Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản
MIỄN PHÍ
Số trang
90
Kích thước
555.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1323

Quy định pháp luật về hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM YẾN NHI

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ

TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM YẾN NHI

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ

TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế. Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Huy Hồng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Nếu các số liệu, kết quả, thông tin

trong luận văn được sử dụng từ các công trình đã được công bố hoặc sử dụng từ các

tác giả khác đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm về tính xác thực này.

Tác giả luận văn

Phạm Yến Nhi

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ TRONG THỦ

TỤC PHÁ SẢN ...................................................................................................... 6

1.1. Khái quát chung về phá sản và thủ tục phá sản ............................................ 6

1.1.1. Khái niệm phá sản ........................................................................................ 6

1.1.2. Thủ tục phá sản ........................................................................................... 10

1.1.3. Mục tiêu của thủ tục phá sản ....................................................................... 18

1.2. Khái quát chung về Hội nghị chủ nợ .......................................................... 20

1.2.1. Khái niệm chủ nợ và phân loại chủ nợ ........................................................ 20

1.2.2. Hội nghị chủ nợ và vai trò của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản......... 24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ TRONG

THỦ TỤC PHÁ SẢN ........................................................................................... 28

2.1. Triệu tập Hội nghị chủ nợ ........................................................................... 28

2.1.1. Mục đích triệu tập Hội nghị chủ nợ ............................................................. 28

2.1.2. Thời điểm triệu tập Hội nghị chủ nợ ........................................................... 30

2.1.3. Thành phần được triệu tập .......................................................................... 37

2.2. Điều kiện tiến hành Hội nghị chủ nợ .......................................................... 44

2.2.1. Điều kiện để tiến hành Hội nghị chủ nợ một cách hợp lệ ............................ 44

2.2.2. Các trường hợp không tiến hành Hội nghị chủ nợ ....................................... 47

2.2.3. Các trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ ........................................................ 48

2.2.4. Các trường hợp đình chỉ thủ tục phá sản do có chủ thể tham gia Hội nghị chủ

nợ vắng mặt .......................................................................................................... 50

2.3. Nội dung Hội nghị chủ nợ ............................................................................ 52

2.3.1. Nội dung Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất ....................................................... 52

2.3.2. Nội dung Hội nghị chủ nợ tiếp theo ............................................................. 60

2.4. Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ ................................................... 61

2.4.1. Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phục hồi hoạt động

kinh doanh ............................................................................................................ 61

2.4.2. Thực thi Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục thanh lý tài sản ...... 63

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH

PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ TRONG THỦ TỤC PHÁ SẢN .......... 65

3.1. Kiến nghị chung ........................................................................................... 66

3.1.1. Mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản .................................. 66

3.1.2. Quyền nộp đơn của doanh nghiệp khi nhận thấy doanh nghiệp có nguy cơ

phá sản ................................................................................................................. 66

3.1.3. Xây dựng thủ tục phá sản rút gọn ............................................................... 67

3.1.4. Tăng cường quyền tự quyết của chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ ................. 67

3.2. Yêu cầu và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về Hội

nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản ..................................................................... 68

3.2.1. Những yêu cầu nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về Hội nghị chủ nợ trong

thủ tục phá sản ..................................................................................................... 68

3.2.2. Những kiến nghị cụ thể ................................................................................ 69

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Pháp luật là nền tảng để duy trì trật tự xã hội. Trong nền kinh tế thị trường,

môi trường kinh doanh luôn mang tính cạnh tranh và đào thải cao với những rủi ro

luôn tồn tại, pháp luật phá sản chính là nền tảng pháp lý vững chắc để duy trì trật tự

xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng. Xét ở tầm vi mô, pháp luật phá sản có ý

nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp phá sản, chủ nợ và người lao động.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, pháp luật phá sản đem lại những cơ hội

thuận lợi để phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc rút lui khỏi thị trường một cách

trật tự. Đối với chủ nợ của doanh nghiệp, pháp luật phá sản tạo ra cơ chế cho phép

họ lựa chọn giải pháp tốt nhất để có thể bảo toàn nguồn vốn của mình. Đối với

người lao động trong doanh nghiệp, pháp luật phá sản tạo ra cơ chế pháp lý bảo vệ

quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Ở tầm vĩ

mô, pháp luật phá sản góp phần thúc đẩy lưu thông vốn cho nền kinh tế thông qua

những quy định bảo vệ chủ nợ, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi họ góp

vốn vào thị trường1

. Tại Việt Nam, những thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế kể

từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã cho ra đời nền kinh tế

thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ đây hình thành nên một môi trường cạnh

tranh khắc nghiệt, trong đó những doanh nghiệp yếu kém hoặc mắc sai lầm sẽ bị

loại khỏi thương trường. Pháp luật phá sản Việt Nam ra đời như một tất yếu khách

quan nhằm duy trì trật tự xã hội, ổn định nền kinh tế trong điều kiện mới này.

Luật Phá sản doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1993. Đây là

văn bản đầu tiên có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh về phá sản doanh nghiệp. Ra

đời trong thời kỳ quá độ khi những nhận thức về thị trường vẫn chưa thực sự sâu

sắc, Luật đã bộc lộ nhiều bất cập sau 10 năm áp dụng. Luật Phá sản 2004 là bước

phát triển và có sự đổi mới quan trọng, phản ánh một cách đầy đủ hơn đời sống kinh

tế xã hội nói chung và tình hình phá sản doanh nghiệp ở nước ta nói riêng2

. Trong

đó, quyền lợi của chủ nợ được bảo vệ tốt hơn, đồng thời những doanh nghiệp thua

lỗ có thêm cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc rút lui khỏi thị trường một

cách trật tự nhất.

1

Hoàng Minh Hiếu (2004), “Góp ý dự thảo Luật phá sản sửa đổi”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (02), tr. 64.

2

Dương Đăng Huệ (2004), “Giới thiệu nội dung Luật Phá sản”, Kỷ yếu chương trình tập huấn bồi dưỡng

kiến thức pháp luật, Bộ Tư pháp, Bà Rịa – Vũng Tàu.

2

Để các chủ thể có lợi ích liên quan, đặc biệt là chủ nợ của doanh nghiệp

không xảy ra hỗn loạn khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, Luật Phá sản

2004 đã thiết kế thủ tục phá sản để giải quyết thỏa đáng quyền lợi của những chủ

thể, trong đó, Luật dành hẳn Chương V quy định về Hội nghị chủ nợ, đại diện cho ý

chí chung của tất cả các chủ nợ, có quyền quyết định cao nhất những vấn đề liên

quan đến lợi ích của chủ nợ.

Thực tiễn pháp luật quy định về Hội nghị chủ nợ cho thấy vai trò quan trọng

của cơ quan này trong việc ổn định trật tự, xây dựng tiếng nói chung cho những bên

liên quan trong việc định đoạt tương lai của doanh nghiệp mắc nợ và giải quyết các

vấn đề nợ nần thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. Đây là một thiết chế rất hay

hướng đến hài hòa lợi ích giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ, là một trong những

khâu quan trọng giúp cho chủ nợ có thể hỗ trợ doanh nghiệp, cùng nhau tái cấu trúc

doanh nghiệp và xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên,

những quy định của Luật Phá sản 2004 về Hội nghị chủ nợ vẫn tồn tại một số bất

cập và những điểm chưa hợp lý: quy định về điều kiện hợp lệ để tổ chức Hội nghị

chủ nợ còn khá cao; thành phần tham gia và biểu quyết tại Hội nghị chủ nợ chưa

phù hợp, phạm vi thẩm quyền quyết định và cơ chế giám sát thi hành những quyết

định của Hội nghị chủ nợ còn một số vướng mắc, từ đó làm giảm hiệu lực điều

chỉnh của Luật Phá sản. Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Quy định pháp luật về

Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn

nghiên cứu về những điểm tiến bộ và những bất cập của quy định pháp luật về Hội

nghị chủ nợ. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Luật Phá sản 2004 ra đời là một bước tiến mới, là kết quả của việc tiếp thu

kinh nghiệm tiến bộ của các nước trên thế giới và sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn

của hơn 10 năm thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp 1993, đã tạo điều kiện để

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể phục hồi, đồng thời rút gọn trình tự

giải quyết phá sản trong những trường hợp đặc biệt, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích

của chủ thể tham gia tố tụng phá sản. Tuy nhiên, qua hơn 09 năm áp dụng, Luật Phá

sản 2004 cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định. Đã có rất nhiều công trình nghiên

cứu khoa học về pháp luật phá sản được thực hiện. Trong đó, có những công trình

nghiên cứu toàn diện các vấn đề liên quan đến pháp luật phá sản nhưng cũng có

những công trình nghiên cứu một hoặc một số khía cạnh nhất định liên quan đến

pháp luật phá sản. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu như:

3

- Công trình nghiên cứu “Pháp luật phá sản của Việt Nam” của PGS.TS Dương

Đăng Huệ. Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề thuộc

nội dung của Luật Phá sản 2004 trên cơ sở so sánh với Luật Phá sản doanh

nghiệp 1993 và pháp luật phá sản của một số nước trên thế giới. Từ đó làm rõ

được bản chất và tính đặc thù của thủ tục phá sản. Đồng thời đưa ra những

đánh giá, góp ý xây dựng pháp luật phá sản Việt Nam trong chặng đường phát

triển sau này. Tuy nhiên, đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên

cứu về Luật Phá sản 2004 sau 01 năm kể từ ngày Luật này được ban hành cho

nên chưa xem xét được tính hiệu quả và khả thi của Luật này.

- Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý và thanh lý tài

sản” của Nguyễn Thị Hồng Vân năm 2008. Đây là công trình nghiên cứu

chuyên sâu về vấn đề quản lý và thanh lý tài sản.

- Chuyên đề khoa học xét xử - Tập 1 của Viện Khoa học Xét xử, Toà án Nhân

dân tối cao năm 2010. Công trình nghiên cứu này đã tổng kết, đánh giá những

quy định của pháp luật phá sản thông qua thực tiễn 05 năm thi hành Luật Phá

sản 2004 và làm rõ thực trạng giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời

gian qua, phát hiện những tồn tại, hạn chế của Luật Phá sản 2004 và các văn

bản có liên quan. Qua đó, đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ và nâng cao

hiệu quả giải quyết phá sản.

- Bài viết “Quy định về Hội nghị chủ nợ trong Luật Phá sản 2004: Một số bất

cập và hạn chế” của PGS.TS Bùi Xuân Hải được đăng trên Tạp chí Khoa học

pháp lý số 01 năm 2011. Bài viết của tác giả đi sâu phân tích những bất cập,

hạn chế những quy định pháp luật về Hội nghị chủ nợ và đưa ra một số kiến

nghị nhằm hoàn thiện chế định này.

- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Chế độ pháp lý về phá sản – Thực tiễn thi hành và

hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Trường Nhật Phượng được bảo vệ năm

2004. Luận văn đã khái quát được những nội dung của Luật Phá sản 2004.

Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế bất cập của Luật Phá sản nhằm hoàn thiện

những quy định pháp luật phá sản.

Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo, bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề

phá sản. Những công trình nghiên cứu này, tác giả các bài viết nghiên cứu những

quy định pháp luật phá sản ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, quy định về Hội

nghị chủ nợ được tác giả các bài viết lấy làm trọng tâm nghiên cứu hoặc chỉ đề cập

đến như một nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Đây là một chế

định rất hay và được xem như một công cụ tái cấu trúc hiệu quả nhất giúp doanh

4

nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản. Cho nên, nghiên cứu để thấu hiểu được những

đặc thù và tính ưu việt của chế định này nhằm phát huy tối đa vai trò của Hội nghị

chủ nợ trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản là thật sự cần thiết.

3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ vai trò và thẩm quyền của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản.

- Tìm ra những vướng mắc của quy định pháp luật làm hạn chế vai trò của

Hội nghị chủ nợ trong thực tiễn áp dụng.

- Đưa ra một số kiến nghị phát huy những mặt tích cực của Hội nghị chủ nợ

trong thủ tục phá sản.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát những vấn đề cơ bản về Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản.

- Phân tích, đánh giá những điều kiện tiến hành và thông qua Nghị quyết của

Hội nghị chủ nợ; thẩm quyền của Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản.

- Phân tích những quy định còn bất cập trong thực tiễn áp dụng về Hội nghị

chủ nợ và đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Hội nghị chủ

nợ, góp phần vào sự thành công của thủ tục phá sản.

Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu quy định pháp luật Việt Nam về Hội nghị chủ

nợ trong thủ tục phá sản trên cơ sở tổng quan những vấn đề lý luận, quy định pháp

luật và thực tiễn áp dụng những quy định này. Qua đó thấy được những hạn chế, bất

cập và đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của Luật

Phá sản 2004.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp trên cơ sở kế thừa

những giá trị khoa học của các đề tài trước đây. Từ đó, làm sáng tỏ nội dung nghiên

cứu của đề tài.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Việc thực hiện nghiên cứu này sẽ mang lại những kiến thức và kinh nghiệm vô

cùng quý báu cho bản thân tác giả trong việc thấu hiểu và vận dụng Luật Phá sản

nói chung và Hội nghị chủ nợ nói riêng. Đồng thời, tác giả kỳ vọng nghiên cứu này

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!