Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1996

Quy định về tội phạm hóa của công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng: Nghiên cứu so sánh với luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ VÂN ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Vũ Thị Thúy

Học viên: Lê Vân Anh

Lớp: Cao học Luật, khóa 25

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp

với bất cứ một công trình nào khác. Các số liệu, thông tin sử dụng để phân tích,

tổng hợp, thống kê trong đề tài được thu thập từ các cơ quan chức năng có thẩm

quyền, từ các nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy và chính xác./.

Người cam đoan

LÊ VÂN ANH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Hình sự BLHS

Công ước Liên Mỹ về Chống tham

nhũng Công ước IACAC

Công ước Liên Hợp Quốc về Chống

tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Công ước UNTOC

Công ước liên hợp quốc về chống

tham nhũng Công ước/ Công ước UNCAC

Doanh nghiệp Nhà nước DNNN

Doanh nghiệp tư nhân DNTN

Liên hợp quốc LHQ

Phòng chống tham nhũng PCTN

Pháp luật hình sự PLHS

Trách nhiệm hình sự TNHS

Xã hội chủ nghĩa XHCN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH TỘI PHẠM HÓA CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP

QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG .................................................................10

1.1. Một số đặc điểm của tội phạm tham nhũng theo quy định của Công ước

Liên hợp quốc về chống tham nhũng.................................................................12

1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm tham nhũng cụ thể theo quy định của

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng................................................14

1.2.1. Nhóm các tội phạm hối lộ (Điều 15, 16, 21 Công ước UNCAC)...............14

1.2.2. Nhóm các tội phạm liên quan đến hối lộ (Điều 17, 18, 19, 22 Công ước

UNCAC) .............................................................................................................19

1.2.3. Nhóm các tội phạm tham nhũng khác (Điều 20, 23, 24, 25 Công ước

UNCAC) .............................................................................................................23

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC

TỘI PHẠM THAM NHŨNG ...............................................................................30

2.1. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng chung của tội phạm tham nhũng theo Luật

Hình sự Việt Nam................................................................................................30

2.1.1. Dấu hiệu chủ thể của các tội phạm về chức vụ .........................................30

2.1.2. Dấu hiệu khách quan của các tội phạm về chức vụ...................................31

2.1.3. Dấu hiệu chủ quan của các tội phạm về chức vụ ......................................32

2.1.4. Dấu hiệu khách thể của các tội phạm về chức vụ......................................33

2.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm tham nhũng theo Luật Hình sự Việt

Nam ......................................................................................................................33

2.2.1. Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS).........................................................33

2.2.2. Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)..............................................................37

2.2.3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS) ...39

2.2.4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356

BLHS) .................................................................................................................41

2.2.5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357 BLHS).....................42

2.2.6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi

(Điều 358 BLHS).................................................................................................43

2.2.7. Tội giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS)...........................................44

2.2.8. Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS) ...............................................................46

2.2.9. Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS) ........................................................47

2.2.10. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

(Điều 366 BLHS).................................................................................................48

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH TỘI PHẠM HÓA CỦA CÔNG ƯỚC

LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀO PHÁP LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG DƯỚI GÓC ĐỘ

SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC ................................................51

3.1. đánh giá quy định tội phạm hóa của công ước liên hợp quốc về chống

tham nhũng vào pháp luật hình sự việt nam.....................................................51

3.1.1. Những điểm tương đồng giữa quy định tội phạm hóa của Công ước Liên

Hợp Quốc về chống tham nhũng với pháp luật hình sự Việt Nam.......................51

3.1.2. Những điểm khác biệt trong quy định về tội phạm hóa giữa Công ước Liên

Hợp Quốc về chống tham nhũng và pháp luật hình sự Việt Nam........................62

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về phòng

chống tham nhũng dưới góc độ so sánh với quy định của Công ước ..............66

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của BLHS Việt Nam đáp ứng yêu

cầu đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng và phù hợp với yêu cầu của

Công ước.............................................................................................................66

3.2.2. Nghiên cứu tiếp tục tội phạm hóa một số hành vi tham nhũng theo tinh

thần của Công ước..............................................................................................68

KẾT LUẬN............................................................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà trở thành

vấn đề có tính toàn cầu. Tham nhũng đã và đang làm hao tổn nguồn lực quốc gia, làm

xói mòn, giảm sút lòng tin của người dân đối với nhà nước qua đó phá hoại sự phát

triển ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Nạn tham nhũng không chỉ ảnh hưởng

tiêu cực đến sự ổn định an ninh xã hội mà còn là mối lo ngại toàn cầu vì có sự liên kết

giữa hành vi tham nhũng với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Do đó, việc tham

gia ký kết và áp dụng các biện pháp thực thi công ước của Liên Hợp Quốc về chống

tham nhũng là việc hết sức cần thiết đối với mỗi quốc gia. Trước những thách thức

này, ngày 01 tháng 10 năm 2003 tại trụ sở Liên Hợp Quốc, Đại Hội đồng Liên Hợp

Quốc đã thông qua Công ước phòng chống tham nhũng. Công ước đã tạo cơ sở pháp

lý cho việc hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong việc phòng

ngừa và đấu tranh chống tham nhũng và cùng nhau phấn đấu xây dựng xã hội lành

mạnh, phát triển bền vững, các giá trị xã hội tiến bộ được duy trì và bảo vệ. Để đáp

ứng yêu cầu về hợp tác, trợ giúp và nhận trợ giúp có hiệu quả trong việc phòng,

chống tham nhũng đòi hỏi hệ thống pháp luật của quốc gia phải có quy định phù hợp,

tương đồng với những chuẩn mực được đặt ra trong Công ước.

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường

nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những

bước phát triển vượt bậc, đời sống của người dân được nâng cao; tình hình chính trị -

xã hội được ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; quan hệ đối ngoại phát triển

mạnh mẽ; phá được thế bao vây, cô lập; mở rộng hợp tác và tham gia tích cực vào các

hoạt động quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trong xã hội cũng đã và

đang phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Tệ nạn xã hội ngày một gia tăng dưới mọi

hình thức. Tình hình các loại tội phạm rất phức tạp xảy ra trong các lĩnh vực, nhất là tội

phạm tham nhũng đang gây sự bất bình trong nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân

dân đối sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng

chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm

trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ

chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta.

Ngày 10 tháng 12 năm 2003, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hợp Quốc về

chống tham nhũng. Sau khi ký Công ước, Việt Nam đã có quá trình nghiên cứu để

phê chuẩn Công ước trong vòng hơn 05 năm dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Ngày

30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có

Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước. Kể từ ngày 18

2

tháng 9 năm 2009, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước, đưa

nước ta tham gia vào khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho sự hợp tác về phòng chống

tham nhũng, với quyết tâm vào sự ủng hộ mạnh mẽ trong việc đấu tranh chống tội

phạm tham nhũng. Công ước đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải tội

phạm hóa các hành vi quy định từ Điều 15 đến Điều 25 của Công ước, gồm: hối lộ

công chức quốc gia; hối lộ công chức nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế công;

tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức; Lạm dụng

ảnh hưởng để trục lợi; Lạm dụng chức năng; Hối lộ trong khu vực tư; Biển thủ tài

sản trong khu vực tư; Che giấu tài sản; Cản trở hoạt động tư pháp. Đối với việc tội

phạm hoá hành vi làm giàu bất hợp pháp (Điều 20) và hành vi tẩy rửa tiền và tài sản

do phạm tội mà có (Điều 23), các quốc gia thực hiện dựa trên cơ sở phù hợp với các

nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia.

Theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017

tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ngày 5 tháng 9 năm 2017,

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn cho biết: “Các vụ án, vụ việc tham

nhũng năm 2017 gây thiệt hại hơn 1.351 tỷ đồng, đã thu hồi, kê biên 158,8 tỷ đồng,

314 nghìn USD và bốn căn nhà, một căn hộ chung cư”. Từ ngày 1 tháng 10 năm

2016 đến ngày 1 tháng 7 năm 2017, các Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an

nhân dân đã thụ lý điều tra 282 vụ án, 628 bị can phạm tội về tham nhũng (khởi tố

mới 195 vụ, 393 bị can), đã kết luận điều tra 122 vụ, 355 bị can; đình chỉ điều tra

năm vụ, một bị can; tạm đình chỉ hai vụ, 8 bị can; hiện đang điều tra 145 vụ, 251 bị

can. Cùng thời gian, Viện Kiểm sát các cấp đã truy tố 241 vụ, 595 bị can về các tội

tham nhũng. Ngày nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức giàu lên nhanh

chóng, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. Thực trạng làm giàu bất hợp pháp

và hối lộ phi vật chất trong xã hội Việt Nam ngày càng gia tăng với mức độ tinh vi

và thủ đoạn nghiêm trọng, đã được quy định trong Công ước. Bên cạnh đó, để đánh

giá tổng quan hơn về tình hình tham nhũng của Việt Nam so với các nước trên thế

giới, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (theo giờ Hà Nội), Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI)

công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng

lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng

trong khu vực công, trong đó Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn

cầu. Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), Cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt

Nam, cho rằng việc tăng nhẹ điểm CPI trong hai năm liên tiếp (2016-2017) là chỉ

báo tích cực đối với các nỗ lực phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua. Tuy

nhiên, xét trên thang điểm từ 0 - 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100

3

là rất trong sạch, vấn đề tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho

là rất nghiêm trọng

1

.

Trước bối cảnh và yêu cầu đặt ra theo yêu cầu về tội phạm hóa của Công ước

nói chung và tình hình thực tế ở Việt Nam nói riêng, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ

sung năm 2017 đã có sự sửa đổi, bổ sung một số chính sách lớn đối với tội phạm về

tham nhũng để có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và quy định của Công

ước. Như vậy, vấn đề tội phạm hóa các tội danh được quy định trong Công ước, từ

đó có sự so sánh đánh giá những điểm tương đồng, khác biệt và rút ra kinh nghiệm

thực tiễn cho pháp luật hình sự Việt Nam là hết sức cần thiết vì đây là cơ sở pháp lý

có ý nghĩa quan trọng, phản ánh quan điểm, đường lối, định hướng của Đảng và

Nhà nước ta trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự về phòng

chống tham nhũng cũng như cam kết thực hiện các nghĩa vụ quốc tế nêu trong Công

ước, trong đó có nghĩa vụ tội phạm hóa. Việc tìm hiểu đầy đủ vấn đề quy định về

tội pham hóa của Công ước vào pháp luật hình sự Việt Nam sẽ góp phần đảm bảo

nhiệm vụ triển khai thi hành một cách có hiệu quả cũng như đưa ra các luận cứ khoa

học làm định hướng góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong

công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Quy định về tội phạm

hóa của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng: Nghiên cứu so sánh

với luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ tính chất phức tạp và sự quan ngại sâu sắc của các quốc gia trên

thế giới, trong đó có Việt Nam về tội phạm tham nhũng và công tác phòng chống tội

phạm tham nhũng, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tham nhũng luôn

mang tính chất thời sự, có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn lẫn khoa học. Do đó, đã có

một số công trình nghiên cứu về tội phạm tham nhũng ở nhiều góc độ khác nhau.

Các nghiên cứu này có thể được phân chia thành các nhóm như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu dưới dạng là tài liệu chuyên khảo, tham

khảo, giáo trình, bình luận khoa học. Đây là những tài liệu cung cấp những kiến

thức cơ bản về đề tài nghiên cứu. Có thể kể đến một số tài liệu tiêu biểu như sau:

- Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Chu Hồng Thanh,Vũ Công Giao

(đồng chủ biên), “Giáo trình lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng”, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013.

1 Xem phụ lục corruption perceptions index 2017 (nguồn: https://www.transparency.org/news/feature/corrup

tion_ perceptions_index_2017, truy cập ngày 18/5/2018).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!