Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
776.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1902

Quy định về giảm trừ gia cảnh trong luật thuế thu nhập cá nhân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ PHỤNG

QUY ĐỊNH VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH

TRONG LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế. Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: Ts. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là một công trình nghiên cứu nghiêm túc,

trung thực và các kết luận đưa ra trong Luận văn dựa trên quá trình nghiên cứu

trên.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ

THU NHẬP CÁ NHÂN

1.1. Khái quát chung về giảm trừ gia cảnh; các cơ sở xây dựng chế độ giảm

trừ gia cảnh

1.1.1. Khái quát về giảm trừ gia cảnh

1.1.2. Các cơ sở ban hành và áp dụng chế độ giảm trừ gia cảnh

1.2. Các nội dung cơ bản và ý nghĩa của chế độ giảm trừ gia cảnh

1.2.1. Các nội dung cơ bản của chế độ giảm trừ gia cảnh

1.2.2. Ý nghĩa của chế độ giảm trừ gia cảnh

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và áp dụng chế độ giảm

trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN

1.3.1. Sơ lược về thuế TNCN ở Việt Nam

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và áp dụng chế độ giảm trừ

gia cảnh

Chương 2. GIẢM TRỪ GIA CẢNH - BIỆN PHÁP DUNG HÒA LỢI ÍCH GIỮA

NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN, BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI

2.1. Những mục tiêu, lợi ích Nhà nước và cá nhân hướng đến trong việc ban

hành, áp dụng Luật Thuế TNCN

2.1.1. Những mục tiêu, lợi ích Nhà nước hướng đến trong việc ban hành, áp dụng

Luật Thuế TNCN

2.1.2. Những mục tiêu, lợi ích cá nhân hướng đến trong việc tạo ra thu nhập, thực

hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước

2.2. Giảm trừ gia cảnh - biện pháp dung hòa lợi ích giữa Nhà nước với cá

nhân, biện pháp đảm bảo công bằng xã hội

2.2.1. Luật Thuế TNCN chuyển từ quy định về mức khởi điểm chịu thuế sang chế

độ giảm trừ gia cảnh

2.2.2. Luật Thuế TNCN quy định cụ thể điều kiện áp dụng chế độ giảm trừ gia

cảnh

2.2.3. Luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã mở rộng đối tượng

được giảm trừ gia cảnh và quy định cụ thể điều kiện của người phụ thuộc

2.2.4. Luật Thuế TNCN quy định mức giảm trừ gia cảnh cố định tạo thuận lợi cho

công tác quản lý thuế, góp phần ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước

nhưng chưa chú ý đến gia cảnh và chi phí thực tế

2.2.5 Quy định các căn cứ và nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh đối với người phụ

thuộc nhằm đảm bảo tính chặt chẽ của thuế TNCN, đề cao trách nhiệm cá nhân

trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế

2.2.6. Thủ tục giảm trừ gia cảnh tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc kê

khai, chứng minh người phụ thuộc

2.2.7. Tăng cường thực hiện các pháp nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính công

bằng trong thực thi các quy định về giảm trừ gia cảnh

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong lịch sử thế khóa của nhân loại, từ thời xa xưa đã tồn tại một thứ thuế đánh

vào con người, đó là thuế thân. Thuế thân đánh vào sinh lực con người, mang tính bóc

lột nặng nề và không quan tâm đến đời sống con người. Nguồn thu từ thuế cũng không

nhằm mục đích chăm lo cho người dân mà chủ yếu là để củng cố địa vị và đặc quyền

của giai cấp thống trị. Do đó, thuế thân là gánh nặng, là nỗi kinh hoàng của nhiều người

dân.

Thế kỷ 18, chủ nghĩa tư bản ra đời. Nền kinh tế - chính trị - xã hội của thế giới có

nhiều chuyển biến mạnh mẽ, một số nước bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp;

các tư tưởng dân chủ ngày càng lan truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là ở các nước

Châu Âu. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chức năng và vai trò xã hội của nhà

nước được mở rộng, tăng cường, chi tiêu của nhà nước cũng ngày càng tăng. Đó là tiền

đề cho sự ra đời một loại thuế mới: thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là thuế

TNCN).

Thuế TNCN ra đời cuối thế kỷ XVIII, đầu tiên xuất hiện ở Hà Lan (năm 1797), rồi

đến Anh (1799), sau đó nhanh chóng lan truyền sang các nước công nghiệp khác và

ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Ngày nay đã có hơn 180 quốc gia trên thế giới

áp dụng thuế TNCN. Thuế TNCN là loại thuế trực thu, động viên trực tiếp thu nhập

thực nhận của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hoặc

từng lần phát sinh thu nhập. Thuế TNCN có vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn

thu cho ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nền

kinh tế.

Một trong những nội dung quan trọng, thể hiện rõ nét bản chất của thuế TNCN là quy

định về miễn trừ gia cảnh, còn thể hiện dưới các hình thức khác như mức khởi điểm chịu

thuế, chiết trừ gia cảnh, giảm trừ gia cảnh (sau đây gọi chung là giảm trừ gia cảnh). Chế độ

giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là biện pháp dung hòa lợi

ích giữa Nhà nước với cá nhân, đồng thời cũng là biện pháp đảm bảo công bằng xã hội. Có

lẽ chính vì vậy mà hầu hết các nước khi ban hành và áp dụng thuế TNCN đều đặc biệt quan

tâm đến chế độ giảm trừ gia cảnh.

Ở Việt Nam, ngày 21 tháng 11 năm 2007, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu

nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Luật Thuế TNCN), có hiệu lực thi hành từ này 01 tháng

01 năm 2009. Một trong những nội dung mới và rất quan trọng của Luật Thuế TNCN là

quy định về giảm trừ gia cảnh.

2

Để tìm hiểu, nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề chung về giảm trừ gia cảnh

trong thuế TNCN, chế độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN và các văn bản

hướng dẫn thi hành, tôi chọn Đề tài “Quy định về giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế

thu nhập cá nhân” làm Luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu:

Trong thời gian qua, có một số đề tài nghiên cứu về thuế TNCN, như: “Thuế thu

nhập cá nhân ở Việt Nam và định hướng hoàn thiện” - Luận án Phó Tiến sĩ khoa học

kinh tế của Vũ Văn Trường năm 1995; “Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định

hướng vận dụng ở Việt Nam” - Đề tài chuyên khảo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Ái

- Tiến sĩ Đỗ Đức Minh năm 2002; “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao -

thực trạng và giải pháp”- Đề tài Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Trọng Hạnh

năm 2001; “Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân” - Đề tài

Luận văn Thạc sĩ Luật học của Phan Phương Nam năm 2006; “Thực trạng áp dụng thuế

thu nhập đối người có thu nhập cao từ thực tiễn thu thuế đối với nghệ sĩ” - Luận văn

Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thúy Hường năm 2006… Ngoài ra, còn có rất nhiều

cuộc hội nghị, hội thảo, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết, bài viết, bài

phân tích... về thuế TNCN, trong đó có chế độ giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN của

các nước và trong Luật Thuế TNCN của Việt Nam.

Ở những góc độ khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đề xuất

một số giải pháp nhất định về xây dựng và thực hiện Luật Thuế TNCN, về chế độ giảm

trừ gia cảnh trong thuế TNCN. Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta hầu như chưa có một

đề tài hoặc công trình khoa học nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về chế độ giảm

trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là

chưa có công trình nghiên cứu chế độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN dưới

góc độ là biện pháp dung hòa lợi ích giữa Nhà nước với cá nhân, đồng thời là biện pháp

đảm bảo công bằng xã hội.

3. Mục đích, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích và phạm vi nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu những vấn đề chung về

giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN; mục đích ban hành và áp dụng chế độ giảm trừ gia

cảnh trong thuế TNCN; nghiên cứu chế độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN và

các văn bản hướng dẫn thi hành dưới góc độ là biện pháp dung hòa lợi ích giữa Nhà

nước với cá nhân, đồng thời là biện pháp đảm bảo công bằng xã hội. Nội dung nghiên

cứu tập trung vào việc luận giải, phân tích các yếu tố thể hiện mục tiêu, lợi ích của Nhà

nước, cá nhân trong việc ban hành và áp dụng Luật Thuế TNCN, trong đó có chế độ

giảm trừ gia cảnh, các yếu tố thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa Nhà nước với cá nhân

trong chế độ giảm trừ gia cảnh. Đồng thời nội dung nghiên cứu cũng tập trung luận giải,

phân tích làm rõ các yếu tố thể hiện bản chất của chế độ giảm trừ gia cảnh trong Luật

3

Thuế TNCN là đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo công bằng giữa những người nộp

thuế. Trong quá trình luận giải, phân tích, đánh giá, tác giả có so sánh, đối chiếu giữa

chế độ giảm trừ gia cảnh theo luật thực định và thực tiễn cuộc sống, phân tích, đánh giá

tính hiệu quả, tính khả thi của các quy định này khi đi vào thực tiễn áp dụng. Từ đó đề

xuất một số cơ sở, nội dung, giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chế độ giảm

trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN; các giải pháp nâng cao tính hiệu quả, tính khả thi,

tính công bằng trong việc áp dụng chế độ giảm trừ gia cảnh.

Luận văn thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Luận giải những vấn đề chung về giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN.

- Luận giải, phân tích làm rõ nội dung, bản chất, đặc điểm của chế độ giảm trừ gia

cảnh trong Luật Thuế TNCN dưới góc độ là biện pháp dung hòa lợi giữa Nhà nước và

cá nhân đồng thời là biện pháp đảm bảo công bằng xã hội.

- Phân tích, đánh giá những yếu tố tích cực, phù hợp, những điểm bất hợp lý, hạn

chế của chế độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi

hành so với thực tế cuộc sống và thực tiễn áp dụng pháp luật.

- Đề xuất, kiến nghị một số cơ sở, nội dung, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chế

độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN, các văn bản hướng dẫn thi hành, các giải

pháp nâng cao tính hiệu quả, tính khả thi và đảm bảo tính công bằng trong thực tiễn áp

dụng pháp luật về giảm trừ gia cảnh.

Trong việc luận giải, nghiên cứu, phân tích các nội dung của Luận văn, tác giả không

tập trung vào việc giải thích từ ngữ theo quy định của pháp luật; đồng thời tác giả viện dẫn

quy định của một số nước về giảm trừ gia cảnh nhằm làm rõ nội dung, bản chất của chế độ

giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN nói chung, đồng thời để tham khảo, đối chiếu, so sánh

và vận dụng trong điều kiện thực tiễn Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử

của Mác - Lênin, khi nghiên cứu, luận giải các nội dung của Đề tài, tác giả sử dụng các

phương pháp chủ yếu sau: phân tích, diễn giải; so sánh, tổng hợp; biện chứng, thực tiễn,

đồng thời bổ sung và phát triển một số luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc thực

hiện mục tiêu nghiên cứu của Đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một

số số liệu từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, các Báo cáo của Chính phủ tại các kỳ họp

Quốc hội, thông tin từ các Website để so sánh, đối chiếu, phân tích làm sáng tỏ các vấn

đề nghiên cứu.

5. Cơ cấu Đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 2 chương:

4

Chương 1 nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về giảm trừ gia cảnh trong

thuế TNCN.

Chương 2 nghiên cứu chế độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN dưới góc

độ là biện pháp dung hòa lợi ích giữa Nhà nước với cá nhân, đồng thời là biện pháp

đảm bảo công bằng xã hội.

6. Ý nghĩa thực tiễn của Đề tài:

Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về giảm trừ gia cảnh

trong thuế TNCN, ý nghĩa của việc ban hành và áp dụng chế độ giảm trừ gia cảnh.

Nghiên cứu làm sáng tỏ các nội dung thể hiện bản chất của chế độ giảm trừ gia cảnh

trong Luật Thuế TNCN dưới góc độ là biện pháp dung hòa lợi ích giữa Nhà nước và cá

nhân, đồng thời là biện pháp đảm bảo công bằng xã hội. Luận văn phân tích, đánh giá,

chỉ ra những yếu tố tích cực, phù hợp, những điểm bất hợp lý, hạn chế của chế độ giảm

trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành so với thực tiễn

cuộc sống, thực tiễn áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số cơ sở, nội

dung, giải pháp pháp có tính phù hợp, tính khả thi nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện

chế độ giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN, một số giải pháp nâng cao tính hiệu

quả, tính khả thi và góp phần đảm bảo tính công bằng của các quy định này trong thực

tiễn áp dụng pháp luật.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!