Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THÙY LINH
QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THÙY LINH
QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG GIAI ĐOẠN
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số 60380104
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Ngừng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự tham khảo của nhiều
nguồn tài liệu và sự giúp đỡ của giảng viên hƣớng dẫn. Các số liệu trong luận văn là
trung thực.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Phần mở đầu................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA BỊ
CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ....................5
1.1. Nhận thức chung về bị cáo và vấn đề quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự ......................................................................................................5
1.1.1. Nhận thức chung về bị cáo................................................................................5
1.1.2. Nhận thức chung về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự.......................................................................................................................10
1.2. Quy định về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ 1945 đến trƣớc năm 2003 ..................18
1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954...........................................................................18
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1955 đến trước năm 1988..................................................23
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003..................................................31
1.3. Quy định về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của
pháp luật một số nƣớc ...............................................................................................33
1.3.1. Trong tố tụng hình sự Pháp ............................................................................33
1.3.2. Trong tố tụng hình sự Liên bang Nga ............................................................36
1.3.3. Trong tố tụng hình sự Trung Quốc .................................................................37
1.3.4. Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự 2006 của Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ ..............................................................................................................................38
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG GIAI
ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ......................................................40
2.1. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự ..............................................................................................40
2.1.1. Bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa........................42
2.1.2. Bị cáo được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay
đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết
định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng
Hình sự 2003 .............................................................................................................52
2.1.3. Bị cáo có quyền tham gia phiên tòa................................................................54
2.1.4. Bị cáo được giải thích về quyền và nghĩa vụ ..................................................55
2.1.5. Bị cáo có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định,
người phiên dịch theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 .........................56
2.1.6. Bị cáo có quyền đưa ra yêu cầu......................................................................56
2.1.7. Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa.......................................................56
2.1.8. Bị cáo có quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án .......................................58
2.1.9. Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án .....................................................59
2.2. Thực tiễn thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự ...............................................................................................................................59
2.2.1. Kết quả đạt được .............................................................................................59
2.2.2. Những hạn chế ................................................................................................73
2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong vấn đề thực hiện quyền của bị cáo trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề quyền của bị cáo trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự ..........................................................................................80
2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.................................................................80
2.3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật quyền của bị cáo trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự ..........................................................................................81
2.3.3. Những kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền của bị
cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ....................................................90
Kết luận .....................................................................................................................95
Danh mục tài liệu tham khảo
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo đảm quyền con ngƣời là một chính sách nhất quán của Đảng và Nhà
nƣớc Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn mà đất nƣớc ta đang trên đƣờng đổi mới
toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Do vậy, mở rộng dân chủ, tăng cƣờng pháp chế, bảo đảm có hiệu quả các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
Trong lĩnh vực pháp luật, vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời luôn là nền tảng
của việc nghiên cứu ban hành các quy phạm pháp luật. Trong lĩnh vực tố tụng hình
sự cũng vậy, việc giải quyết vụ án hình sự không thể tách rời vấn đề bảo đảm quyền
con ngƣời. Đặc biệt là quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Bởi
lẽ, xét xử là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tố tụng, với đặc tính quyền lực
Nhà nƣớc rõ nét. Quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử là quyền dễ bị xâm phạm
và tổn thƣơng nhất, hậu quả để lại cũng rất nặng nề vì nó ảnh hƣởng đến những
quyền cơ bản nhất của con ngƣời, thậm chí là cả quyền đƣợc sống của con ngƣời.
Bên cạnh đó, hoạt động xét xử là hoạt động tập trung cao nhất quyền tƣ pháp: Tòa
án nhân dân nhân danh Nhà nƣớc quyết định tội phạm, hình phạt và quyết định
những vấn đề khác liên quan đến tội phạm. Tại phiên tòa, sau khi nghiên cứu khách
quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ án một cách công khai, Tòa án sẽ ra
một bản án khẳng định bị cáo có tội hoặc không có tội. Tòa án dựa trên những căn
cứ pháp luật quy định và tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình
sự quy định để nhằm mục đích không bỏ lọt tội phạm nhƣng cũng không làm oan
ngƣời vô tội.
Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật trƣớc hết là phải có những quy định chặt chẽ
về việc bảo đảm quyền con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trong
đó có quyền của bị cáo. Điều 50 Hiến pháp 1992 quy định: "Ở nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con ngƣời về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội đƣợc tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân đƣợc quy định trong Hiến
pháp và pháp luật". Việc quy định này cũng chỉ là hình thức nếu nó không đƣợc
thực hiện trong thực tế. Bảo đảm quyền con ngƣời là mục tiêu và nhiệm vụ trọng
tâm của các thiết chế Nhà nƣớc và pháp luật dân chủ. Bảo đảm thực hiện có hiệu
quả các quyền công dân đã đƣợc pháp luật quy định là tiêu chí để đánh giá sự văn
minh, tiến bộ của một xã hội hiện đại. Bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trong những hình thức bảo đảm quyền công dân
khi tham gia tố tụng với tƣ cách là bị cáo. Quyền của bị cáo đƣợc quy định tại Điều
2
50 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003. Điều đó thể hiện bản chất dân chủ của pháp luật
nƣớc ta.
Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự trong những năm qua cho thấy mặc dù
pháp luật đã quy định khá chặt chẽ và tƣơng đối đầy đủ nhƣng quyền bị cáo chƣa
đƣợc triệt để tôn trọng và chƣa đƣợc cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện để bị
cáo thực hiện. Trong đó có tình trạng vi phạm các quyền tố tụng của bị cáo, xử oan
ngƣời vô tội, xét xử sai vẫn còn xảy ra. Một số ngƣời tiến hành tố tụng còn chƣa
nhận thức đƣợc việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và minh oan
cho ngƣời vô tội cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng nhƣ việc xử lý nghiêm minh
đối với ngƣời phạm tội. Bảo vệ quyền của bị cáo hiện nay không chỉ là mối quan
tâm của riêng bị cáo hay gia đình họ và những ngƣời làm công tác bảo vệ pháp luật,
mà nó còn là sự quan tâm của toàn xã hội.
Nghiên cứu đề tài “Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự” có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, hạn chế tình trạng oan sai, giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án
đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật.
Mặt khác, hiện nay "chất lƣợng công tác tƣ pháp nói chung chƣa ngang tầm
với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trƣờng hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan
ngƣời vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc và các cơ quan tƣ pháp"1
. Do vậy, việc
nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự góp phần vào việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tƣ
pháp trong thời gian tới mà Nghị quyết 08-NQ/TW đã đề ra. Nó không những chỉ
có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc trong tình hình đất nƣớc
đang bƣớc vào giai đoạn mới với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế
thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, khi mà tội phạm xảy ra ngày càng tinh
vi và phức tạp hơn.
Trong thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bảo
đảm quyền con ngƣời của bị cáo nhƣng hầu nhƣ các tác giả nghiên cứu về bảo đảm
quyền con ngƣời của nhóm ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự
Việt Nam và việc nghiên cứu thiên về vấn đề quyền con ngƣời. Cho đến nay, chƣa
có đề tài nào đi chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề quyền của bị cáo trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong khi bị cáo chính là đối tƣợng dễ bị xâm hại về
quyền hơn những đối tƣợng khác trong nhóm ngƣời trên. Tại phiên tòa hình sự sơ
1 Nghị Quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp
trong thời gian tới.
3
thẩm, trƣớc những ngƣời tiến hành tố tụng - đại diện cho quyền lực Nhà nƣớc - có
quyền phán xét về tội phạm, quyết định hình phạt và các vấn đề liên quan đến tội
phạm thì bị cáo thƣờng khó có đủ sự hiểu biết về pháp luật cũng nhƣ sự bình tĩnh để
bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Hơn nữa, phiên tòa hình sự sơ thẩm là nền móng
cho quá trình xét xử. Nếu giải quyết tốt các vấn đề về tội phạm, hình phạt và các
vấn đề khác liên quan đến tội phạm tại phiên tòa này thì sẽ góp phần hạn chế đƣợc
oan sai, giảm gánh nặng quá tải cho Tòa án cấp phúc thẩm. Đồng thời, tránh lãng
phí về tiền bạc phục vụ cho quá trình xét xử. Đó là lý do mà tác giả quyết định chọn
vấn đề “Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quyền
của bị cáo nhƣ:
- Lƣơng Thị Mỹ Quỳnh (2004), Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam và Thụy Điển, luận văn Thạc
sĩ Luật học, trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Hữu Thế Trạch (2009), Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là
người chưa thành niên trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, luận văn Thạc
sĩ Luật học, trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Phƣơng Thảo (2010), Bảo vệ quyền và lợi ích của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam, khóa luận tốt
nghiệp cử nhân Luật, trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngô Quỳnh Nhƣ (2012), Bảo vệ quyền con người của bị cáo trong xét xử vụ án
hình sự, khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh.
Tuy nhiên, các công trình kể trên nghiên cứu về quyền con ngƣời của nhóm
ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, chủ yếu là ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng
hình sự Việt Nam, do đó chƣa đi sâu nghiên cứu về vấn đề quyền của bị cáo trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài: trên cơ sở làm rõ những bất cập, hạn chế trong thực tiễn
áp dụng các quy định về quyền bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự,
từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền của bị cáo
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Nhiệm vụ của đề tài: nghiên cứu quy định của pháp luật và lý luận pháp lý
liên quan quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; quy định
4
về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở một số quốc gia
trên thế giới; thực tiễn áp dụng các quy định quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó chỉ ra các nguyên nhân, điều kiện của hạn chế, bất cập
và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn chính là quyền của bị cáo trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vấn đề quyền của bị cáo trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ khi thông qua Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
đến nay, trong phạm vi cả nƣớc, nhƣng tập trung chủ yếu là ở thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc ta về chính sách
hình sự, cải cách tƣ pháp, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:
+ Phƣơng pháp phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp;
+ Phƣơng pháp lịch sử;
+ Phƣơng pháp thống kê;
+ Phƣơng pháp chuyên gia.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề quyền
của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có ý nghĩa nhất định trong
nhận thức và thực tiễn.
Bên cạnh đó, luận văn nêu những vƣớng mắc trong quy định cũng nhƣ trong
thực tiễn của vấn đề bảo vệ quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền của bị cáo trong thực tiễn xét xử tại phiên tòa sơ
thẩm.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc cấu trúc thành 2 chƣơng:
Chƣơng 1. Lý luận và quy định pháp luật về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự
Chƣơng 2. Pháp luật Việt Nam về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự
5
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA BỊ
CÁO TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Nhận thức chung về bị cáo và vấn đề quyền của bị cáo trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự
1.1.1. Nhận thức chung về bị cáo
Tố tụng hình sự là trình tự tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định
của pháp luật, trong đó bao gồm hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến
hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng. Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành (2003)
đã quy định cụ thể cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng tại Điều 33,
cụ thể:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
- Cơ quan điều tra;
- Viện kiểm sát;
- Tòa án.
b) Những ngƣời tiến hành tố tụng gồm có:
- Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;
- Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thƣ ký Tòa án.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác vào
hoạt động này, đó chính là ngƣời tham gia tố tụng. Họ cũng là những chủ thể của
quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bên cạnh cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến
hành tố tụng. Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành đã kế thừa hầu hết các quy định về
ngƣời tham gia tố tụng trong chƣơng III của Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988. Theo
đó, tại chƣơng IV của bộ luật hiện hành thì ngƣời tham gia tố tụng gồm có: ngƣời bị
tạm giữ; bị can; bị cáo; ngƣời bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; ngƣời có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; ngƣời làm chứng; ngƣời bào chữa; ngƣời
bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự; ngƣời giám định; ngƣời phiên dịch.
Nhƣ vậy, ngƣời tham gia tố tụng “là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có năng
lực pháp lý để tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, có quyền và
nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự”2
.
Theo quy định tại chƣơng IV Bộ luật Tố tụng Hình sự thì có 12 loại ngƣời
tham gia tố tụng khác nhau. Hiện nay, có nhiều cách để phân loại những ngƣời này.
Nhƣng cách phân loại dựa vào vị trí, vai trò của họ khi tham gia tố tụng là cách
2 Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, tr.161.