Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quy định pháp luật về quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ OANH
Đề tài:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LỢI
ĐƯỢC BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ OANH
Đề tài:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LỢI
ĐƯỢC BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế, Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: T.s Nguyễn Thị Thủy
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,
kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực. Các luận điểm được trích
dẫn đầy đủ nếu không thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản
thân tôi.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Oanh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTS : Bảo hiểm tài sản
BLDS : Bộ luật Dân sự
DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm
HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm
HĐBHTS : Hợp đồng bảo hiểm tài sản
LKDBH : Luật Kinh doanh bảo hiểm
MỤC LỤC TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN LỢI ĐƯỢC
BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
1.1. Khái quát về quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản .......... 8
1.1.1. Khái niệm quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản ................. 8
1.1.2. Đặc điểm quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản ................. 9
1.1.3. Căn cứ xác định quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản ..... 12
1.2. Một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lợi được bảo hiểm trong
bảo hiểm tài sản .......................................................................................... 17
1.2.1. Sự cần thiết phải quy định, ràng buộc người mua bảo hiểm phải có
quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản .......................................... 18
1.2.2. Chủ thể được quyền tham gia bảo hiểm tài sản ................................. 20
1.2.3. Xác định thời điểm cần có quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản ................................................................................................................ 22
1.2.4. Mối liên hệ giữa nguyên tắc quyền lợi được bảo hiểm và nguyên tắc
bồi thường trong bảo hiểm tài sản ................................................................ 24
1.3. Mối quan hệ pháp lý giữa quyền lợi được bảo hiểm và hiệu lực của
hợp đồng bảo hiểm tài sản ......................................................................... 26
1.3.1. Ảnh hưởng của quyền lợi được bảo hiểm đối với hiệu lực của hợp đồng
bảo hiểm tài sản ........................................................................................... 26
1.3.2. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản khi bên mua bảo hiểm không
có quyền lợi được bảo hiểm .......................................................................... 30
1.3.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản khi bên mua bảo hiểm không
còn quyền lợi được bảo hiểm ........................................................................ 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LỢI
ĐƯỢC BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN
VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật về quyền lợi được bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản ....................................................................... 37
2.1. 1. Về đường lối xử lý khi các chủ thể có quyền lợi được bảo hiểm cùng
mua bảo hiểm cho tài sản ............................................................................. 37
2.1. 2. Về quy định thời điểm cần có quyền lợi được bảo hiểm .................... 39
2.1. 3. Về hậu quả pháp lý khi bên mua bảo hiểm không có quyền lợi được
bảo hiểm ....................................................................................................... 40
2.1. 4. Bất cập về quy định chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm .................. 43
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật liên quan đến quy định quyền lợi
được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản ...................................................... 44
2.2.1. Về giải quyết hậu quả pháp lý khi các chủ thể có quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng cùng mua bảo hiểm cho tài sản........................... 44
2.2.2. Về việc xác định thời điểm cần có quyền lợi được bảo hiểm ............. 46
2.2.3. Về xác định mối quan hệ pháp lý giữa quyền lợi được bảo hiểm và
hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm ................................................................... 50
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền lợi được bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản ....................................................................... 52
2.3.1. Ban hành khái niệm quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản 52
2.3.2. Xác định lại thời điểm cần có quyền lợi được bảo hiểm ..................... 55
2.3.3. Xây dựng quy định riêng về hậu quả pháp lý đối với hợp đồng bảo
hiểm vô hiệu ................................................................................................. 56
2.3.4. Hoàn thiện quy định về xử lý các trường hợp lừa dối về quyền lợi được
bảo hiểm để trục lợi bảo hiểm ...................................................................... 57
2.3.5. Những kiến nghị khác có liên quan .................................................... 59
KẾT LUẬN ................................................................................................. 64
PHỤ LỤC
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế
xã hội. Ngày nay, hoạt động kinh doanh bảo hiểm không ngừng phát triển và đóng
một vai trò quan trọng trong việc ổn định quá trình sản xuất, sinh hoạt; là lá chắn
kinh tế hiệu quả cho những chủ thể không may gặp rủi ro dẫn đến thiệt hại về mặt
tài chính.
Bảo hiểm tài sản ra đời không nằm ngoài cơ chế của hoạt động kinh doanh bảo
hiểm nói chung. Bảo hiểm tài sản được hình thành từ nhu cầu bảo vệ quyền lợi tài
chính của chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu và sử dụng hợp pháp tài sản. Tham
gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản, mục đích của bên mua bảo hiểm nhằm chuyển
giao rủi ro, tổn thất từ phía mình sang doanh nghiệp bảo hiểm. Yếu tố mà bên mua
bảo hiểm muốn được bảo vệ là quyền lợi vật chất của họ đối với tài sản.
Trong hoạt động bảo hiểm, nguyên tắc quyền lợi được bảo hiểm là nguyên tắc
quan trọng hàng đầu. Nguyên tắc quyền lợi được bảo hiểm chỉ ra rằng, bên mua bảo
hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi được bảo hiểm hay
lợi ích bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn
liền với hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm.
Người có quyền lợi được bảo hiểm là người bị thiệt hại về mặt tài chính khi đối
tượng bảo hiểm gặp rủi ro dẫn đến tổn thất. Và yếu tố rủi ro cũng chính là lý do để
họ tham gia vào quan hệ này.
Áp dụng nguyên tắc quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác chủ thể được quyền tham gia giao
kết hợp đồng bảo hiểm tài sản cũng như xác định chủ thể được bồi thường khi có sự
kiện bảo hiểm xảy ra dẫn đến tổn thất về mặt vật chất cho người được bảo hiểm.
Tuân thủ nguyên tắc quyền lợi được bảo hiểm cũng là một trong những điều kiện để
đảm bảo hợp đồng bảo hiểm tài sản có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Tham gia vào quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng, pháp
luật kinh doanh bảo hiểm quy định người mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể
được bảo hiểm nhằm mục đích tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm, đồng thời để tăng
cường sự “mẫn cán” của người mua bảo hiểm.
Có thể khẳng định, quyền lợi được bảo hiểm là một trong những nội dung
quan trọng, chi phối quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo hiểm tài sản. Trong
-2-
thời gian qua đã có nhiều bài viết, đề tài đề cập đến các nội dung như bản chất, vai
trò, bất cập của pháp luật bảo hiểm. Tuy nhiên, nghiên cứu về nội dung quyền lợi
được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản cho đến nay chưa có đề tài nào thực hiện một
cách chuyên sâu, riêng biệt. Trong các sách giáo trình bảo hiểm, vấn đề quyền lợi
được bảo hiểm cũng chỉ được đề cập một cách chung nhất trong phần giới thiệu về
khái niệm, vai trò, bản chất của bảo hiểm. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc cho
việc nghiên cứu, tiếp cận vấn đề quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản.
Xuất phát từ những lý do trên mà tác giả đã chọn nội dung: “Quy định pháp
luật về quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản” làm đề tài nghiên cứu của
mình với mong muốn làm sáng tỏ bản chất của quan hệ bảo hiểm tài sản. Đồng thời,
tác giả cũng có một số đóng góp liên quan đến việc hoàn thiện quy định pháp luật
về bảo hiểm thương mại nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng để hoạt động của
ngành bảo hiểm ngày càng phát triển hơn nữa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm tài sản đã được nhiều
tác giả quan tâm, thực hiện dưới những góc độ khác nhau.
Vấn đề quyền lợi được bảo hiểm chủ yếu được đề cập đến trong các sách giáo
trình bảo hiểm: Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm của tác
giả Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh, NXB thống kê; Giáo trình nghiệp vụ
bảo hiểm của tác giả Nguyễn Văn Định, NXB Tài chính; Nguyên lý và thực hành
bảo hiểm của tác giả Nguyễn Tiến Hùng, NXB Tài chính; Pháp luật bảo hiểm tài
sản tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thủy, NXB Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh và trong một số bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thuỷ như: “Các yếu
tố chi phối quy định của pháp luật bảo hiểm tài sản” đăng trên Tạp chí khoa học
pháp lý số 04 năm 2006; “Chống trục lợi bảo hiểm tài sản trong luật kinh doanh
bảo hiểm” đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 09 năm 2006. Tuy nhiên, các
bài viết này cũng chỉ đề cập một cách sơ lược và dừng lại ở việc phân tích một cách
chung chung các nguyên tắc của bảo hiểm tài sản trong đó có nguyên tắc quyền lợi
được bảo hiểm.
Gần đây, trong Luận án tiến sĩ “Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài
sản tại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Thủy cũng có đề cập đến vấn đề quyền lợi
được bảo hiểm nhưng dưới góc độ lý giải bản chất của quan hệ bảo hiểm tài sản và
phân tích các yếu tố chi phối quy định của pháp luật bảo hiểm tài sản.
-3-
Có thể khẳng định, những công trình khoa học nêu trên là tài liệu tham khảo
vô cùng quý giá, giúp tác giả có thêm nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho việc
nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu về đề tài quyền lợi được bảo hiểm
trong bảo hiểm tài sản cho đến thời điểm này chưa có đề tài nào được thực hiện một
cách chuyên sâu, riêng biệt. Do vậy, việc lựa chọn đề tài: “Quy định pháp luật về
quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản” để làm luận văn thạc sĩ luật là cần
thiết và hoàn toàn không bị trùng lặp với bất kỳ một công trình nào đã được công bố
trước đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Để nhìn nhận một cách khoa học pháp luật thực định về bảo hiểm tài sản cần
thiết phải tìm hiểu những nguyên tắc chi phối quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ
bảo hiểm tài sản. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về
quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, tác giả sẽ làm rõ bản chất của bảo
hiểm tài sản và những yếu tố chi phối đến nội dung quản lý nhà nước đối với bảo
hiểm tài sản; Phân tích, lý giải tại sao khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm tài sản,
người mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm; Xác định thời điểm cần có quyền lợi
được bảo hiểm và hậu quả pháp lý khi người mua bảo hiểm không có, không còn
quyền lợi được bảo hiểm.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm
tài sản là một nội dung rất quan trọng. Trong phạm vi đề tài, tác giả đã nêu được
những bất cập, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về quyền lợi được bảo hiểm
và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về quyền lợi được bảo
hiểm trong bảo hiểm tài sản. Lý giải tại sao khi tham gia bảo hiểm, người mua bảo
hiểm phải có quyền lợi được bảo hiểm.
- Xác định thời điểm cần có quyền lợi được bảo hiểm
- Phân tích ảnh hưởng của quyền lợi được bảo hiểm đối với hiệu lực của hợp
đồng bảo hiểm tài sản. Xác định hậu quả pháp lý đối với trường hợp người mua bảo
hiểm không có hoặc không còn quyền lợi được bảo hiểm.
- Phân tích các bất cập của pháp luật, nêu thực trạng áp dụng pháp luật và đề
xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền lợi được bảo hiểm trong bảo
hiểm tài sản.
-4-
4. Đối tượng nghiên cứu
Các quy định của pháp luật về quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài
sản; Các yếu tố chi phối quy định pháp luật bảo hiểm tài sản; ý nghĩa, hậu quả pháp
lý của việc áp dụng nguyên tắc quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này, tác giả không có tham vọng đi sâu vào việc phân
tích, nghiên cứu chi tiết nội dung các quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chiếm
hữu, quyền tài sản. Tác giả chỉ tiếp cận, phân tích nội dung này để người đọc hình
dung rõ được căn cứ xác định chủ thể có quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm
tài sản. Mục đích tác giả hướng tới là làm rõ bản chất của quan hệ bảo hiểm tài sản;
Lý giải tại sao khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm người được bảo hiểm phải có
quyền lợi được bảo hiểm; Xác định thời điểm cần có quyền lợi được bảo hiểm trong
bảo hiểm tài sản. Đồng thời, tác giả cũng đi sâu vào việc phân tích ảnh hưởng của
quyền lợi được bảo hiểm đối với hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm; Nêu rõ hậu quả
pháp lý khi người mua bảo hiểm không có hoặc không còn quyền lợi được bảo
hiểm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin với phép tư duy biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó
có sự kết hợp với các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, chứng minh để
làm rõ các vấn đề đặt ra của đề tài, lý giải các vấn đề một cách cụ thể, logic, rõ ràng.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:
Pháp luật được xây dựng dựa vào đặc thù của quan hệ xã hội. Cơ chế điều
chỉnh của pháp luật phải phù hợp với đặc trưng của các quan hệ xã hội mà ngành
luật đó điều chỉnh. Nhìn nhận và hiểu đúng bảo chất của bảo hiểm tài sản sẽ giúp
cho việc nghiên cứu và vận dụng các quy định pháp luật được chuẩn xác. Trong
phạm vi đề tài, tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau đây:
Phân tích, hệ thống được các quy định pháp luật về quyền lợi được bảo hiểm;
Phân tích những đặc trưng chi phối việc điều chỉnh pháp luật quan hệ bảo hiểm tài
sản.
Phân tích, đánh giá những bất cập của pháp luật về quyền lợi được bảo hiểm.