Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
27.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
767

Quyền của bị hại theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ NGỌC LÊ

QUYỀN CỦA BỊ HẠI

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUYỀN CỦA BỊ HẠI

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Huỳnh Tấn Duy

Học viên : Bùi Thị Ngọc Lê

Lớp : Cao học Luật, An Giang khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình

khoa học khác được sử dụng trong luận văn này đều được giữ nguyên ý tưởng và

được trích dẫn đầy đủ, trung thực theo đúng quy định của Trường.

Tác giả sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình.

Tác giả luận văn

Bùi Thị Ngọc Lê

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Quyền của bị hại theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” là đề tài tôi

chọn nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao

học chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự tại trường Đại học Luật TP. Hồ

Chí Minh.

Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc

đến TS. Lê Huỳnh Tấn Duy, Phó trưởng khoa luật Hình sự, Trường Đại học Luật

TP. Hồ Chí Minh. Thầy đã trực tiếp chỉ dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi

hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô của Khoa

Luật Hình sự đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình giảng dạy.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Luật Hình sự, Trường Đại

học Luật TP. Hồ Chí Minh; lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Tòa án nhân

dân tỉnh An Giang đã tạo điều kiện và thời gian hỗ trợ tôi suốt quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi

hoàn thành khóa học và luận văn này.

Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng nội dung luận văn không tránh khỏi những

thiết sót, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý

kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ trong ngành pháp luật và

các bạn đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật Dân sự

BLHS : Bộ luật Hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

HSPT : Hình sự phúc thẩm

HSST : Hình sự sơ thẩm

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TTHS : Tố tụng hình sự

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. QUYỀN YÊU CẦU VÀ RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN

HÌNH SỰ CỦA BỊ HẠI............................................................................................6

1.1. Quy định của luật tố tụng hình sự về quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi

tố vụ án hình sự của bị hại ...................................................................................6

1.2. Thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

của bị hại..............................................................................................................10

1.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của luật tố tụng hình sự về quyền yêu

cầu, rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại............................................19

Kết luận Chương 1 ..................................................................................................21

CHƯƠNG 2. QUYỀN ĐỀ NGHỊ HÌNH PHẠT, MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI, BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA BỊ HẠI......22

2.1. Quy định của luật tố tụng hình sự về quyền đề nghị hình phạt, mức bồi

thường thiệt hại, biện pháp đảm bảo bồi thường của bị hại...........................22

2.2. Thực tiễn thực hiện quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại,

biện pháp đảm bảo bồi thường của bị hại ........................................................26

2.3. Kiến nghị hướng dẫn thực hiện quy định của luật tố tụng hình sự về

quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp đảm bảo bồi

thường của bị hại ................................................................................................38

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................40

KẾT LUẬN..............................................................................................................41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bị hại là một chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đây là

chủ thể mang quyền và tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, các

quyền của bị hại được ghi nhận trong luật tố tụng hình sự, thể hiện rõ mục tiêu bảo

vệ, nâng cao quyền con người, quyền công dân và phù hợp với tinh thần của Hiến

pháp 2013, tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nhằm

cụ thể hóa quan điểm của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật, trên cơ

sở kế thừa BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung một số quyền mới

của bị hại (Điều 62): Quyền đưa ra chứng cứ, quyền được đề nghị chủ tọa phiên tòa

hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác; hay quyền được tham gia một số

hoạt động tố tụng; đồng thời, luật cũng tiếp tục chỉnh lý, sửa đổi mở rộng hơn một

số quyền cơ bản khác. Đây được xem là công cụ pháp lý quan trọng để bị hại chủ

động hơn trong bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, giúp xác định sự thật

khách quan của vụ án.

Trên cơ sở quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng nghiêm

chỉnh chấp hành, tạo điều kiện để bị hại thực hiện tốt quyền của mình nhằm làm

sáng tỏ và đảm bảo công bằng cho vụ án. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quyền của bị

hại trong tố tụng hình sự chưa được thực hiện một cách chủ động, toàn diện, còn

nhiều vướng mắc và hạn chế cần được làm rõ:

Vấn đề yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố của bị hại đang gặp nhiều khó khăn

khi thực hiện. Điều 155 BLTTHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) quy định

“chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134,

135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của BLHS khi có yêu cầu của bị hại…”,

trong khi đó quyền yêu cầu khởi tố được gắn liền với chức năng buộc tội và quyền

buộc tội của bị hại, quyền buộc tội đó có được xem có giá trị như cáo trạng của cơ

quan công tố không và vị trí pháp lý của họ trong trường hợp này có được xác định

giống như kiểm sát viên không? nhưng đến thời điểm này vẫn chưa hướng dẫn cụ

thể về trình tự, thủ tục khởi tố để bị hại thực hiện quyền này; hay rút khởi tố là một

quyền của bị hại được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào được quy định tại

khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015, nhưng nhà làm luật vẫn chưa tính đến hậu

quả pháp lý của án sơ thẩm, các chủ thể liên quan trong vụ án, các thiệt hại vật chất

khác nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại giai đoạn phúc thẩm. Như vậy, hướng

2

giải quyết bản án sơ thẩm, trách nhiệm của thẩm phán xét xử sơ thẩm, các nội dung,

đồng phạm khác trong vụ án sẽ thực hiện như thế nào, hiện tại vẫn chưa có văn bản

quy định chi tiết về vấn đề này. Bên cạnh, quyền đề nghị hình phạt, đưa ra mức bồi

thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường của bị hại được quy định tại khoản

2 Điều 62 BLTTHS năm 2015 sự tuy có thực hiện nhưng thụ động, bị hại chưa thật

sự biết một cách cụ thể các quyền của mình và vai trò của các cơ quan có thẩm

quyền để bị hại thực hiện quyền này còn quá mờ nhạt, sự chồng chéo giữa quy định

Điều 62 BLTTHS năm 2015 và quy định của BLDS năm 2015 về bồi thường thiệt

hại và biện pháp đảm bảo bồi thường của bị hại trong vụ án hình sự đang là một vấn

đề cần trả lời thấu đáo.

Chính vì vậy, học viên chọn đề tài: “Quyền của bị hại theo luật tố tụng hình

sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm phần nào làm rõ hơn quy

định của pháp luật về vấn đề này, đề pháp luật được áp dụng trong thực tiễn một

cách thống nhất.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quyền của bị hại là một chế định có phạm vi rộng. Qua khảo sát, tác giả tiếp

cận được các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn bao gồm:

- Bài viết: “Một số điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại,

đương sự trong vụ án hình sự” của tác giả Võ Thị Kim Oanh, Ngô Quang Cảnh

đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, năm 2016.

Nội dung bài viết chỉ ra một số điểm mới của BLTTHS năm 2015 về bị hại,

đương sự trong vụ án hình sự. Trong đó chỉ ra một số yêu cầu trong thực tiễn áp

dụng một số điểm mới về bị hại, liên quan đến các vấn đề dân sự trong vụ án hình

sự như: bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; hoàn trả tài sản bị

chiếm đoạt; việc sửa chữa, khắc phục tài sản bị hư hỏng hoặc thiệt hại về uy tín do

hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cho cơ quan nhà nước, tổ chức vẫn chưa

có căn cứ để xác định…; Bài viết chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, người

có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo các quyền đó của bị hại chưa

được phát huy.

- Bài viết: “Một số vấn đề về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại”

của tác giả Ngô Văn Lượng đăng trên Tạp chí khoa học kiểm sát, năm 2018.

Nội dung bài viết cho thấy chế định này được quy định cụ thể từ khi

BLTTHS năm 1988 được ban hành và thông qua (Điều 88); BLTTHS năm 2003

tiếp tục ghi nhận tại Điều 105 và BLTTHS năm 2015 kế thừa và quy định tại Điều

3

155 nhưng về hình thức yêu cầu, thời hạn thực hiện quyền yêu cầu, phạm vi yêu cầu

của bị hại như thế nào thì chưa được nhận thức thống nhất và có hướng dẫn cụ thể,

dẫn đến không tính khả thi trong thực tế.

- Bài viết: “Thời điểm bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và

kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Phan Thành Nhân (TAND tỉnh Đồng Tháp), Đỗ

Thị Nhung (TAND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đăng trên Tạp chí TAND điện

tử, năm 2019.

Bài viết phân tích, đánh giá quy định của BLTTHS năm 2015 về thời điểm bị

hại hoặc người đại diện của bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố hình sự, thực tiễn áp

dụng và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Theo đó, thời điểm bị hại hoặc người bị hại

rút yêu cầu khởi tố vụ án, nhất là ở giai đoạn xét xử phúc thẩm sẽ gây hậu quả pháp

lý bởi các quy định về xét xử phúc thẩm của BLTTHS năm 2015 không đề cập đến

vấn đề bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án.

Một số kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên được học viên kế thừa

và phát triển trong luận văn. Qua rà soát, có nhiều công trình nghiên cứu chung về

quyền và nghĩa vụ của bị hại hoặc quyền của bị hại hoặc nghĩa vụ của bị hại, nhưng

chưa có công trình nào phân tích chuyên sâu về thực tiễn áp dụng các quyền liên

quan đến nội dung như vừa trình bày ở trên. Do đó, đề tài học viên lựa chọn không

có sự trùng lặp hoàn toàn với các công trình nghiên cứu trước, đáp ứng được tính

mới trong nghiên cứu khoa học.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các quy định của

pháp luật và thực tiễn áp dụng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng

cao hiệu quả thực hiện một số quyền của bị hại trong tố tụng hình sự.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, học viên xác định cần phải thực hiện

những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Phân tích, đánh giá quy định của luật tố tụng hình sự về một số quyền của

bị hại;

- Trình bày, đánh giá thực tiễn thực hiện một số quyền của bị hại trong tố

tụng hình sự; phát hiện những hạn chế, vướng mắc và xác định nguyên nhân;

- Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định của luật

tố tụng hình sự về quyền của bị hại và nâng cao hiệu quả thực hiện.

4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật tố tụng về

quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại; quyền đề nghị hình

phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp đảm bảo bồi thường của bị hại và thực

tiễn thực hiện các quyền này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá quy định của

BLTTHS năm 2015 về quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị

hại; quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp đảm bảo bồi

thường của bị hại.

- Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu, khảo sát thực tiễn thực

hiện quy định quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại;

quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp đảm bảo bồi thường

của bị hại trên phạm vi cả nước trong giai đoạn từ năm 2018 đến khi hoàn thành

luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Qua quy định của pháp luật, cùng với các giáo trình, tài liệu có liên quan

khác, đề tài sẽ được nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống

kê, so sánh; trong từng trường hợp cụ thể, các phương pháp sẽ được kết hợp để

làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu. Trong đó, phương pháp phân tích, tổng hợp

được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn làm sáng tỏ những yếu tố vướng mắc,

hạn chế của quy định pháp luật có liên quan, từ đó, định hướng cho việc đề ra giải

pháp và rút ra được những vấn đề cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn

cụ thể hơn.

6. Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về

quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại; quyền đề nghị hình

phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp đảm bảo bồi thường của bị hại của bị hại,

giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất quan điểm khi áp dụng pháp luật.

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đánh giá tính khả thi của pháp luật

khi triển khai trong thực tiễn; giúp các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng linh động

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Luận văn còn là một nguồn; tài liệu tham

khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo luật.

5

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung chính của luận văn được bố cục như sau:

Chương 1. Quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại

Chương 2. Quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp

đảm bảo bồi thường của bị hại

6

CHƯƠNG 1

QUYỀN YÊU CẦU VÀ RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ

VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA BỊ HẠI

1.1. Quy định của luật tố tụng hình sự về quyền yêu cầu và rút yêu cầu

khởi tố vụ án hình sự của bị hại

Bị hại là khái niệm mới, được ghi nhận trong BLTTHS năm 2015. Trước đây

BLTTHS năm 1988 và BLTTHS năm 2003 đều sử dụng tên gọi “người bị hại”, đó là

“người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra”1

. Theo đó,

người bị hại chỉ có thể là một người cụ thể bị tội phạm gây thiệt hại về thể chất, về tinh

thần hoặc về tài sản. Nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm

về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư

cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Trong trường hợp người bị hại chết

thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của người bị hại tham gia tố tụng với tư cách là người đại

diện hợp pháp của người bị hại và có những quyền của người bị hại.

Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 cho thấy, các mối quan hệ

xã hội luôn luôn đa dạng về chủ thể, tội phạm không chỉ xâm phạm, gây thiệt hại

đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân mà còn xâm hại đến quyền, lợi ích hợp

pháp của các tổ chức khác, do đó quy định “người bị hại” tại BLTTHS ban hành

năm 1998 và năm 2003 chưa toàn diện, chưa điều chỉnh hết các vấn đề phát sinh

của xã hội và chủ thể của những mối quan hệ đó. Qua sửa đổi, bổ sung, BLTTHS

năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “bị hại” nhằm điều chỉnh toàn diện hơn về đối

tượng. Việc mở rộng đối tượng “bị hại” của BLTTHS năm 2015 phù hợp với thực

tiễn hoạt động TTHS, thống nhất với Hiến pháp, BLHS và các văn bản quy phạm

pháp luật có liên quan khác; đồng thời, việc xác định này cũng thể hiện sự bình

đẳng giữa chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, bình

đẳng về quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, yêu cầu, đề nghị; đảm bảo mọi chủ thể

đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia TTHS.

Bị hại theo BLTTHS năm 2015, là “cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất,

tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm

gây ra hoặc đe dọa gây ra”

2

. Theo quy định này thì bị hại bao gồm cá nhân hoặc cơ

quan, tổ chức.

1 Khoản 1 Điều 39 BLTTHS năm 1988, khoản 1 Điều 51 BLTTHS năm 2003.

2 Khoản 1 Điều 62 BLTTHS năm 2015.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!