Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1924

Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO

TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH - 02 - 2020

NGUY

ỄN THỊ TUY

ẾT LAN CHUYÊN NGÀNH LU

ẬT KINH T

Ế KHÓA 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO

TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Trí Hùng

Học viên: Nguyễn Thị Tuyết Lan

Lớp: Cao học Luật – Khóa 28

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020

LỜI CAM ĐOAN

“Tôi cam đoan: Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Trí Hùng, đảm bảo tính trung

thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu

hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Lan

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS 2015 Bộ luật Dân sự 2015

Công ước Viên 1980

Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế

UCC Uniform Commercial Code

MỤC LỤC

Phần mở đầu..............................................................................................................1

Chương 1. Những vấn đề chung về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán

hàng hóa .....................................................................................................................7

1.1 Khái quát về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa ...................7

1.1.1 Khái niệm chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa ................7

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa .......................7

1.1.1.2 Khái niệm thời điểm chuyển rủi ro ....................................................9

1.1.1.3 Bản chất pháp lý của chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng

hóa....................................................................................................13

1.1.1.4 Ý nghĩa của việc xác định rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro đối với

hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa.................................14

1.1.2 Đặc điểm của rủi ro đối với hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng

hóa.............................................................................................................18

1.2 Các rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa .........................22

1.2.1 Các rủi ro và phân loại rủi ro..................................................................22

1.2.2 Sự cần thiết của quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động

mua bán hàng hóa....................................................................................30

Kết luận Chương 1 ..................................................................................................33

Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động

mua bán hàng hóa và đề xuất hoàn thiện pháp luật............................................34

2.1 Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao

hàng xác định.....................................................................................................35

2.2 Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm

giao hàng xác định.............................................................................................46

2.3 Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người

nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển ...............................50

2.4 Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa

đang trên đường vận chuyển............................................................................54

2.5 Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong các trường hợp khác ...............58

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................63

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập và phát triển kinh tế đã và đang là xu thế chung nổi bật của các nước

trên thế giới. Việt Nam cũng là một quốc gia đang trong quá trình hội nhập với

phương châm1

“đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng

là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và

phát triển”. Theo đó, có thể đánh giá kết quả, thành tựu hội nhập quốc tế của nước ta

trên một số mặt chủ yếu như sau: Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN

(AFTA), tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và được kết nạp vào

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam chính thức

trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Với tư cách là thành

viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực

hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn

khổ các tổ chức này. Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự

gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu

vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và

khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và

triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Việc gia nhập

Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên

1980) đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia các điều ước quốc tế đa phương

về thương mại và tăng cường mức độ hội nhập, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp

luật của Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và cho các doanh nghiệp Việt Nam

một khung pháp lý hiện đại, công bằng, an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế của mình. Hội nhập giúp Việt Nam có nhiều cơ hội trong hợp tác, đầu tư

nhưng cũng đồng thời đem lại cho chúng ta nhiều thách thức. Nước ta đang ngày càng

hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, quá trình này mang lại cho chúng ta nhiều

tích cực như tạo điều kiện thuận lợi trong thị trường xuất nhập khẩu, thu hút nguồn

vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng được kỹ thuật khoa học và công nghệ tiên tiến để

vận dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh những mặt tích cực

do quá trình hội nhập mang lại còn có những khó khăn cho nền kinh tế nước ta, đặc

1 Lâm Quỳnh Anh, “Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”,

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/ns120222162217, truy cập ngày 26/04/2019.

2

biệt là trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa. Cụ thể, hội nhập kinh tế

quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu tố của quá trình sản xuất hàng

hóa tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội, đồng thời hội

nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách cho việc bổ sung và

hoàn thiện thể chế. Những thách thức này đòi hỏi chúng ta phải có sự am hiểu thấu

đáo về kinh tế thế giới, nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật có liên quan đến

kinh tế và thương mại. Do đó, yêu cầu đặt ra cho pháp luật của mỗi quốc gia cần có

những thay đổi phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, hướng tới góp phần thực

thi pháp luật quốc tế cả về nội dung lẫn hình thức. Theo đó, phải liên tục hoàn thiện

môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và phát huy mọi tiềm lực của tất cả các thành

phần kinh tế, không ngừng hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để bảo đảm một

môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập. Đặc biệt, ngày

18/12/2018, Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế

(UNCITRAL) cũng tạo cơ hội cho Việt Nam trong việc tăng cường tham khảo, tiếp

thu kinh nghiệm quốc tế để hoàn hiện khuôn khổ pháp luật trong nước theo hướng

phù hợp với chuẩn mực chung, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, vì mục

tiêu phát triển bền vữngViệt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng. Vì vậy, Việt Nam

phải tiến hành những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở

pháp lý, khung pháp lý cho các quan hệ kinh tế hình thành và phát triển.

Cùng với quá trình hội nhập thì hoạt động mua bán hàng hóa cũng diễn ra ngày

càng rộng rãi, có sự phát triển mạnh mẽ. Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, một

trong những vấn đề mà các bên hết sức quan tâm là khi nào rủi ro được chuyển giao,

trách nhiệm của các bên đối với rủi ro được xác định như thế nào. Luật Thương mại

2005 đã có nhiều quy định mới và khác so với Luật Thương mại cũ về thời điểm

chuyển rủi ro, vì vậy việc tìm hiểu các nội dung này là điều rất cần thiết.

Hoạt động thương mại thường gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực

mua bán hàng hóa. Do đó, một trong những vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp

trong hợp tác làm ăn với đối tác, đặc biệt là với đối tác nước ngoài là phải có sự hiểu

biết và nắm bắt được các quy định của pháp luật thương mại cũng như các tập quán

thương mại quốc tế. Cụ thể, trong hoạt động mua bán hàng hóa, thời điểm chuyển rủi

ro đối với hàng hóa là nội dung cơ bản hết sức quan trọng mà các thương nhân phải

nắm bắt được trong quá trình làm ăn, hợp tác. Rủi ro là điều mà các chủ thể trong

hoạt động mua bán hàng hóa không mong muốn, đó là sự mất mát, hư hỏng của hàng

hóa xảy ra bất kỳ lúc nào, ngoài ý chí của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!