Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới Xã Nguyên Bình Huyện Tĩnh Gia Tỉnh Thanh Hóa Đến Năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN HỮU HẬU
QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ NGUYÊN BÌNH,
HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH
Hà Nội, 2013
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguyên Bình là xã vùng bán sơn địa, cách thị trấn Tĩnh Gia khoảng 1 km về
phía Tây, là một xã có bề dày truyền thống được nhà nước truy tặng anh hùng lược
lượng vũ trang trong kháng chiến chống mỹ cứu nước năm 2011. Có hệ thống
đường giao thông thuận lợi với khu trung tâm huyện và các xã lân cận. Diện tích tự
nhiên 3.212,28 ha. Tổng dân số năm 2011 là 9.685 người, mật độ dân số 267
người/km2, địa hình thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ
thương mại, và các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.
Trong nhiều năm qua, các lĩnh vực Kinh tế - văn hoá - xã hội - môi trường
trên địa bàn xã đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương hết sức
quan tâm; đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
trong xã, bằng những cơ chế chính sách, kế hoạch quản lý phù hợp, và hỗ trợ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng ... Vì vậy, Nguyên Bình đang từng bước phát triển, đời sống
vật chất, tinh thần của đại bộ phận nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông
thôn từng bước được đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi xã Nguyên Bình cũng còn một số khó
khăn, hạn chế đó là cơ cấu kinh tế trong nông thôn chuyển dịch còn chậm, chưa
đồng bộ và thiếu vững chắc, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cơ bản
hoàn thiện về mạng lưới nhưng chưa đồng bộ, nhiều công trình công cộng còn tạm
bợ làm giảm khả năng phục vụ sản xuất; hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao,
chăn nuôi nhỏ lẻ còn khá phổ biến dẫn tới giá thành sản xuất cao, giá trị thấp... đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chưa thể vươn lên làm giàu từ sản xuất nông
nghiệp. Cần có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sắp sếp lại lao
động một cách hợp lý, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động phát huy lợi
thế để phát triển sản xuất lương thực thực phẩm, chăn nuôi theo hướng trại tập
trung, mở rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng hiệu quả cao.
Thực trạng trên địa bàn xã việc phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường;
bố trí chưa được hợp lý từ công sở UBND xã đến các điểm dân cư thôn làng; từ các
công trình hạ tầng kỹ thuật đến các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng, khu dân
2
cư, thiếu quy hoạch để quản lý và kêu gọi các dự án đầu tư; xây dựng còn mang tính
chắp vá, tự phát là chính nên tính bền vững, mỹ quan chưa cao; nhiều công trình
phá đi làm lại gây lãng phí, tốn kém hiệu quả sử dụng còn hạn chế; vấn đề môi
trường sinh thái chưa được quan tâm. Mặt khác, ngân sách Nhà nước, địa phương,
các nguồn tài trợ, và sự đóng góp của nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong
xã ngày càng nhiều; đặc biệt là việc tự đầu tư xây dựng nhà ở của nhân dân và các
cơ sở hạ tầng là rất lớn. Trong khi đó chưa có một công cụ quản lý một cách thích
ứng và đồng bộ.
Vì vậy, việc nghiên cứu lập “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã
Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia đến năm 2020” là rất cần thiết làm căn cứ pháp lý
để quản lý, nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển dịch vụ, công nghiệp và sản
xuất nông nghiệp của địa phương và làm cơ sở lập các dự án đầu tư xây dựng, cải
tạo các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường. Quy hoạch sử dụng đất, xắp
xếp lại không gian kiến trúc, cảnh quan nông thôn phù hợp, khang trang hơn, gìn
giữ bản sắc văn hóa của địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân; đáp ứng được các nội dung theo tinh thần Nghị quyết TW 7, Khoá X của Đảng,
từng bước hoàn thành các tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Thực tế, việc quy hoạch nông thôn mới được cho là là việc quy hoạch sử
dụng đất gắn với công nghiệp hóa nông thôn nhằm đưa ra các giải pháp quản lý sử
dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, sắp xếp không gian
kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện bộ mặt mới cho vùng nông thôn, thu hẹp
khoảng cách giữa nông thôn và các vùng thành thị.
+ Vấn đề quy hoạch sử dụng đất: Tài nguyên đất trên toàn cầu có 13.530
triệu ha. Hiện nay trên thế giới đất đang được canh tác chiếm khoảng 10,6% tổng
diện tích đất và còn một tiềm năng lớn hơn 14,7% đất nông nghiệp có thể đưa vào
trồng trọt, phần lớn tiềm năng đất này là ở Bắc, Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Đại
Dương tức khoảng 1.000 triệu ha đất có khả năng nông nghiệp, đa số là đất Oxisols
và Vetisol [25]. Ở Châu á, mặc dù chiếm 38% dân số thế giới nhưng chỉ có 20% đất
nông nghiệp toàn cầu, trong đó 77% đất canh tác. Đất dốc ở Châu á chiếm khoảng
35% tổng diện tích đất của các nước đang phát triển [26].
Trên thế giới trải qua nhiều thế kỷ trong quá trình sản xuất, con người đã có
những phương thức sử dụng đất thay đổi phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đứng
trước nhu cầu về lương thực của thế giới các nhà khoa học đã tìm tòi, nghiên cứu
thử nghiệm một số mô hình sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng trên phạm vi toàn
thế giới và đã đạt được những kết quả khả quan. Nhiều công trình trên thế giới đã
được xác nhận như dùng cây họ đậu, cây phân xanh trồng xen với cây trồng chính
có tác dụng trong việc che phủ, chống được sự rửa trôi, bào mòn đất và ánh sáng
trực xạ của mặt trời đồng thời làm giảm sự mất mùa, tăng đạm của đất, cung cấp
một lượng phân đáng kể cho cây trồng, có tác dụng bảo vệ đất tốt (Coste 1935;
Bertrand 1967; Prillenet 1990) [21].
Bằng chứng lịch sử cho thấy việc phá huỷ rừng là do các cộng đồng người
sống ở bên lề xã hội và giới hạn địa lý gây ra, họ buộc phải thích ứng với hoàn cảnh
sống ngặt nghèo bằng cách phá huỷ môi trường tự nhiên dễ bị tổn thương và sau đó
4
họ lại chính là nạn nhân của tình trạng lạm dụng tài nguyên thiên nhiên đó. Sự suy
thoái đất không phải chỉ do phối hợp của các yếu tố môi trường và sự buông thả
trong chiến lược quản lý đất, nhưng đúng hơn là do phá vỡ các biện pháp kỹ thuật
canh tác lâu bền được người dân sử dụng (Redclift 1984; Blaike 1985). Sự thay đổi
dân số nông thôn để phù hợp với diện tích đất trồng trọt đã bắt đầu từ nửa thế kỷ
trước và còn tiếp tục cho đến tận bây giờ. Hiện nay, sự phát triển các nhà máy thủy
điện cũng dễ dàng đẩy người dân ra khỏi miền đất của họ để đến định cư ở những
vùng đất cao hơn. Cũng tương tự như vậy sự tăng cường trồng các cây hàng năm
với nhiều loài và giống mới đã làm thay đổi nguồn tài nguyên của các nhóm khác.
Kết quả là, trong tất cả các trường hợp, đã đẩy nhiều người dân hơn nữa lên các
vùng cao, và cuộc sống của họ phụ thuộc mạnh mẽ hơn vào đất rừng. Nguồn tài
nguyên không ngừng bị suy giảm. Các ví dụ có thể tìm thấy ở bất kỳ quốc gia nào ở
Nam và Đông Nam châu Á [13].
Về nghiên cứu hệ thống canh tác, FAO (1990) xuất bản cuốn Phát triển hệ
thống canh tác (Farming system development). Công trình đã khái quát phương
pháp tiếp cận nông thôn trước đây là phương pháp tiếp cận một chiều (từ trên
xuống), không phát huy được tiềm năng nông trại và cộng đồng nông thôn. Thông
qua nghiên cứu và thực tiễn, ấn phẩm đã nêu lên phương pháp tiếp cận mới -
Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân, nhằm phát triển các hệ thống
trang trại và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững. Hệ thống nông trại là các
nông hộ được chia thành 3 phần cơ bản [15].
Nông hộ - đơn vị ra các quyết định.
Trang trại và các hoạt động.
Các thành phần ngoài trang trại.
Các bộ phận này liên kết chặt chẽ trong mối tác động qua lại.
Báo cáo về phát triển thế giới (1992) dự đoán dân số sẽ đạt khoảng 8,3 tỉ vào
năm 2025. Norman E Borlaug (1996) cho rằng: Cũng giống như trước đây, loài
người sẽ sống chủ yếu là dựa vào thực vật, đặc biệt là hạt cốc để thoả mãn gần hết
nhu cầu lương thực ngày càng gia tăng của mình. Thậm chí nếu như tiêu thụ lương
5
thực theo đầu người giữ nguyên mức hiện thời, thì sự tăng trưởng dân số thế giới
cũng đòi hỏi phải tăng năng suất lương thực thô thêm 2,6 tỉ tấn vào năm 2025, tức
là tăng 57% so với năm 1990. Nhưng nếu như khẩu phần được cải thiện cho thế giới
người nghèo đói, ước tính ít nhất 1 tỉ người, thì nhu cầu lương thực thế giới hàng
năm phải tăng gấp đôi, tức là 4,5 tỉ tấn nữa [13]. Nếu bằng con đường tăng năng suất
các loại cây trồng (năng suất các cây hạt ngũ cốc phải tăng 80% trong thời kỳ 1990 -
2025), theo kỷ yếu sản xuất của FAO và tính toán của Norman E.Borlaug, thì nguồn
lương thực hạt cốc thế giới chỉ mới đạt 3,97 tỉ tấn vào năm 2025 [13]. Quỹ đất nông
nghiệp sẽ phải tăng để bù lại sự thiếu hụt lương thực cũng là hướng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Nhưng theo Norman E.Borlaug thì cơ hội để mở mang thêm
đất mới cho trồng trọt đã được tận dụng gần hết, nhất là đối với vùng đông dân châu
á và châu Âu [13]. Theo Ducal (1978), trong vòng 20 năm từ năm 1957 - 1977, đất
canh tác trên thế giới tăng thêm 150 triệu ha, bằng 10% đất có khả năng khai hoang
sử dụng cho nông nghiệp và bằng 9% đất canh tác lúc đó. Nhưng cũng trong 20
năm này, dân số thế giới đã tăng tới 40%, lương thực do số đất mới làm ra chỉ đủ
nuôi 1/3 số dân tăng thêm.
Như vậy để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm nông nghiệp,
con người đã và đang đi theo cả hai hướng: tăng năng suất cây trồng và mở rộng
diện tích canh tác. Nhưng dù đi theo hướng nào vẫn phải tiến hành điều tra nghiên
cứu đánh giá đất đai để có cách sử dụng hiệu quả nhất trên cơ sở QHSDĐ và
chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, mà đặc biệt là theo hướng nghiên cứu tổng
hợp tiềm năng của đất đai cho các mục tiêu sử dụng xác định.
+ Vấn đề công nghiệp hoá nông thôn một số nước và lãnh thổ trên thế giới:
Một đặc điểm của các nước đang phát triển là tỷ trọng lao động nông nghiệp cao,
năng suất lao động thấp và đời sống của nhân dân cũng thấp. Thị trường nông thôn,
sức mua của nông dân hạn chế, quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị diễn ra
liên tục với nhịp độ nhanh làm nảy sinh hàng loạt vấn đề xã hội, môi sinh. Cùng với
đó là sự bần cùng hoá nông thôn một cách tương đối, khoảng cách giữa nông thôn
và thành thị ngày càng xa.
6
Để chống lại xu hướng đó, nhiều nước đã chọn con đường công nghiệp hoá
nông thôn. Từ công nghiệp nông thôn, đến phát triển dịch vụ nông thôn và cuối
cùng là phát triển nông nghiệp hàng hoá. Công nghiệp cộng với dịch vụ sẽ thu hút
lao động dư thừa làm tăng năng suất lao động nông nghiệp, tăng thu nhập và sức
mua ở nông thôn, tạo thị trường cho công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, phát triển
công nghiệp nông thôn là một hướng đi tất yếu của các nước đang phát triển.
Có nhiều hình thức và phương pháp công nghiệp hoá nông thôn, nhưng đều
nhằm mục đích thu hút thật nhiều lao động nông nghiệp để tạo ra của cải vật chất.
Thực chất đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển nông dân
thuần nông sang nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp và dịch vụ.
Nhằm rút ra được những bài học thiết thực cho việc định hướng và giải pháp
công nghiệp hoá nông thôn nước ta, chúng ta sẽ tìm hiểu các hoạt động công nghiệp
hoá nông thôn ở một số nước châu Á.
- Trung Quốc: Ở Trung Quốc công nghiệp hoá nông thôn hình thành và phát
triển nhanh trong những năm cải cách thể chế kinh tế nông thôn. Tính từ năm 1978
đến năm 1992, nước này thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương, nhập
xưởng bất nhập thành” để phát triển nông nghiệp hương trấn. Hơn 100 triệu lao
động nông nghiệp trên địa bàn nông thôn đã chuyển sang công nghiệp và dịch vụ tại
công xưởng công nghiệp địa phương ngay tại làng xã với các hình thức khác nhau:
cá thể, tư nhân, hợp tác xã và làm đủ mọi ngành nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản,
cơ khí, điện tử và nhiều mặt hàng tiêu dùng trước đây phải nhập từ thành phố. Hiện
nay Trung Quốc có trên 18 triệu xí nghiệp công nghiệp ở huyện, thu hút 95,48 triệu
lao động, chiếm 23,8% lao động nông thôn và tạo ra giá trị 750 nhân dân tệ, trong
khi chỉ có 13 triệu người tìm được việc làm ở thành thị.
Nhờ phát triển nông nghiệp nông thôn nên tỷ trong lao động nông nghiệp từ
70% trước đây, nay còn 50% và tiếp tục giảm. Để thích ứng với cơ cấu sản xuất đã
được điều chỉnh theo yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá nông thôn, Trung Quốc đã
đổi tên các xí nghiệp “đội, công xã” thành xí nghiệp Hương trấn.
7
- Ấn Độ: Từ thế kỷ XX, các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã nhận thức được tầm
quan trọng của phát triển công nghiệp làng xóm trong phát triển nông thôn. Năm
1916, Uỷ ban Công nghiệp nhà nước Ấn Độ đã được thành lập và nhấn mạnh tính
chất quan trọng của công nghiệp nông thôn trong hoạt động công nghiệp của xã hội
Ấn Độ. Hiến pháp Ấn Độ năm 1956 đã đề ra những nguyên tắc cơ bản cho chính
sách công nghệ là phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở tư nhân và hợp tác ở
các vùng nông thôn (điều 43) và đã đề cập đến các lợi thế của khu vực công nghiệp
nhỏ trong nền kinh tế Ấn Độ như đảm bảo việc làm tối đa ở quy mô lớn, tạo ra một
phương thức đảm bảo phân chia hợp lý hơn thu nhập quốc gia và huy động có hiệu
quả các nguồn lực, vốn và tay nghề còn chưa được dử dụng hết.
Ở Ấn Độ, Uỷ ban nông nghiệp quốc gia đã dự tính số lượng lao động nông thôn
sẽ tăng tới 121 triệu người vào năm 2015 và việc phát triển các chương trình nông
nghiệp khác nhau có thể tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 52 triệu người. Để giải
quyết vần đề này, người ta dự tính áp dụng 2 chiến lược bổ sung lẫn nhau: chiến lược
thứ nhất nhằm vào viêc khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nông thôn, còn
chiến lược thứ 2 gắn nó vào chiến lược phát triển nông thôn tổng hợp.
Trong thập kỷ vừa qua, nhiều chương trình phát triển nông thôn khác đã
được đưa ra ở Ấn Độ kế hoạch hoá ở “cấp vĩ mô” đã trở thành một khẩu hiệu về
phát triển ở Ấn Độ. Nhiều phương pháp kế hoạch hoá quy mô như “khái niệm trung
tâm tăng trưởng”, “các chương trình về nhu cầu tối thiểu”, các chương trình hoạt
động chuyên môn như “chương trình phát triển cho tiểu nông dân”, “chương trình
các khu vực bị hạn hán đe doạ”, “chương trình phát triển các khu vực thu hút”… đã
được đưa ra làm thử. Sự thành công còn hạn chế của các phương pháp này là do
những nguyên nhân khác nhau, thí dụ như sự tham gia không thoả đáng của tầng
lớp nghèo, sự thiếu kết hợp các hoạt động trong các khu vực khác nhau của nền
kinh tế nông thôn và sự thiếu một cơ sở công nghệ cho phép cải tiến hoạt động sản
xuất của các tầng lớp nghèo này.
8
Tuy đã tiến hành rộng rãi các chương trình nhằm cải thiện số phận của những
người nghèo khổ nhất, nhưng khoảng 40% trong số 684 triệu dân Ấn Độ vào đầu
những năm 1980 vẫn còn sống dưới ngưỡng nghèo khổ, chủ yếu ở các vùng nông thôn.
- Hàn Quốc: Một phần tương đối lớn dân số Hàn Quốc hiện vẫn đang sống ở
các vùng nông thôn, khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là nguồn thu nhập chủ yếu đối
với số dân này. Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng nhiều đến công cuộc công nghiệp
hoá nông thôn ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, coi đó như một chiến lược quan
trọng để phát triển nông thôn và tăng thu nhập gia đình. Đã có nhiều chương trình được
tiến hành nhằm phát triển các ngành công nghiệp nông thôn trong suốt 3 thập kỷ qua.
Đáng chú ý là các chương trình sau:
Chương trình kinh doanh của các hộ gia đình nông thôn: Chương trình này
được tiến hành từ năm 1967 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông thôn mang tính
chất truyền thống. Chương trình đã đề xuất việc tổ chức sản xuất thử ở quy mô nhỏ cho
các hộ nông dân có tay nghề vừa phải (đơn giản) và sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn
có ở địa phương. Hình thức hoạt động: cứ 10 (hoặc hơn) hộ nông dân liên kết với nhau
thành một cơ sở thương mại để tài trợ từ sản xuất đến tiêu thụ, được quản lý cụ thể;
nguồn tài trợ chủ yếu cho chương trình này được các ngân hàng bảo đảm.
Chương trình xí nghiệp Sacmaul: Được tiến hành từ năm 1973 nhằm tăng
nguồn thu nhập cho nông thôn phi nông nghiệp thông qua nông nghiệp hoá nông
thôn và gia tăng phát triển cộng đồng nông thôn. Chương trình này cũng thúc đẩy
việc phải đưa một số ngành công nghiệp từ các đô thị Scoul và Pusan đến các vùng
nông thôn và thu hút đầu tư công nghiệp cho các vùng nông thôn có số dân dưới
20.000 người.
Chương trình phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp: Đến cuối năm 1980
đã xuất hiện 908 xưởng thủ công dân tộc, chiếm 2,9% các xí nghiệp nhỏ và vừa ở
hàn quốc với số công nhân là 23.000 người. Đây là loại hình nông thôn với 79,4%
là dựa vào các hộ gia đình riêng biệt và sử dụng nguyên vật liệu địa phương và bí
quyết truyền thống. Để phát triển công nghiệp thủ công truyền thống, Chính phủ đã
thành lập 95 hãng thương mại về các mặt hàng này. Tương lai của các ngành công
9
nghiệp thủ công này đầy hứa hẹn do nhu cầu về tiêu thụ các sản phẩm dân gian bắt
đầu tăng. Qua đây có thể đánh giá được hiệu quả thực hiện của các chương trình
này. Để gia tăng quá trình công nghiệp hoá nông thôn, năm 1983 Chính phủ đã ban
bố Luật Phát triển các nguồn thu nhập từ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo
Luật mới, các tài sản công nghiệp phải được xây dựng ở các trung tâm lao động của
các vùng nông thôn ở quy mô nhỏ và hướng việc phát triển tài sản công nghiệp
nông thôn ở các trung tâm đó vào các hoạt động thương mai có hiệu quả [9].
+ Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm của thế giới:
Từ các tài liệu nghiên cứu và kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất trên thế giới cho
phép rút ra kết luận, đó là khái niệm quy hoạch nông thôn mới được nghiên cứu
theo 2 hướng chủ yếu là vấ đề quy hoạch sử dụng đất và công nghiệp hóa nông
thôn. Tuy nhiên hầu hết các phương pháp quy hoạch sử dụng đất và các mô hình
công nghiệp hóa nông thôn chủ yếu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia,
các tập đoàn kinh tế hoặc các doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến lợi ích của người
nông dân. Ở một số nước phát triển các nghiên cứu về phát triển nông thôn đã tập
trung đi sâu về quy hoạch sử dụng đất, công nghiệp hóa nông thôn đảm bảo hợp lý
kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng bền vững. Đây là một trong
những thành tựu rất quan trọng để áp dụng vào thực tiễn nông thôn Việt Nam.
1.2. Ở Việt Nam
Chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 1996 - 2000 trên phạm
vi 5 tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ đã tiến hành thử
nghiệm quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở xây dựng kế hoạch
phát triển cấp thôn và hộ gia đình. Theo Bùi Đình Toái và Nguyễn Văn Nam năm
1998, tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến hành quy hoạch sử
dụng đất, tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất 3 cấp
(xã, thôn và hộ gia đình). Tuy nhiên trong quá trình trong quá trình xây dựng nông
thôn mới hiện nay còn một số tồn tại đó là nhận thức ở một số cấp ngành và người
dân chưa đúng. Bản thân người nông dân vẫn nghĩ Nhà nước làm thay cho mình và
không ít doanh nghiệp cho rằng họ đang ban ơn cho người nông dân khi đầu tư vào
10
nông nghiệp. Nhiều cán bộ, đặc biệt là cấp cơ sở vẫn coi xây dựng nông thôn mới là
một phong trào mang tính chính trị [22].
Để có cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế-văn hóa trên cả nước xây
dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Ngày 05/8/2008, Ban chấp hành Trung ương
khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/W về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xác
định rõ việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề
cần tập trung nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách,
đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, Chương trình xây
dựng NTM ở nước ta giai đoạn 2011-2015 tập trung vào 5 nội dung cơ bản:
+ Kinh tế nông thôn phát triển nhanh, bền vững, đời sống vật chất tinh thần,
sức khỏe của dân cư nông thôn được nâng cao, xoá đói giảm nghèo;
+ Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
+ Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững và phát huy
phù hợp với từng vùng, bảo vệ thuần phong mỹ tục ở nông thôn, kịp thời phê phán
các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
+ An ninh thôn, ấp, xóm, làng, bản tốt, quản lý dân chủ, trình độ của đội ngũ
cán bộ, công chức địa phương được nâng cao;
+ Chất lượng hệ thống chính trị nông thôn được đảm bảo ổn định và không
ngừng được nâng cao.
Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình thực
hiện cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò
người nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại ở
nước ta hiện nay giành thắng lợi.
Cụ thể hóa các mục tiêu trên, ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới gồm 19 tiêu chí phản ánh toàn diện mô hình nông thôn mới Việt Nam đến
năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Hoàn thành xây dựng NTM, người dân sẽ