Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới Xã Nam Phương Tiến Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội Đến Năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------
NGUYỄN ĐỨC THĂNG
QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ NAM PHƯƠNG TIẾN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------
NGUYỄN ĐỨC THĂNG
QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ NAM PHƯƠNG TIẾN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH
Hà Nội, 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học
khoá 20 tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, cán bộ tại trường Đại học
Lâm nghiệp và khu vực nghiên cứu.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS
Nguyễn Trọng Bình – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập,
công tác cũng như thực hiện luận văn.
Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Lâm nghiệp, khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Lâm học, UBND xã Nam
Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, các cán bộ xã, trưởng thôn,
người dân nơi tác giả đến thực hiện đề tài, cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá học.
Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng do hạn chế về trình độ và
thời gian nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa
học và đồng nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cam đoan các kết quả được trình bày trong luận văn là
trung thực, khách quan. Các hình ảnh minh họa trong luận văn là của tác giả.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ
Nguyễn Đức Thăng
ii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1. Một số khái niệm........................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm về nông thôn ..................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm về phát triển nông thôn..................................................... 3
1.1.3. Khái niệm về phát triển nông thôn bền vững..................................... 4
1.1.4. Khái niệm về nông thôn mới .............................................................. 4
1.1.5. Khái niệm về quy hoạch phát triển nông thôn................................... 4
1.2.Trên thế giới ................................................................................................ 5
1.3. Ở Việt Nam .............................................................................................. 12
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 23
2.1.1. Mục Tiêu tổng quát .......................................................................... 23
2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 23
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 23
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 23
iii
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 24
2.3.1. Điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn ......................................... 24
2.3.2. Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2010.................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 24
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .................................... 26
2.4.3. Phương pháp dự báo........................................................................ 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH.... 29
3.1. Điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn................................................... 29
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................ 29
3.1.2. Dân sinh kinh tế - xã hội.................................................................. 34
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Nam Phương Tiến và các tiềm năng
về đất đai trên địa bàn xã................................................................................ 36
3.1.4. Thực trạng các ngành sản xuất của xã ............................................ 41
3.1.5. Hiện trạng hạ tầng cơ sở, không gian kiến trúc và cảnh quan theo
các tiêu chí nông thôn mới .............................................................................. 48
3.2. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Nam Phương Tiến đến năm 2020 .... 65
3.2.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ............................................ 65
3.2.2. Lập quy hoạch xã nông thôn mới đến năm 2020............................. 71
3.2.3. Giải pháp và cách tổ chức thực hiện ............................................. 109
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ TỒN TẠI ................................................. 117
1. Kết luận ..................................................................................................... 117
2. Tồn tại ....................................................................................................... 117
3. Kiến nghị................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BNN PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 BCT Bộ Công thương
3 BNV Bộ Nội vụ
4 BTCT Bê tông cốt thép
5 BHY Bảo hiểm y tế
6 CT-TTg Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ
7 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
8 GTVT Giao thông vận tải
9 GTNT Giao thông nông thôn
10 GD ĐT Giáo dục và đào tạo
11 HĐND Hội đồng nhân dân
12 HTX Hợp tác xã
13 KT-XH-MT Kinh tế – Xã hội – Môi trường
14 MTTQ Mặt trận tổ quốc
15 NTM Nông thôn mới
16 NN Nông nghiệp
17 PTNT Phát triển nông thôn
18 QSDĐ Quyền sử dụng đất
19 QĐ Quyết định
20 SX Sản xuất
21 SX-KD Sản xuất - kinh doanh
22 THCS Trung học cơ sở
23 THPT Trung học phổ thông
24 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
25 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
26 TW Trung Ương
27 UBND Ủy ban nhân dân
28 VH-TT-DL Văn hóa thể thao và du lịch
v
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
3.1 Bảng hiện trạng dân số xã Nam Phương Tiến năm 2013 35
3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 xã Nam Phương Tiến 38
3.3 Thực trạng phát triển kinh tế năm 2011, 2012, 2013 42
3.4 Hiện trạng một số cây trồng chính trên địa bàn xã Nam Phương Tiến 44
3.5 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi xã Nam Phương Tiến 45
3.6 Một số chỉ tiêu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Nam Phương Tiến 46
3.7 Tổng hợp kết quả điều tra hộ gia đình 47
3.8 Một số công trình công cộng xã Nam Phương Tiến 56
3.9
Tổng hợp hiện trạng xã Nam Phương Tiến so với yêu cầu của
Quyết định 491/QĐ – TCQG
62
3.10 Dự báo quy mô dân số, lao động 66
3.11 Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế 68
3.12 Dự báo nhu cầu tiêu dùng xã Nam Phương Tiến đến năm 2020 69
3.13 Quy hoạch sử dụng đất xã Nam Phương Tiến đến năm 2020 74
3.14 Diện tích đất sử dụng trong kỳ quy hoạch 2014 – 2017 78
3.15 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất xã Nam Phương Tiến 80
3.16 So sánh cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch 81
3.17 Quy hoạch sản xuất một số cây trồng chính 83
3.18 Quy hoạch phát triển đàn gia súc, gia cầm xã Nam Phương Tiến 85
3.19 Dự kiến quy mô phát triển thủy sản đến năm 2020 87
3.20 Quy hoạch hệ thống giao thông đến năm 2020 93
3.21 Nhu cầu thoát nước thải xã Nam Phương Tiến 94
3.22 Quy hoạch hệ thống rãnh thoát nước toàn xã 95
3.23 Nhu cầu sử dụng nước của xã Nam Phương Tiến đến năm 2020 98
vi
3.24 Phụ tải sản xuất 99
3.25
Khái toán kinh phí xây dựng lưới điện xã Nam Phương Tiến theo
các giai đoạn
100
3.26 Tính toán phụ tải sinh hoạt điện 101
3.27 Phân bổ nguồn vốn 103
3.28 Phân kỳ vốn đầu tư 104
3.29 Các chỉ tiêu đạt được sau quy hoạch 107
.
vii
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
3.1 Sơ đồ vị trí xã Nam Phương Tiến – huyện Chương Mỹ - TP. Hà Nội 30
3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Nam Phương Tiến năm 2013 43
3.3 Trường mầm non xã Nam Phương Tiến A 51
3.4 Trường tiểu học xã Nam Phương Tiến 53
3.5
Đình tám mái thôn Nam Hài, đình thôn Nhán lý, và nghĩa trang
liệt sỹ xã Nam Phương Tiến 55
3.6
Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Nam Phương Tiến giai đoạn 2014 -
2020
68
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nam Phương Tiến là xã bán sơn địa, nằm ở phía tây của huyện Chương
Mỹ,là một xã có bề dày truyền thống được nhà nước phong tặng danh hiệu
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp năm
2010. Xã có hệ thống đường giao thông thuận lợi với khu trung tâm huyện và
các xã lân cận, đặc biệt có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã.
Diện tích tự nhiên là 2023,7 ha. Tổng số dân năm 2013 là 9850 người với
1919 hộ gia đình, địa hình thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch
vụ thương mại,và các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.
Trong nhiều năm qua, các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi
trường trên địa bàn xã đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa
phương hết sức quan tâm; đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân trong xã, bằng những cơ chế chính sách, kế hoạch quản lý
phù hợp, và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng... Vì vậy, Nam Phương Tiến
đang từng bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nông
dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi xã Nam Phương Tiến cũng còn
một số khó khăn hạn chế đó là cơ cấu kinh tế trong nông thôn chuyển dịch
còn chậm, chưa đồng bộ và thiếu vững chắc, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp cơ bản hoàn thiện về mạng lưới nhưng chưa đồng bộ, nhiều công
trình công cộng còn tạm bợ làm giảm khả năng phục vụ sản xuất; hiệu quả
sản xuất nông nghiệp chưa cao, chăn nuôi nhỏ lẻ còn khá phổ biến dẫn tới giá
thành sản xuất cao, giá trị thấp ... đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chưa
thể vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Cần có sự chuyển dịch mạnh
về cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sắp xếp lại lao động một cách hợp lý, khai
thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động phát huy lợi thế để phát triển sản
xuất lương thực thực phẩm, chăn nuôi theo hướng trại tập trung, mở rộng các
2
ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng theo hướng trại tập trung, mở rộng
các ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng hiệu quả cao.
Thực trạng trên đại bàn xã việc phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi
trường; bố trí chưa được hợ lý từ công sở UBND xã đến các điểm dân cư thôn
làng từ các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các công trình văn hóa, phúc lợi
công cộng, khu dân cư, thiếu quy hoạch để quản lý và kêu gọi các dự án đầu
tư; xây dựng còn mang tính chắp vá, tự phát là chính nên tính bền vững, mỹ
quan chưa cao; nhiều công trình phá đi làm lại gây lãng phí, tốn kém hiệu quả
sử dụng còn hạn chế; vấn đề mội trường sinh thái chưa được quan tâm. Mặt
khác, ngân sách Nhà nước, địa phương các nguồn tài trợ, và sự đóng góp của
nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các cơ sở hạ tầng là rất lớn.
Trong khi đó chưa có một công cụ quản lý một cách thích ứng đồng bộ.
Vì vậy, việc nghiên cứu lập “ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã
Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội đến năm 2020” là rất
cần thiết làm căn cứ pháp lý để quản lý, nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát
triển dịch vụ, công nghiệp và sản xuất nông nghiệp của địa phương và làm cơ
sở lập các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình hạ tầng kinh tế, xã
hội, môi trường. Quy hoạch sử dụng đất, sắp xếp lại không gian kiến trúc,
cảnh quan nông thôn phù hợp, khang trang hơn, gìn giữ bản sắc văn hóa của
địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đáp ứng được
các nội dung theo tinh thần nghị quyết TW 7, khóa X của Đảng, từng bước
hoàn thành các tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Trên thế giới hiện nay chưa thống nhất định nghĩa về nông thôn. Có
nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm cho rằng chỉ cần dựa vào
trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, có quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào
chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng
nông thôn. Theo quan điểm nhóm chuyên viên Liên hợp quốc đề cập khái
niệm nông thôn – đô thị để so sánh nông thôn và đô thị với nhau. Khái niệm
nông thôn chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo thời gian, để
phản ánh biến đổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong điều
kiện Việt Nam có thể hiểu “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư,
trong đó có nhiều nông dân.Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động
kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định
và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.
1.1.2. Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với nhiều
quan điểm khác nhau. Ngân hàng thế giới 1975 đã đưa ra định nghĩa:
“Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện
sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông
thôn.Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các
vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền
vững về môi trường, kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong điều kiện của Việt Nam,
được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này
được hiểu:
4
“Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền
vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân nông thôn và sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các
tổ chức khác”
1.1.3. Khái niệm về phát triển nông thôn bền vững
Phát triển nông thôn bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
với tốc độ cao, là quá trình làm tăng mức sống của người nông dân nông thôn.
Phát triển nông thôn phù hợp với nhu cầu của con người, đảm bảo sự tồn tại
bền vững và tiến bộ lâu dài trong nông thôn. Sự phát triển đó dựa trên việc sử
dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo đảm giữ gìn môi trường sinh
thái nông thôn.Phát triển nông thôn đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay nhưng
không làm cạn kiệt tài nguyên không để lại thế hệ xấu cho thế hệ tương lai.
1.1.4. Khái niệm về nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thôn,
nhằm tạo ra một nông thôn có kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật
chất, văn hóa và tinh thần tốt, có bộ mặt nông thôn hiện đại.
Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn
mới, thì nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu
những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữu được nét đặc trưng, tinh
hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn chung, mô hình làng nông thôn mới theo
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hợp tác hóa và dân chủ hóa.
1.1.5. Khái niệm về quy hoạch phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là vấn đề phức tạp và rộng lớn, nó liên quan đến
nhiều nghành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân
văn. Mục đích của phát triển nông thôn là phát triển đời sống con người với đầy
đủ các phạm trù của nó. Phát triển nông thôn toàn diện phải đề cập đến tất cả các
mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng…..Sự phát triển
5
của mỗi vùng, mỗi địa phương nằm trong tổng thể phát triển chung của các
vùng và của cả nước. Vì vậy “Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng
thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa xã hội và môi trường liên quan đến vấn đề phát triển con người trong
các cộng đồng nông thôn theo các tiêu chuẩn của phát triển bền vững”.
Quy hoạch phát triển nông thôn được coi là quy hoạch tổng thể trên
vùng không gian sống của mọi sinh vật bao gồm loài người, động vật, thực
vật. Mục tiêu của quy hoạch là đáp ứng sự tăng trưởng liên tục mức sống của
con người và phát triển bền vững. Do đó đi đôi với việc phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội là vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, giữ gìn
cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo tài nguyên để phục vụ cho lợi ích lâu
dài cảu các thế hệ mai sau.
1.2.Trên thế giới
Thực tế, việc quy hoạch nông thôn mới được cho là việc quy hoạch sử
dụng đất gắn với công nghiệp hóa nông thôn nhằm đưa ra các giải pháp quản
lý sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, sắp sếp
không gian kiến trúc, xây dựng hạ tầng, cải thiện bộ mặt mới cho vùng nông
thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và các vùng thành thị.
-Vấn đề quy hoạch sử dụng đất: Tài nguyên đất trên toàn cầu có 13.530
triệu ha. Hiện nay trên thế giới đất đang được canh tác chiếm khoảng 10.6%
tổng diện tích đất và còn một tiềm năng lớn hơn 14,7% đất nông nghiệp có
thể đưa vào trồng trọt,phần lớn tiềm năng đất là ở Bắc,Nam mỹ, Châu phi và
Châu Đại Dương tức khoảng 1.000 triệu ha đất có khả năng nông nghiệp,đa
số là đất Oxisols và Vectisol[25]. Ở Châu á,mặc dù chiếm 38% dân số trên
thế giới nhưng chỉ có khoảng 20% đất nông nghiệp toàn cầu,trong đó 77% đất
canh tác. Đất dốc ở châu á chiếm khoảng 35% tông diện tích đất của cả nước
đang phát triển[26].