Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
MẠC VĂN HÊN
QUYỀN CỦA BỊ ĐƠN
TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
QUYỀN CỦA BỊ ĐƠN
TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến
Học viên: Mạc Văn Hên
Lớp: Cao học Luật, Kiên Giang khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của TS. Nguyễn Văn Tiến. Các thông tin
nêu trong Luận văn là trung thực. Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý tưởng hoặc
kết quả tổng hợp của chính bản thân đều được trích dẫn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Tác giả luận văn
Mạc Văn Hên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
BLDS Bộ luật dân sự
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
HĐTP Hội đồng thẩm phán
HĐXX Hội đồng xét xử
Luật HN&GĐ Luật hôn nhân và gia đình
Luật HN&GĐ Luật hôn nhân và gia đình
TAND Toà án nhân dân
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc Hội
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA PHIÊN TÒA, THAY ĐỔI, BỔ
SUNG YÊU CẦU PHẢN TỐ ....................................................................................6
1.1. Quyền của bị đơn trong việc tham gia, vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm
dân sự.......................................................................................................................6
1.2. Quyền của bị đơn trong việc đưa ra yêu cầu, thay đổi, bổ sung yêu cầu
phản tố tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.................................................................18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................29
CHƯƠNG 2. QUYỀN THAM GIA TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ
THẨM DÂN SỰ CỦA BỊ ĐƠN ..............................................................................30
2.1. Quyền được tiếp cận, đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự tại
phiên tòa sơ thẩm dân sự ....................................................................................30
2.2. Quyền được đánh giá về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và
pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của bị đơn trong vụ án...................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................47
KẾT LUẬN ...............................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới và trong khu vực thì các tranh chấp về quan hệ dân sự, kinh tế,
thương mại, hôn nhân và gia đình ngày càng tăng nhanh, đa dạng và phức tạp. Để
giải quyết các tranh chấp trên đúng quy định của pháp luật và nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của các đương sự, quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm phải
được bảo đảm.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, quá trình xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, việc áp
dụng các quy định về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm vẫn còn những bất cập
nhất định.
Một, sự vắng mặt của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm, về thời hạn triệu tập lại bị
đơn tham gia phiên tòa sơ thẩm sau khi Tòa án hoãn phiên tòa
Hai, về thời hạn triệu tập lại bị đơn tham gia phiên tòa sơ thẩm sau khi Tòa
án hoãn phiên tòa.
Ba, về hoạt động cấp, tống đạt, thông báo của Tòa án sơ thẩm cho các đương sự.
Bốn, về việc xác định yêu cầu phản tố và việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản
tố của bị đơn.
Năm, về việc xác định thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền của bị đơn tại
phiên tòa sơ thẩm” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Luật dân sự
và Tố tụng dân sự của mình với mong muốn đóng góp xây dựng, hoàn thiện pháp
luật về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu của tác giả nhận thấy, liên quan đến đề tài “Quyền của bị đơn
tại phiên tòa sơ thẩm” đã được nhiều tác giả khác quan tâm nghiên cứu. Cụ thể:
- Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2020), “Giáo trình Luật tố tụng dân
sự Việt Nam” (Nguyễn Thị Hoài Phương chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội
Luật gia Việt Nam. Trong Chương 2 và Chương 7 của công trình này, các tác giả
nghiên cứu về chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và giải quyết vụ án tại Tòa
án cấp sơ thẩm theo thủ tục thông thường, trong đó có quyền và nghĩa vụ của bị
đơn, quy định chung của phiên tòa sơ thẩm, trình tự phiên tòa sơ thẩm dân sự ở góc
độ chung nhất và mang tính lý luận. Thực tiễn và chi tiết về quyền của bị đơn tại
phiên tòa sơ thẩm, công trình không nghiên cứu.
2
- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), “Sách tình huống Luật Tố
tụng dân sự” Bình luận bản án (Nguyễn Văn Tiến chủ biên), Nhà xuất bản Hồng
Đức. Trong các chủ đề 4, chủ đề 8, chủ đề 15, chủ đề 18, chủ đề 21, chủ đề 23, chủ
đề 14, chủ đề 5 và chủ đề 27 của công trình này, các tác giả đã phân tích quy định
của pháp luật, thực tiễn và đề xuất kiến nghị. Tác giả dựa vào các bình luận này để
lấy ý tưởng triển khai đề tài của mình.
- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), “Bình luận những điểm mới
trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015” (Nguyễn Thị Hoài Phương chủ biên), Nhà
xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Công trình nghiên cứu này, các tác
giả đã nêu, phân tích những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, trong đó, có liên quan đến quyền của bị đơn tại
phiên tòa sơ thẩm. Đây là nguồn nhận thức để tác giả triển khai đề tài.
- Đặng Thanh Hoa (chủ biên) (năm 2020), “Pháp luật Tố tụng dân sự tình
huống và phân tích”, Nhà xuất bản Hồng Đức. Trong các Bài 2, Bài 3, Bài 5 và Bài
8 của công trình này, các tác giả đã dựa trên các tình tiết của các vụ án được nêu tại
các bản án, quyết định của Tòa án để phân tích một số quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015. Tác giả dựa vào các phân tích để triển khai đề tài của mình.
- Đặng Thanh Hoa, Lưu Tiến Dũng chủ biên (2020), “Lý giải một số vấn đề của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử”, Nhà xuất bản Hồng Đức. Trong
các Vấn đề 1, Vấn đề 3, Vấn đề 7 và Vấn đề 8 của công trình, liên quan đến đề tài tác
giả, giúp định hướng việc nghiên cứu và triển khai đề tài trong luận văn của mình.
- Đặng Thanh Hoa, Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn chủ biên (2012),
“Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi”, Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội, Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích, so sánh các qui định mới được
sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, giải
thích một cách khoa học về trình tự thủ tục tố tụng dân sự, trong đó có quyền của
đương sự trong tố tụng dân sự. Đây là nguồn nhận thức để tác giả làm sáng tỏ quyền
của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm trên cơ sở cách thức triển khai tại công trình này.
- Nguyễn Triều Dương (2011), “Đương sự trong tố tụng dân sự - một số vấn
đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Trong đề
tài này tác giả tập trung làm rõ tư cách đương sự, năng lực chủ thể của đương sự,
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định địa vị pháp lý, những quyền, nghĩa vụ
của đương sự. Tuy nhiên, đề tài này nghiên cứu Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004,
do vậy tính ứng dụng hiện nay là không cao.
3
- Hoàng Thị Tuyết (2015), “Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự hiện
hành”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đề
tài này tác giả cũng tập trung nghiên cứu sâu một số khía cạnh về các điều kiện
năng lực, tư cách của đương sự, đồng thời cũng kiến nghị hoàn thiện một số quy
định chung về đương sự, quyền, nghĩa vụ của đương sự. Tuy nhiên, đề tài này cũng
nghiên cứu Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, do vậy
tính ứng dụng của đề tài này cũng không cao trong giai đoạn hiện nay.
- Trần Thị Diệu Linh (2017), “Quyền của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án”, Luận văn Thạc sĩ
luật học, Đại học Luật Hà Nội. Trong đề tài này, tác giả tập trung làm rõ các khái
niệm quyền tố tụng của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, phân tích
thực trạng của quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, đề xuất kiến nghị hoàn
thiện những quy định pháp luật về quyền của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan. Tuy nhiên, do đề tài này nghiên cứu rộng bao gồm hai chủ thể là bị đơn
và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và cũng chưa nghiên cứu sâu những quyền
đặc thù của bị đơn; đề tài triển khai khi Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 mới được
áp dụng trong thực tiễn thời gian ngắn nên cũng còn nhiều bất cập lớn mà tác giả
chưa đề cập đến, vì vậy vấn đề quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự cũng chưa
được nghiên cứu thật sự chuyên sâu và toàn diện.
Nhìn chung tất cả những công trình nghiên cứu trên hoặc là đã lâu, hoặc
không nghiên cứu thực tiễn về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm và là căn cứ
để tác giả tiếp tục đi sâu phân tích quyền của bị đơn trong phiên tòa sơ thẩm, đồng
thời chỉ ra những bất cập và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy
định về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá quy định của pháp luật tố tụng
dân sự về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm, thực tiễn áp dụng, chỉ ra bất cập
và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của bị đơn tại
phiên tòa sơ thẩm.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn chỉ nghiên cứu những quy định về quyền của bị đơn tại phiên tòa
sơ thẩm; thực trạng áp dụng pháp luật, những bất cập, tồn tại, từ đó, đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm.
4
Luận văn nghiên cứu những quy định về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ
thẩm theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 từ khi Bộ luật này có hiệu lực pháp
luật cho đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để phân
tích quy định của pháp luật về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm, chỉ ra những
hạn chế, bất cập.
- Phương pháp phân tích luật viết được sử dụng trong hai chương nhằm đánh
giá những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn
về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm. Trên cơ sở các quy phạm pháp luật, công
trình chỉ ra những bất cập của luật và hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp được sử dụng trong hai chương nhằm
đánh giá tình hình thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về quyền của bị đơn
tại phiên tòa sơ thẩm, trên cơ sở đó, tổng hợp kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng khi so sánh các quy
định của pháp luật về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 với các quy định trước đó về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm.
Mỗi phương pháp nghiên cứu đem lại những hiệu quả nhất định trong việc
làm rõ đối tượng nghiên cứu, xác định mục đích của luận văn, thông qua đó, truyền
tải được những nội dung cần làm rõ, đó cũng là mục tiêu người viết hướng đến.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học của luận văn: Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ quy định
của pháp luật về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm theo quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự, cụ thể là làm rõ về thời hạn triệu tập lại bị đơn tham gia phiên tòa sơ
thẩm sau khi Tòa án hoãn phiên tòa, xác định yêu cầu phản tố và việc thay đổi, bổ
sung yêu cầu phản tố của bị đơn, quan hệ pháp luật tranh chấp và thời hiệu khởi
kiện, để đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, đảm bảo tính thi hành cao
trong thực tế.
Giá trị ứng dụng của đề tài: Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham
khảo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Thư ký Tòa án, Luật sư, nghiên cứu, áp dụng thực tiễn trong việc áp dụng Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015 về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm. Ngoài ra, luận văn
còn có thể sử dụng để học tập nghiên cứu về quyền của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm.
5
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm có 02 chương như sau:
Chương 1: Quyền được tham gia phiên tòa, thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố
1.1. Quyền của bị đơn trong việc tham gia, vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm
dân sự.
1.2. Quyền của bị đơn trong việc đưa ra yêu cầu, thay đổi, bổ sung yêu cầu
phản tố tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Chương 2: Quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm dân sự của bị đơn
2.1. Quyền được tiếp cận, đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự tại
phiên tòa sơ thẩm dân sự.
2.2. Quyền được đánh giá về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và
pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của bị đơn trong vụ án.
6
CHƯƠNG 1
QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA PHIÊN TÒA,
THAY ĐỔI, BỔ SUNG YÊU CẦU PHẢN TỐ
1.1. Quyền của bị đơn trong việc tham gia, vắng mặt tại phiên tòa sơ
thẩm dân sự
Theo Từ điển Tiếng Việt “bị đơn” là bên bị kiện
1
tức là một bên trong mối
quan hệ tranh chấp bị kiện tụng trước Tòa án. Theo đó, bên bị kiện là một chủ thể
trong vụ án bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự. Bên thứ ba là bên có liên quan là khi Tòa án giải quyết vụ án họ phải thực
hiện nghĩa vụ hoặc được hưởng quyền lợi từ việc tranh chấp của bên nguyên đơn và
bị đơn trong vụ án.
Trong vụ án dân sự các đương sự tham gia tố tụng thông thường gồm hai chủ
thể chính là nguyên đơn và bị đơn. Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự là quyền
năng mà pháp luật tố tụng dân sự quy định và đảm bảo thực hiện cho bị đơn tham
gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự được thực hiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp cho mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước
2
. Quyền của bị đơn tại
phiên tòa sơ thẩm là quyền năng mà pháp luật tố tụng dân sự quy định và được đảm
bảo thực hiện để bị đơn tham gia tố tụng và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình
hoặc lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước.
Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 70, Điều 72
BLTTDS. Theo đó, bị đơn được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện; chấp nhận
hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn,
nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của
nguyên đơn; đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án và có quyền khởi kiện
vụ án khác trong trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa
án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án.
Theo Điều 228 BLTTDS, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự
hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn
1 Kỳ Duyên- Ngọc Hằng- Đăng Khoa (2012), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh niên, tr.101.
2 Trần Thị Diệu Linh (2017), Quyền của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, thực tiễn áp dụng tại
Tòa án, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.9
7
phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án phải
thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự về việc hoãn phiên tòa. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu bị đơn
không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa
thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ; bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà
không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và
Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn
có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản
tố đó theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 228 BLTTDS, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án khi bị đơn và
người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt
hoặc bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa và
các trường hợp khác theo quy định của BLTTDS.
Theo điểm 5 Mục IV Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07-4-2017 của
Tòa án nhân dân tối cao về Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ, trường hợp bị đơn đã
ủy quyền hợp lệ cho cho người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng thì Tòa án
chỉ tống đạt cho người đại diện của bị đơn mà không phải tống đạt cho bị đơn. Việc
tống đạt cho người đại diện của bị đơn được thực hiện theo quy định tại Chương X
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tòa án chỉ tống đạt cho bị đơn khi việc ủy
quyền tham gia tố tụng giữa bị đơn và người đại diện của họ chấm dứt hoặc việc
tống đạt liên quan đến những nội dung không thuộc phạm vi ủy quyền. Theo điểm
10 Mục IV Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07-4-2017 của Tòa án nhân
dân tối cao, trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản nếu
người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã chết thì những xã viên còn sống hoặc
những thành viên hợp tác xã còn sống có quyền bầu hoặc cử người đại diện tham
gia tố tụng. Trường hợp không thể bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng thì
Tòa án yêu cầu thành viên hợp tác xã còn sống tham gia tố tụng.
Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản nhưng
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì Ủy
ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác
xã phải ra quyết định giải thể hợp tác xã đó. Tòa án yêu cầu Ủy ban nhân dân giải
quyết theo thẩm quyền và căn cứ điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp hợp tác xã đã
có quyết định giải thể mà việc xử lý tài sản chung và vốn của hợp tác xã được giải
8
quyết theo Điều 36 Luật hợp tác xã năm 2003, khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã
năm 2012, Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã năm 2012, phần tài sản chung
không chia được giao cho chính quyền địa phương quản lý thì người đại diện cho
chính quyền địa phương (nơi quản lý tài sản của hợp tác xã) sẽ là người kế thừa
quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã và tham gia tố tụng tại Tòa án.
Theo Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập
hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa:
“[1] Về tố tụng: Theo Biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 26-11-2013 thì tại
phiên tòa các đương sự có mặt đầy đủ theo giấy triệu tập của Tòa án. Tuy nhiên, Hội
đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa để các đương sự cung cấp thêm chứng cứ.
Tại phiên tòa phúc thẩm được mở lại vào ngày 26-02-2014, bị đơn và luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vắng mặt. Trường hợp Hội đồng xét xử đã
quyết định hoãn phiên tòa và việc hoãn phiên tòa là do Tòa án, tại phiên tòa được mở
lại đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự vắng mặt thì được coi là vắng mặt lần thứ nhất. Lẽ ra, Tòa án cấp phúc thẩm phải
xác định là bị đơn và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn được Tòa
án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt tại phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều
199, khoản 2 Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự để hoãn phiên tòa. Tòa án cấp phúc
thẩm nhận định tại phiên tòa phúc thẩm bị đơn và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai vắng mặt tại phiên tòa, từ
đó đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của bị đơn là không đúng
quy định tại Điều 199, 202, 266 Bộ luật Tố tụng dân sự, làm mất quyền kháng cáo,
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn”.
Với các quy định và Án lệ nêu trên về quyền được vắng mặt tại phiên tòa sơ
thẩm của bị đơn, tác giả nhận thấy có bất cập nhất định.
Một, về sự vắng mặt của bị đơn tại phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định tại Điều
227 BLTTDS, trường hợp bị đơn vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng hay
không chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên tòa. Trường hợp Tòa án triệu tập bị đơn
tham gia phiên tòa lần thứ hai mà bị đơn vắng mặt với lý do bất khả kháng hoặc trở
ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa. Theo quy định này, tùy trường
hợp, HĐXX có thể hoãn hoặc tiếp tục xét xử. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra nếu Tòa án
hoãn phiên tòa lần thứ hai với lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên bị
đơn không tham gia phiên tòa là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay
9
không. Bởi, nếu Tòa án hoãn phiên tòa và mở phiên tòa lần thứ ba và những lần
khác khi không còn lý do bất khả kháng hay trở ngại khách quan thì việc Tòa án cấp
sơ thẩm mở nhiều phiên tòa như vậy đúng không. Đây là vấn đề phát sinh trong
thực tế và các Thẩm phán xử lý không giống nhau. Có trường hợp, bị đơn đang
mang thai có giấy xác nhận của bệnh viện cần phải nghỉ dưỡng thai trong thời gian
dài; bị đơn bị tai biến đang điều trị bệnh thời gian dài thì có Tòa án hoãn phiên tòa,
có Tòa án không hoãn phiên tòa. Vì nếu Tòa án hoãn phiên tòa nhiều lần thì ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các đương sự khác, ngược lại, nếu không
chấp nhận hoãn phiên tòa thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của bị đơn.
Ví dụ: Hơn 3 năm chưa xử xong vì bị đơn liên tục lấy lý do hoãn phiên tòa3
.
Nguyên đơn là vợ chồng ông Đoàn Văn Vinh, bà Đỗ Thị Kim Ngân (bố mẹ
của ông Đoàn Minh Quân, trú tại phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) và bị đơn
là ông Nguyễn Lương Thế, Giám đốc Công ty Kim Anh cùng vợ là bà Nguyễn Kim
Anh (hộ khẩu tại 82 và 132 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, tạm trú tại 106 phố Linh
Lang phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội). Ông Thế cho rằng bản thân không
bảo đảm sức khỏe với lý do huyết áp cao vì thay đổi thời tiết nên tiếp tục xin hoãn
phiên tòa. Đại diện VKS đã đề nghị HĐXX trưng cầu ý kiến giám định của nhân
viên y tế. Nếu đủ căn cứ ông Thế đảm bảo sức khỏe thì đề nghị HĐXX tiếp tục làm
việc. HĐXX đã đồng ý mời nhân viên Trung tâm y tế quận Cầu Giấy đến để kiểm
tra sức khỏe. Qua kiểm tra, nhân viên y tế này đã đưa ra nhận định ông Thế có
huyết áp cao, chưa tiên lượng được sức khỏe có đảm bảo hay không, bệnh nhân cần
theo dõi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng tại phiên tòa sẽ được mở lần thứ tư,
nếu sức khỏe ông Thế không đảm bảo thì có quyền ủy quyền cho người khác hoặc
gửi văn bản nêu ý kiến xin xét xử vắng mặt. Sau đó, bà Nguyễn Kim Anh cũng có
đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do sức khỏe. Vậy trong trường hợp này việc vắng mặt
của bị đơn là có căn cứ hay không có căn cứ?
Ví dụ: Bản án số 06/2021/DS-ST ngày 07/4/2021 của Tòa án nhân dân thành
phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang về việc “Tranh chấp đất đai” giữa nguyên đơn ông
Khưu Thành Đông và bị đơn ông Võ Minh Luận
4
. Ngày 11/01/2021, Tòa án ban
hành quyết định đưa vụ án ra xét xử và ấn định thời gian mở phiên tòa ngày
18/01/2021, đến ngày mở phiên tòa là ngày 18/01/2021 nguyên đơn vắng mặt lần
thứ nhất nên căn cứ khoản 1 Điều 227 BLTTDS, Tòa án ra quyết định hoãn phiên
3 https://kiemsat.vn/hon-3-nam-chua-xu-xong-vi-bi-don-lien-tuc-lay-ly-do-hoan-toa-60714.html, truy cập lúc
19h ngày 05.12.2021.
4 Phụ lục số 01.
10
tòa và ấn định phiên tòa được mở lại ngày 25/01/2021, trong thời gian hoãn phiên
tòa nguyên đơn thuê Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình và Luật
sư thực hiện các thủ tục tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
nguyên đơn và được Tòa án chấp nhận, do chưa nghiên cứu hồ sơ nên phiên tòa
ngày 25/01/2021 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn vắng mặt,
Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 227 BLTTDS tiếp tục ra quyết định hoãn phiên tòa và
ấn định phiên tòa được mở lại ngày 01/4/2021. Vấn đề đặt ra người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn sau khi có quyết định hoãn phiên tòa ngày
18/01/2021 thì Tòa án triệu tập nguyên đơn tham gia phiên tòa ngày 25/01/2021 có
phải là triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn hay không.
Đối với vụ án trên có hai quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng sau khi có quyết định hoãn phiên tòa ngày
18/01/2021 thì nguyên đơn thuê luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì phiên
tòa mở lại ngày 25/01/2021 mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên
đơn vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 227 BLTTDS.
Quan điểm thứ hai cho rằng sau khi có quyết định hoãn phiên tòa ngày
18/01/2021 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn vắng mặt phiên
tòa ngày 25/01/2021 thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt vì Tòa án triệu tập nguyên
đơn cũng chính là triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn.
Theo quan điểm của tác giả đối với vụ án trên người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho nguyên đơn tham gia tố tụng sau khi Tòa án có quyết định hoãn phiên
tòa theo thủ tục sơ thẩm thì những lần Tòa án đã triệu tập đương sự tham gia phiên
tòa cũng chính là những lần đã triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
đương sự tham gia phiên tòa để đảm bảo vụ án được xét xử liên tục, nếu hoãn phiên
tòa nhiều lần làm cho vụ án kéo dài và ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến quyền
lợi của bị đơn, tác giả thống nhất theo quan điểm thứ hai.
Hai, về thời hạn triệu tập lại bị đơn tham gia phiên tòa sơ thẩm sau khi Tòa án
hoãn phiên tòa. Theo khoản 1 Điều 233 BLTTDS, thời hạn hoãn phiên tòa là không
quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15
ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Với quy định này, BLTTDS chỉ quy
định thời gian tối đa để mở phiên tòa nhưng không quy định thời gian tối thiểu mở lại
phiên tòa. Điều này dẫn đến trường hợp phát sinh trên thực tế đó là khi triệu tập lần
thứ hai để mở phiên tòa sơ thẩm, có Tòa án ấn định thời gian quá ngắn, không đảm
bảo cho bị đơn tham gia phiên tòa, do đó, Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn gây thiệt hại