Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển trong Hiệp định nông nghiệp của WTO và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN PHÚ QUÝ
QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT ĐỐI
VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG HIỆP
ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN PHÚ QUÝ
QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT ĐỐI
VỚI CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG HIỆP
ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 60.38.50
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S Trần Việt Dũng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghi n c u c a ri ng tôi c s liệu
nêu trong luận văn là trung th c t qu nghi n c u n u trong luận văn ch a
t ng đ c ai công trong t công trình nào h c
T c giả uận văn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AMS Aggreate Measures of Support Mức hỗ trợ gộp
AoA Agreement on Agriculture Hiệp định nông nghiệp
CSQ Country Specific Quota Hạn ngạch quốc gia cụ thể
FAO Food and Agriculture
Organization
Tổ chức lương nông quốc tế
GATS General Agreement on Trade in
Services
Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ
GATT General Agreement on Tariff and
Trade
Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại
GSP General System of Preferences Hệ thống ưu đãi phổ cập
LDC Least-Developed Country Nước kém phát triển nhất
MFN Most Favour Nation Tối huệ quốc
NFIDC Net Food-Importing Developing
Countries
Nước đang phát triển nhập khẩu
lương thực chính
OECD Organisation for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức cho Hợp tác và phát
triển kinh tế
OTDS Overall Trade-Distorting
Domestic Support
Tổng mức hỗ trợ trong nước
gây bóp méo thương mại
RAM Recent Added Member Thành viên mới gia nhập
SDT Special and Differential Treatment Đối xử đặc biệt và khác biệt
SIDS Small Island Developing States Các quốc đảo nhỏ đang phát
triển
SPS Agreement on the Application of
Sanitary and Phytosanitary
Measures
Hiệp định về các biện pháp vệ
sinh dịch tễ và kiểm dịch động
thực vật
SSG Special Safeguard Biện pháp tự vệ đặc biệt
SSM Special Safeguard Machenism Cơ chế tự vệ đặc biệt
SVE Small Vulnerable Economies Các nền kinh tế nhỏ dễ bị tổn
thương
TBT Agreement on Techinal Barrier on
Trade
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại
TRIPS The Agreement on Trade Related
Aspects of Intellectual Property
Rights
Hiệp định về các khía cạnh
thương mại liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ
TRQ Tariff Rate Quota Hạn ngạch thuế quan
UNCTAD United Nation Conference on
Trade and Development
Hội nghị của Liên hiệp quốc về
thương mại và phát triển
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC
BIỆT VÀ HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO....................................... 7
1.1. Khái quát về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt của GATT/WTO .... 7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển c a quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt
............................................................................................................................ 7
1.1.2. Phân loại c c quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt trong th ơng mại qu c t
.......................................................................................................................... 13
1.2. Khái quát Hiệp định nông nghiệp của WTO............................................ 18
1.2.1. S ra đời c a Hiệp định nông nghiệp .................................................... 18
1.2.2. Nội dung cơ n c a Hiệp định nông nghiệp......................................... 21
CHƢƠNG II. QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT TRONG
HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG THƢƠNG
MẠI QUỐC TẾ............................................................................................... 26
2.1. Quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nông nghiệp .... 27
2 1 1 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt về ti p cận thị tr ờng ................ 27
2 1 2 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt về hỗ tr trong n ớc.................. 28
2 1 3 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt về tr c p xu t khẩu.................. 29
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong hiệp định
nông nghiệp......................................................................................................... 30
2 2 1 Đ i với v n đề ti p cận thị tr ờng ......................................................... 31
2 2 2 Đ i với v n đề hỗ tr trong n ớc........................................................... 38
2 2 3 Đ i với v n đề tr c p xu t khẩu ........................................................... 43
CHƢƠNG III. VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP VÀ QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC
BIỆT VÀ KHÁC BIỆT TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI VÒNG ĐÀM PHÁN
DOHA.............................................................................................................. 47
3.1. Đàm ph n về nông nghiệp và c c đề xuất mới về quy định đối xử đặc biệt và
khác biệt trong nông nghiệp tại Vòng đàm ph n Doha.................................. 47
3 1 1 Đàm ph n về nông nghiệp tại Vòng đàm ph n Doha ............................ 47
3 1 2 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt trong nông nghiệp và c c đề xu t mới
tại Vòng đàm ph n Doha ................................................................................. 53
3.2. Đ nh gi c c đề xuất mới về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong
nông nghiệp tại Vòng đàm ph n Doha và triển vọng áp dụng trong thƣơng mại
quốc tế.................................................................................................................. 61
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong hệ thống thương mại quốc
tế là vấn đề quy định quyền và nghĩa vụ khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát
triển. Do đặc điểm về mức độ phát triển của nền kinh tế còn hạn chế so với các nước
phát triển nên các nước đang phát triển muốn được hưởng các chính sách ưu đãi hơn
trong thương mại quốc tế so với các nước phát triển nhằm giúp các nước này hội nhập
và phát triển kinh tế.
Hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng
như tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) luôn có
đa số các bên tham gia/thành viên là các nước đang phát triển. Hiện nay, trong 153 thành
viên WTO có khoảng 2/3 quốc gia và vùng lãnh thổ hải quan thuộc nhóm các quốc gia
có nền kinh tế đang phát triển. Vì vậy, vấn đề ưu đãi dành cho các nước đang phát triển
ngay từ đầu đã được các bên tham gia/thành viên đặt ra và hiện nay vấn đề này vẫn được
các nước đang phát triển đưa ra trong các cuộc đàm phán về thương mại trong hệ thống
WTO. Những ưu đãi mà các nước đang phát triển được hưởng thể hiện sự ghi nhận của
các quốc gia tham gia vào hệ thống thương mại đa phương đối với những khó khăn mà
các nước đang phát triển phải đối mặt khi tham gia thương mại quốc tế và những bất lợi
của nhóm nước này so với các nước phát triển và cũng nhằm mục đích giúp các nước
đang phát triển hội nhập và phát triển kinh tế. Sự hội nhập và cùng phát triển của các
quốc gia được coi là nền tảng quan trọng tạo ra sự thịnh vượng chung cho toàn hệ thống
thương mại.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và WTO, các ưu đãi dành cho các
nước đang phát triển cũng dần được hoàn thiện theo hệ thống pháp luật của WTO. Hiện
nay, hầu hết các Hiệp định của WTO đều có các quy định cụ thể về việc dành ưu đãi cho
các nước đang phát triển. Các quy định này được thừa nhận và thể hiện trong các văn
bản pháp luật của WTO dưới dạng các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt cho
các nước đang phát triển.
Quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho phép các nước đang phát triển được
hưởng các ưu đãi trong thương mại quốc tế và được hưởng các ngoại lệ về quyền và
nghĩa vụ theo các quy định thông thường áp dụng cho tất cả các Thành viên của WTO.
Các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển được thể hiện cơ
bản dưới hai dạng là (i) Các quy định cho các nước đang phát triển ưu đãi và linh hoạt
trong việc thực hiện các cam kết và (ii) Các quy định yêu cầu các nước phát triển dành
2
các ưu đãi hoặc đối xử đặc biệt cho các nước đang phát triển nhằm gia tăng các cơ hội
thương mại cho các nước này.
Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong cơ cấu thương mại quốc tế và có tác
động lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển có cơ
cấu nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Bên cạnh
đó, nông nghiệp còn có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề an ninh lương thực cũng như các
vấn đề về việc làm, môi trường ở các quốc gia. Do đó, nông nghiệp là vấn đề được các
bên/thành viên của GATT/WTO đặc biệt quan tâm và dành sự bảo hộ lớn cho nông
nghiệp. Các quy định về thương mại nông nghiệp phần nào vẫn nằm ngoài các quy tắc
thương mại quốc tế. Hiệp định nông nghiệp được thông qua tại Vòng đàm phán Uruguay
là bước tiến mới trong việc thiết lập quy tắc cho thương mại nông nghiệp nhằm tạo ra
môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng và định hướng thị trường trên lĩnh vực
nông nghiệp cùng với sự phát triển của tự do thương mại toàn cầu.
Vì sự nhạy cảm của lĩnh vực nông nghiệp và tầm quan trọng của nó đối với các
nước đang phát triển chiếm đa số trong WTO nên trong Hiệp định nông nghiệp đã có
những điều khoản quy định về vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt nhằm mục đích tạo
điều kiện cho các nước đang phát triển đối phó với những khó khăn mà các nước này
phải đối mặt khi mở cửa thị trường nông nghiệp và thực hiện các cam kết. Tuy nhiên,
thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong
Hiệp định nông nghiệp và việc áp dụng chúng vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Trong
khuôn khổ Vòng đàm phán Doha, vấn đề nông nghiệp nói chung và đối xử đặc biệt và
khác biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng đang là một trong những vấn đề đàm
phán phức tạp và là hố ngăn giữa các nền kinh tế trong khuôn khổ hệ thống WTO. Các
nước đang phát triển vẫn tiếp tục đòi hỏi sửa đổi nội dung của Hiệp định nông nghiệp
theo hướng tự do hoá và đảm bảo những quy định đối xử đặc biệt và khác biệt phải thực
sự hiệu quả và đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển, qua đó giúp thương mại
quốc tế đạt được các mục tiêu hoạt động của WTO là “…nâng cao mức sống, bảo đảm
đầy đủ việc làm và một khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định
[cho tất cả các nước thành viên]; mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ,
[và] sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững”.
Việt Nam gia nhập WTO từ ngày 11 tháng 01 năm 2007, với việc trở thành
Thành viên chính thức của WTO Việt Nam đã có được nhiều thuận lợi trong thương mại
quốc tế và có điều kiện hội nhập, phát triển kinh tế. Với điều kiện là một Thành viên
đang phát triển, có lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm nông nghiệp thì việc tận dụng các
quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nông nghiệp để Việt Nam có thể
3
xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp, tận dụng tối đa lợi ích của tự do
thương mại quốc tế mang lại, đồng thời hạn chế các tác động trái chiều lên nền kinh tế là
rất đáng quan tâm.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành quá trình đàm phán gia nhập WTO, đã có rất nhiều
các công trình nghiên cứu dưới nhiều hình thức như bài báo, bài phân tích đăng trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, sách hướng dẫn và cả các Khóa luận tốt nghiệp,
Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ luật học của sinh viên, các chuyên gia, học viên,
nghiên cứu sinh chuyên ngành luật và các ngành liên quan viết về các vấn đề liên quan
đến vấn đề xây dựng và phát triển chính sách thương mại của Việt Nam trong so sánh
với pháp luật WTO, bao gồm cả vấn đề của chính sách thương mại đối với lĩnh vực
nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp, nổi bật là vấn đề chống bán phá giá, chống
trợ cấp đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông nghiệp. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên
cứu nào nghiên cứu về các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định nông
nghiệp và việc vận dụng quy định liên quan trong chính sách thương mại của Việt Nam.
Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này có thể nói là mới mẻ đối với Việt Nam. Đồng thời
việc nắm vững về lý luận cũng như các vấn đề thực tiễn đối với các quy định của WTO
về quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực
nông nghiệp có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Vì với những kiến thức pháp lý và cơ sở lý
luận vững vàng, chúng ta có thể đưa ra một số định hướng cho xây dựng chính sách
nông nghiệp của Việt Nam phù hợp với nhu cầu hội nhập và đáp ứng xu hướng tự do
hoá thương mại trong nông nghiệp trong khuôn khổ hệ thống thương mại của WTO.
Với các lý do về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên trên, tác giả chọn đề tài “Quy
định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển trong Hiệp định
nông nghiệp của WTO và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế” làm Luận văn
thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, Ở Việt Nam hiện có rất nhiều đề tài nghiên cứu ở các cấp
độ khác nhau như Luận án Tiến sỹ, Luận văn Thạc sỹ, Khóa luận tốt nghiệp, các chuyên
đề nghiên cứu, bài viết...về các vấn đề liên quan đến pháp luật WTO, tuy nhiên các đề
tài trên chỉ tập trung vào các vấn đề như trợ cấp, chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ
đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và rút ra một số ý kiến cho việc hoàn thiện
pháp luật Việt Nam. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu điển hình như:
Luận án tiến sỹ “Pháp luạ ạ
ẹ N m” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn.
4
Luận án tiến sỹ “Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập” của tác giả Hà Thị Thanh Bình.
Luận văn thạc sỹ “Xây dựng pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩuNhững vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn.
Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào
Việt Nam” của tác giả Trịnh Văn Minh.
Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp
luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO” của tác
giả Phan Đặng Hiếu Thuận.
Luận văn thạc sỹ “Quy định về trợ cấp của WTO và sự tác động đến pháp luật
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Anh.
Chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về quy định SDT trong Hiệp định nông
nghiệp và thực tiễn áp dụng quy định này trong thương mại quốc tế cùng với các tác
động của nó lên các nước đang phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của quy định đối xử đặc
biệt và khác biệt trong hệ thống pháp luật của WTO.
- Các quy định đối xử đặc biệt và khác biệt cụ thể trong Hiệp định nông nghiệp,
nội dung và thực tiễn áp dụng quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định
nông nghiệp trong thương mại quốc tế.
- Tình hình đàm phán nông nghiệp và vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt trong
nông nghiệp tại Vòng đàm phán Doha và triển vọng của vấn đề này trong tương lai. Các
tác động của các quy định mới đối với thương mại nông nghiệp quốc tế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu quy định đối xử đặc biệt và khác biệt trong phạm vi Hiệp
định nông nghiệp của WTO. Luận văn cũng chỉ nghiên cứu việc áp dụng quy định trên
đối với các nước đang phát triển là Thành viên của WTO nói chung, không đi vào phân
tích đối với một quốc gia cụ thể.
- Luận văn có trình bày một số vấn đề cơ bản về cam kết trong nông nghiệp của
Việt Nam.