Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THÚY
QUYỀN CỦA BỊ ĐƠN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUYỀN CỦA BỊ ĐƠN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. MAI HỒNG QUỲ
Học viên: PHẠM THỊ THÚY
Lớp: Cao học luật khóa 21
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Mai Hồng Quỳ. Các kết
luận nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên
cứu của mình.
Tác giả
Phạm Thị Thúy
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. QUYỀN PHẢN TỐ............................................................................8
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của quyền phản tố.......................................................8
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 8
1.1.2. Ý nghĩa .................................................................................................................. 12
1.2. Nội dung quyền phản tố ................................................................................13
1.2.1. Chủ thể thực hiện quyền phản tố và chủ thể bị phản tố........................................ 13
1.2.2. Điều kiện của yêu cầu phản tố .............................................................................. 16
1.2.3. Thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.............................................. 30
1.2.4. Thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố....................................................................... 34
1.2.5. Trình tự, thủ tục đưa ra yêu cầu phản tố .............................................................. 38
CHƯƠNG 2. QUYỀN YÊU CẦU ĐỘC LẬP.......................................................50
2.1. Khái niệm và ý nghĩa quyền yêu cầu độc lập ..............................................50
2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 50
2.1.2. Ý nghĩa .................................................................................................................. 52
2.2. Nội dung quyền yêu cầu độc lập ..................................................................52
2.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu độc lập và chủ thể bị yêu cầu độc lập......................... 53
2.2.2. Điều kiện của yêu cầu độc lập .............................................................................. 55
2.2.3. Thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu độc lập.............................................. 58
2.2.4. Thẩm quyền thụ lý yêu cầu độc lập....................................................................... 61
2.2.5. Trình tự, thủ tục đưa ra yêu cầu độc lập............................................................... 62
KẾT LUẬN..............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Con người luôn là chủ thể trọng tâm trong các mối quan hệ xã hội. Pháp luật
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trước tiên và quan trọng nhất để đảm bảo quyền
lợi cho các chủ thể trong các mối quan hệ đó. Pháp luật tố tụng dân sự ra đời nhằm
điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng với các chủ thể tham gia
tố tụng, mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng với nhau, mối quan hệ giữa
các chủ thể tham gia tố tụng với nhau; trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ “góp phần
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật” (Điều 1 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015).
Để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, pháp luật quy định cho các
đương sự tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có các quyền nhất định, trong
đó, bên cạnh các quyền chung, đương sự cũng có các quyền riêng biệt. Việc quy
định quyền riêng biệt cho từng đương sự dù họ tham gia tố tụng với các vai trò khác
nhau, hay xuất phát từ các nhóm chủ thể có lợi ích trái ngược nhau trong xã hội vừa
cho thấy tính cá biệt, vừa cho thấy tính bình đẳng, công bằng của pháp luật.
Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 25/11/2015
đã có một số sửa đổi, bổ sung về quyền của bị đơn, nhưng việc thực hiện các quy
định này chưa được hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn, pháp luật quy định cho bị đơn có
quyền đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng
lại không quy định việc đưa ra yêu cầu độc lập này được thực hiện như thế nào...
Do đó, thiết nghĩ, nghiên cứu quy định về quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự là
thực sự cần thiết.
Mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được ban hành, các quy định về quyền
của bị đơn trong tố tụng dân sự đã được hoàn thiện ở mức độ nhất định trong mối
tương quan với các quan hệ xã hội điều chỉnh, nhưng ở chừng mực nào đó, dưới góc
độ lý luận cũng như thực tiễn, các quy định này vẫn còn tồn tại một số bất cập cần
phải khắc phục, chẳng hạn như quy định về điều kiện, thời điểm đưa ra yêu cầu
phản tố của bị đơn...
2
Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của tác giả, cho đến thời điểm hiện nay, ngoài quyền
phản tố thì chưa có công trình nào nghiên cứu về nội dung quyền yêu cầu độc lập của
bị đơn trong tố tụng dân sự.
Trên cơ sở những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền của bị đơn trong
tố tụng dân sự” với đối tượng nghiên cứu là quyền phản tố và quyền yêu cầu độc lập
của bị đơn trong tố tụng dân sự làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
Tình hình nghiên cứu
Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự đã được nhắc đến trong một số công
trình nghiên cứu dưới khía cạnh là một vấn đề của công trình nghiên cứu đó hoặc có
một số công trình lựa chọn một hoặc một số quyền của bị đơn làm đối tượng nghiên
cứu (phổ biến là quyền phản tố). Cụ thể:
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Tố tụng
dân sự Việt Nam: Với mục đích cung cấp những kiến thức nền tảng, cơ bản, gợi mở
những nội dung cần nghiên cứu cho sinh viên, cuốn giáo trình mặc dù có đề cập đến
các quyền của bị đơn trong xét xử vụ án dân sự nhưng những nội dung này chỉ dừng
lại ở việc nêu tên các quyền của bị đơn; nêu các điều kiện để xác định yêu cầu phản
tố của bị đơn.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt
Nam: Các quyền của bị đơn không được tách ra trình bày riêng mà đan xen trong
thủ tục tố tụng, chẳng hạn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, sau khi thụ lý vụ
án, Tòa án thông báo cho bị đơn về việc thụ lý vụ án, bị đơn có trách nhiệm nộp văn
bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của nguyên đơn cùng tài liệu, chứng cứ kèm
theo, đồng thời gửi yêu cầu phản tố (nếu có). Tuy nhiên, giáo trình cũng chỉ dừng
lại ở việc nêu một số quyền của bị đơn, chưa đi sâu phân tích, làm rõ quy định pháp
luật hay nêu những bất cập, đưa ra kiến nghị.
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
(2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự: Giáo trình đã kể tên các quyền của bị đơn
trong tố tụng dân sự. Do cuốn giáo trình được phát hành sau thời điểm có hiệu lực
của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nên một số điểm mới về quyền của bị đơn trong tố
tụng dân sự đã được đề cập đến, chẳng hạn như quyền đưa ra yêu cầu độc lập với
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nguyễn Thị Hoài Phương (chủ biên) (2016), Bình luận những điểm mới trong
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Cuốn sách đã làm rõ và bình luận những điểm
mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi,
3
bổ sung 2011; trong đó bao gồm các quyền của bị đơn, chẳng hạn như quyền đưa ra
yêu cầu độc lập với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, giống như
tên gọi, cuốn Bình luận chỉ tập trung làm rõ những điểm mới của Bộ luật Tố tụng
dân sự nói chung, cũng như những điểm mới trong quy định về quyền của bị đơn
nói riêng.
Bùi Thị Huyền (chủ biên) (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015: Chủ yếu phân tích, bình luận đối với quyền đưa ra yêu cầu phản tố của
bị đơn. Hơn nữa, quyền của bị đơn chỉ là một nội dung trong Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 nên cuốn Bình luận khoa học cũng không thể đi sâu phân tích, bình luận tất cả
những khía cạnh về quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa (chủ biên) (2012),
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi: Nêu các quyền của bị đơn trong
tố tụng dân sự, đặc biệt, tác giả đã đưa ra một số lý giải nguyên nhân tại sao pháp
luật quy định cho bị đơn các quyền riêng bên cạnh các quyền chung như các đương
sự khác.
Tác giả khẳng định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2011 đã bổ sung được một số thiếu sót về quyền phản tố trong Bộ luật Tố
tụng dân sự 2004. Tuy nhiên, quy định về quyền phản tố theo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 vẫn còn tồn tại một số vướng mắc
như: chủ thể có quyền phản tố, chủ thể bị phản tố, tư cách tố tụng của bị đơn đưa ra
yêu cầu phản tố và hậu quả pháp lý của việc xác định tư cách tố tụng đó.
Viện Nhà nước và Pháp luật (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân
sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung 2011: Dưới
góc độ là một tài liệu bình luận khoa học, công trình đã phân tích, giải thích, bình
luận các quyền của bị đơn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đã xây dựng
được cơ sở lý luận nền tảng khi nghiên cứu về quy định này trong tố tụng dân sự.
Tống Công Cường (2007), Luật Tố tụng dân sự Việt Nam – Nghiên cứu so
sánh: Bên cạnh việc nêu tên các quyền của bị đơn, tác giả cũng đưa ra một số vấn
đề cơ bản về phản tố như khái niệm phản tố, đơn phản tố, việc thay đổi, bổ sung, rút
đơn phản tố. Do thời điểm tác giả thực hiện công trình là năm 2007 nên so với hiện
tại, các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền của bị đơn trong tố tụng
dân sự đã có sự thay đổi, bổ sung đáng kể.
Nguyễn Phương Hạnh (2012), Tìm hiểu về quyền tự định đoạt của đương sự
theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam: Tác giả nghiên cứu về nguyên
4
tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự Việt Nam, trong đó, quyền phản tố, quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu
cầu phản tố của bị đơn là một nội dung thể hiện nguyên tắc này. Tác giả đã đưa ra
một số nội dung cơ bản về quyền phản tố của bị đơn như: phạm vi thực hiện quyền
phản tố, thời điểm thực hiện quyền phản tố, tác giả cũng nêu ra điểm khác biệt trong
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011 với các quy định
trước đây về quyền phản tố.
Tác giả Lê Thị Bích Phượng nghiên cứu về quyền phản tố của bị đơn với đề
tài Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
luật, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015: Như tên đề tài, Khóa
luận tập trung nghiên cứu về quyền phản tố của bị đơn, qua đó, khái quát một số
vấn đề lý luận về quyền phản tố, hệ thống các quy định pháp luật về quyền phản tố,
tìm hiểu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền phản tố, trên cơ sở đó đưa
ra một số ý kiến hoàn thiện quy định pháp luật về quyền phản tố của bị đơn.
Nguyễn Thị Thu Dung (2017), “Một số nội dung cơ bản về yêu cầu phản tố,
yêu cầu độc lập trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 07,
tr. 43-45, 52: Nội dung bài viết nêu một số điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 liên quan đến yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của các đương sự.
Chẳng hạn như: yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của các đương sự là cơ sở để Tòa
án căn cứ, lựa chọn, áp dụng thủ tục giải quyết vụ án dân sự; thời điểm bị đơn có
quyền đưa ra yêu cầu phản tố; việc đương sự đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc
lập có ý nghĩa quyết định thời hạn giải quyết vụ án dân sự.
Nguyễn Minh Hằng, Hà Văn Nâu (2010), “Yêu cầu phản tố và thời điểm thực
hiện quyền phản tố từ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghề luật, số
1, tr. 41-46: Bài viết đã nêu một số bất cập, thiếu sót trong quy định về yêu cầu
phản tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: xác định yêu cầu phản tố,
xác định chủ thể có quyền yêu cầu phản tố và hình thức thực hiện quyền phản tố,
thời điểm thực hiện quyền phản tố.
Nguyễn Thị Hạnh (2011), “Vấn đề yêu cầu phản tố trong giải quyết một vụ án
thừa kế”, Tạp chí Nghề luật, số 4, tr. 54-58: Thông qua bình luận một bản án, tác
giả đã nêu ra một số bất cập trong thực tiễn liên quan đến quyền yêu cầu phản tố
của bị đơn như: xác định yêu cầu phản tố, thời điểm bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố.
Duy Kiên (2012), “Những vấn đề cơ bản cần lưu ý khi thụ lý đơn khởi kiện,
đơn phản tố, đơn yêu cầu độc lập trong giải quyết án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số
5
7, tr. 32-36: Bài viết phân tích các điều kiện để được coi là một yêu cầu phản tố của
bị đơn; chỉ ra bất cập trong quy định về thời hạn thực hiện quyền phản tố theo quy
định tại Điều 176 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
2011. Ngoài ra, Bài viết cũng nêu trình tự, thủ tục thụ lý yêu cầu phản tố theo quy
định của pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất cần phải thụ lý lại vụ án ở
thời điểm Tòa án chấp nhận việc xem xét đơn phản tố và đề nghị cần phải có văn
bản hướng dẫn về vấn đề này.
Nguyễn Thị Hạnh, Đinh Thị Thu Hường (2014), “Xác định yêu cầu phản tố
trong giải quyết vụ án dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 19, tr. 30-35: Trên cơ
sở bình luận về cách xác định yêu cầu phản tố, ý kiến phản bác của Tòa án trong
một số vụ án, tác giả đã chỉ ra những bất cập của thực tiễn trong việc xác định yêu
cầu phản tố, ý kiến phản bác; hậu quả pháp lý của việc xác định sai yêu cầu phản tố,
ý kiến phản bác; chỉ ra nguyên nhân của việc xác định sai, trong đó có những hạn
chế của pháp luật trong quy định về cách xác định yêu cầu phản tố. Từ đó, tác giả
đưa ra kiến nghị những điều kiện cần và đủ để nhận diện yêu cầu phản tố của bị
đơn.
Như vậy, có thể nói, quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự không phải là một
vấn đề mới, tuy nhiên, ngoại trừ quyền phản tố được nhiều tác giả lựa chọn nghiên
cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau thì cho đến thời điểm hiện nay các quyền khác
của bị đơn, bao gồm cả quyền yêu cầu độc lập hầu như chỉ được nhắc đến trong các
công trình nghiên cứu về pháp luật tố tụng dân sự nói chung.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Lựa chọn đề tài “Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự” với đối tượng
nghiên cứu là quyền phản tố, quyền yêu cầu độc lập của bị đơn, tác giả mong muốn
làm sáng tỏ những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về các quyền này.
Trên cơ sở so sánh với các quy định pháp luật tố tụng dân sự trước đây, quy định
pháp luật nước ngoài để thấy những điểm tiến bộ, những điểm còn hạn chế. Từ đó
đề xuất giải pháp nhằm triển khai và hiện thực hóa những quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015.
Để đạt được mục đích đã nêu trên, nội dung Luận văn sẽ thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau:
Về mặt lý luận: Phân tích và tổng hợp một số vấn đề lý luận về quyền phản tố,
quyền yêu cầu độc lập của bị đơn trong tố tụng dân sự.
6
Về mặt pháp luật thực định: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích quyền phản tố,
quyền yêu cầu độc lập của bị đơn trong tố tụng dân sự, so sánh với pháp luật nước
ngoài, đồng thời chiếu những quy định pháp luật này dưới lăng kính thực tiễn, tác
giả mong muốn góp phần đưa ra kiến nghị hiệu quả để khắc phục những thiếu sót,
vướng mắc của các quy định pháp luật về quyền phản tố, quyền yêu cầu độc lập của
bị đơn trong tố tụng dân sự.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở xem xét thực tiễn giải quyết vụ án dân sự tại Tòa
án, chủ yếu là phân tích, bình luận những bản án, quyết định của Tòa án, tác giả
mong muốn đóng góp một số kiến nghị về việc thực hiện quyền phản tố, quyền yêu
cầu độc lập của bị đơn trong thực tiễn nhằm góp phần giúp cho thực tiễn áp dụng
pháp luật đúng pháp luật, hiệu quả, vì suy cho cùng, đặt ra quy định pháp luật cũng
là để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong thực tế cuộc sống.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền phản tố và quyền yêu cầu độc lập của
bị đơn trong tố tụng dân sự.
Trong Luận văn, tác giả cũng sẽ tìm hiểu quy định pháp luật tương ứng của
một số quốc gia trên thế giới về vấn đề quyền phản tố, quyền yêu cầu độc lập của bị
đơn, so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như sau:
Trong từng chương, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm
rõ những khái niệm, ý nghĩa và một số vấn đề lý luận khác liên quan đến quyền
phản tố, quyền yêu cầu độc lập của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, bình luận quy định pháp
luật về quyền phản tố, quyền yêu cầu độc lập của bị đơn trong tố tụng dân sự. Tác
giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp luật học so sánh để trên
cơ sở phân tích các quyền này của bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự của một số
nước trên thế giới, so sánh đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam nhằm rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả cũng sử dụng phương pháp phân
tích, bình luận những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định
pháp luật về quyền phản tố, quyền yêu cầu độc lập của bị đơn, trên cơ sở đó, sử
dụng phương pháp tổng hợp để rút ra được những bất cập, vướng mắc và đưa ra
kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật.