cho học sinh nhận biết về các dạng của bài toán có lời văn.
+Hướng dẫn đọc hiểu- phân tích- tóm tắt bài toán.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc rèn kĩ năng phân tích và tóm tắt
đề những bài toán có lời văn ở lớp 1, 2, 3:
+ Biết phân tích và tóm tắt các bài toán có lời văn ở dạng đơn và dạng hợp.
+ Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt
đúng.
+ Trình bày lời giải những bài toán có lời văn.
+ Đề xuất một số dạng bài tập bổ trợ về các bài toán có lời văn ở lớp 1, 2, 3.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng:
+ Phương pháp dạy học và nội dung chương trình môn toán lớp 1, 2, 3.
+ Học sinh lớp 1, 2, 3.
+ Sách giáo khoa 1, 2, 3.
- Khách thể: Quá trình dạy học nói chung và môn Toán nói riêng.
5. Giả thiết khoa học
- Học sinh dần dần phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, giúp các em yêu thích say
mê giải toán.
- Lựa chọn một số biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, và việc
giảng dạy toán có lời văn đạt hiệu quả cao hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Trong chương trình toán 1, 2, 3.
- Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, 2, 3.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận về phương pháp dạy học học bộ môn.
+ Nghiên cứu các tài liệu về yếu tố tâm lí của học sinh Tiểu học.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
8. Cấu trúc đề tài
- PHẦN MỞ ĐẦU
- PHẦN NỘI DUNG
+ Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
+ Chương 2: RÈN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ TÓM TẮT ĐỀ NHỮNG BÀI
TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1, 2, 3
+ Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP BỞ TRỢ VỀ TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở
LỚP 1, 2, 3
- PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm ban đầu
1.1.1 Kĩ năng
Kĩ năng đã thành từ thông dụng cho tất cả những gì mà người ta nghĩ là có thể
làm được thành thạo. Khi nói đến kĩ năng, điều đó có nghĩa là đã thuần thục hoặc thành
thạo việc áp dụng kiến thức vào trong cuộc sống hoặc trong công việc
Ví dụ như nếu chúng ta khen ngợi một ai đó có kỹ năng đánh máy thành thục,
hoặc một người thợ có kỹ năng sử dụng máy móc lành nghề.... điều đó có nghĩa là họ
đã sử dụng những kiến thức được học của mình để làm tốt công việc ấy một cách thành
thạo, không để xảy ra "lỗi" hoặc thiếu sót..... Với kĩ năng cuộc sống cũng tương tự như
vậy. Nếu chúng ta có đầy đủ các kiến thức trong cuộc sống cũng như kiến thức về sức
khoẻ, thế nhưng chúng ta lại chưa có kiến thức về kĩ năng cuộc sống (bao gồm rất
nhiều kỹ năng: nói chuyện với người đối diện, thuyết phục khách hàng…) và biết sử
dụng linh hoạt các kỹ năng này thì không đảm bảo được là chúng ta sẽ có thể đưa ra
quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả hay có mối quan hệ tốt với những người khác.
Vì vậy chúng ta cần phải có các kĩ năng đặc biệt cho cuộc sống và được gọi là “Kĩ
năng cuộc sống”. Còn làm sao để có kĩ năng này thì mỗi người phải tự luyện tập.
Trong toán, để rèn luyện cho học sinh khả năng tìm tòi, dự đoán được những
tính chất, những quy luật của hiện thực khách quan, tự mình phát hiện và phát biểu vấn
đề, cần phải luyện tập cho học sinh kĩ năng dự đoán và suy đoán (thông qua quan sát,
so sánh, khái quát hóa...). Trong hoạt động thực tế ở bất kì lĩnh vực nào cũng đòi hỏi kĩ
năng tính toán: tính đúng, tính nhanh, tính hợp lí, cùng với các đức tính cẩn thận, chu
đáo và kiên nhẫn.
1.1.2 Phân tích
Phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề ra thành từng mảnh nhỏ, để hiểu từng chi tiết,
từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Kĩ năng
phân tích, cũng như mọi kĩ năng khác, được phát triển nhờ thực tập hằng ngày. Trên
phương diện lý luận, kĩ năng phân tích có thể gom vào một chữ “hỏi”. Người phân tích
là người biết đặt câu hỏi, như chuyên viên điều tra nghe bất cứ điều gì cũng có thể đặt
câu hỏi. Trong các chương trình giảng dạy về điều tra cho nhân viên an ninh, ký giả,
luật sư, v.v… người ta dạy một công thức hỏi giản dị: “Chuyện gì xảy ra, ở đâu, lúc
nào, xảy ra với ai, tại sao xảy ra, xảy ra cách nào?”.