Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
833.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1026

Quy định pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MAI

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN ĐỐI VỚI

CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 60380107.

Người hướng dẫn: Tiến sĩ Hà Thị Thanh Bình

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của Người hướng dẫn khoa học là TS. Hà Thị Thanh Bình. Các

nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau,

tất cả đều được chỉ dẫn nguồn cụ thể và được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham

khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

trước Hội đồng, cũng như kết quả Luận văn của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 6 năm 2014

Tác giả

Phạm Thị Mai

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa

BHTG Bảo hiểm tiền gửi

DN, HTX Doanh nghiệp, hợp tác xã

KSĐB Kiểm soát đặc biệt

IADI International Association of Deposit Insurers

(Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế)

TCTD Tổ chức tín dụng

Tổ QL, TLTS Tổ quản lý, thanh lý tài sản

UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law

(Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 01

Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG

VÀ PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG................................................................. 08

1.1. Tổ chức tín dụng.............................................................................................. 08

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức tín dụng............................................. 08

1.1.2. Hoạt động của tổ chức tín dụng và vấn đề phá sản tổ chức tín dụng ...... 16

1.2. Phá sản tổ chức tín dụng ................................................................................ 21

1.2.1. Khái niệm phá sản và phá sản tổ chức tín dụng........................................ 21

1.2.2. Một số đặc trưng của pháp luật phá sản tổ chức tín dụng của một số quốc

gia trên thế giới........................................................................................................ 25

Chƣơng 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC

TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.................................. 31

2.1.Khái quát quy định pháp luật Việt Nam về phá sản tổ chức tín dụng....... 31

2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam đ i v i việc giải quyết phá sản các tổ

chức tín dụng .......................................................................................................... 33

2.2.1. Điều kiện xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.............. 33

2.2.2. Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng ............ 37

2.2.3. Tổ quản lý, thanh lý tài sản ....................................................................... 43

2.2.4. Hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của tổ chức tín

dụng lâm vào tình trạng phá sản.............................................................................. 45

2.2.5. Tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào

tình trạng phá sản .................................................................................................... 47

2.2.6. Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng........................................................ 50

2.2.7. Tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng............................................................ 54

2.3. M t s iến nghị g p phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về sản

tổ chức tín dụng ..................................................................................................... 55

2.3.1. Về hình thức văn bản điều chỉnh giải quyết phá sản tổ chức tín dụng ..... 56

2.3.2. Về các nội dung đặc thù trong quy định pháp luật điều chỉnh việc giải

quyết phá sản tổ chức tín dụng ................................................................................ 58

2.3.3. Về dấu hiệu xác định tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán và quyền,

nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng.............................. 60

2.3.4. Về các biện pháp giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ

chức tín dụng ........................................................................................................... 64

2.3.5. Về thứ tự phân chia tài sản của tổ chức tín dụng bị phá sản .................... 67

2.3.6. Về chủ thể quản lý tài sản, giám sát và quản lý hoạt động kinh doanh .... 68

2.3.7. Về vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình giải quyết phá

sản tổ chức tín dụng ................................................................................................ 69

KẾT LUẬN............................................................................................................. 71

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phá sản được coi là tình trạng không mong muốn của các doanh nghiệp trong

kinh doanh, nhưng lại là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ,

trong môi trường cạnh tranh gắt gao, phá sản trở thành phổ biến và dưới một góc độ

nào đó phá sản còn biểu thị cho mức độ tự do cạnh tranh và phát triển của nền kinh

tế. Một chủ thể nào đó được tham gia thương trường với sự công nhận của luật pháp

thì họ cũng cần phải rút khỏi thương trường một cách hợp pháp khi công việc kinh

doanh thua lỗ mà không còn khả năng phục hồi.

Hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế, hoạt động của các

tổ chức tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự sụp đổ của một tổ chức tín

dụng, vì thế có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền, tác động mạnh đến sự ổn định

của nền kinh tế. Song, đã là kinh doanh thì phải có rủi ro, có thành công và cả thất

bại. Bên cạnh nh ng tổ chức tín dụng làm ăn phát đạt thì cũng có nh ng tổ chức tín

dụng khác rơi vào tình trạng thua lỗ với nh ng khoản nợ khổng lồ và rơi vào tình

trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của mình. Do

vậy, ở nh ng nước có nền kinh tế thị trường phát triển, phá sản doanh nghiệp được

coi là điều tự nhiên và phá sản các tổ chức tín dụng cũng không phải ngoại lệ.

Tại Việt Nam, Luật Phá sản doanh nghiệp số 30-L/CTN (Luật Phá sản doanh

nghiệp 1993) và sau đó là Luật Phá sản số 21/2004/QH11 (Luật Phá sản 2004) đều

có sự nhất quán khi tạo ra cơ chế giải quyết phá sản như nhau đối với tất cả các

doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của nền kinh tế.

Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của một số doanh nghiệp hoạt động trong nh ng

lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, pháp luật phá sản luôn có quy định giao cho Chính

phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp

đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; thường xuyên, trực tiếp cung ứng

sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu... trong đó, có các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Chính vì vậy, Luật các tổ chức tín dụng số

02/1997/QH10 (Luật các tổ chức tín dụng 1997) và sau đó là Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 (Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2004) đều có quy định việc giải quyết

phá tổ chức tín dụng sẽ tuân theo quy định của pháp luật phá sản. Tuy nhiên, Luật

các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (Luật các TCTD 2010)1

lại có sự khác biệt

1 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày

01/01/2011, thay thế cho Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ

chức tín dụng 2004.

2

đáng kể so với Luật Phá sản 2004 và quy định hướng dẫn tại Nghị định số

05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Phá

sản đối với các tổ chức tín dụng (Nghị định 05/2010/NĐ-CP).

Quy định về phá sản tổ chức tín dụng không phải là không có và trên thực tế,

việc một số tổ chức tín dụng trong nh ng thời điểm nhất định gặp phải khó khăn tài

chính phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán là có thực. Tuy nhiên, cho

tới thời điểm hiện tại, ở nước ta, phá sản doanh nghiệp nói chung đã là hiếm gặp,

việc cho phá sản các tổ chức tín dụng là chưa có tiền lệ và “cả thị trường dường như

đều có niềm tin rằng sẽ không bao giờ có chuyện này xảy ra”2

. Điều này không xuất

phát từ lí do các tổ chức tín dụng Việt Nam có đủ tiềm năng tài chính hay do năng

lực quản trị, điều hành tại các tổ chức tín dụng của chúng ta hoàn hảo để hết lần này

tới lần khác vượt qua khủng hoảng mà xuất phát từ tâm lý e ngại sự đổ v của một

tổ chức tín dụng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ thống tổ chức tín dụng.

Phá sản tổ chức tín dụng sẽ là câu chuyện bình thường nếu chúng ta có các

quy định pháp luật về phá sản tổ chức tín dụng ph hợp, để đảm bảo sự rút lui của

một tổ chức tín dụng nào đó không gây ra “vết thương” quá lớn cho hệ thống các tổ

chức tín dụng và nền tài chính quốc gia. Vai trò của các quy định pháp luật về phá

sản đối với tổ chức tín dụng càng cần thiết hơn, nhất là trong giai đoạn hiện nay,

yêu cầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm loại bỏ các tổ chức tín dụng hoạt

động không hiệu quả, chỉ gi lại nh ng tổ chức tín dụng thực sự có đủ tiềm năng,

tiềm lực phát triển trở thành một trong nh ng mối quan tâm hàng đầu của Chính

phủ cũng như dư luận xã hội.

Thêm vào đó, hiện Quốc hội đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Phá sản

(sửa đổi) với rất nhiều đột phá so với các quy định trước đây. Trong bối cảnh nước

ta đang sửa đổi toàn diện pháp luật phá sản, việc nghiên cứu nh ng quy định về giải

quyết phá sản đối với tổ chức tín dụng để xem xét nh ng ưu điểm, hạn chế của

chúng, đồng thời đưa ra các kiến nghị góp ý đối với việc sửa đổi, bổ sung và hoàn

thiện pháp luật về phá sản tổ chức tín dụng trong thời gian tới là điều có ý nghĩa

thiết thực.

Chính vì các lí do kể trên, tác giả đã chọn đề tài “Quy định pháp luật về phá

sản đ i v i các tổ chức tín dụng tại Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, việc doanh nghiệp bị phá sản do sự đào thải của kinh tế thị

trường được coi là quy luật tự nhiên của nền kinh tế, nên phá sản tổ chức tín dụng

2Thanh Phong – Ngọc Dương (2013), “Phá sản ngân hàng có hay không”, truy cập ngày 23/5/2013 tại

website Báo Nhịp cầu đầu tư http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?page=2&id=16021-pha-san-ngan-hang-co￾hay-khong?

3

cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, do nh ng đặc trưng riêng có của hoạt

động kinh doanh ngân hàng và ảnh hưởng của phá sản tổ chức tín dụng nên đề tài

nghiên cứu về phá sản tổ chức tín dụng luôn được các học giả dành nhiều sự quan

tâm hơn so với vấn đề phá sản các loại hình doanh nghiệp thông thường. Chính vì

vậy, các công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản đối với tổ chức tín dụng ở nước

ngoài rất phong phú, đa dạng.

Trong các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài mà tác giả tiếp

cận được, có thể kể đến là nghiên cứu của Eva Hüpkes vào năm 2002 với tựa đề

Insolvency – why a special regime for banks. Trong tác phẩm của mình Eva Hüpkes

đã chỉ ra các lí do mà các quốc gia cần thiết phải xây dựng khung pháp lý đặc biệt

cho việc giải quyết phá sản ngân hàng, phân tích sự khác biệt trong việc giải quyết

phá sản các ngân hàng so với các doanh nghiệp thông thường ở một số quốc gia như

Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Australia, Na Uy, Pháp…

Với mục đích đối phó với các tác động của khủng hoảng ngân hàng kịp thời và

có hiệu quả, năm 2005, Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) phát hành ấn

phẩm General Guidance for the resolution of Bank Failures (tạm dịch: Hướng dẫn

chung về các giải pháp xử lý ngân hàng phá sản). Nguồn thông tin được sử dụng

trong khuyến cáo là nh ng phản hồi từ một bảng câu hỏi khảo sát của các tiểu ban

của IADI đối với 34 quốc gia vào năm 2004 và các báo cáo cũng như các tài liệu có

liên quan đến các giải pháp xử lý đối với ngân hàng phá sản. Hướng dẫn chung của

IADI về các giải pháp xử lý phá sản ngân hàng là một tài liệu tham khảo đáng tin

cậy trong quá trình lập pháp của các quốc gia trên thế giới.

Tiếp theo là kết quả nghiên cứu vào năm 2009 của nhóm nhân viên Quỹ tiền tệ

quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (World Bank) - An Overview of the Legal,

Institutional, and Regulatory Framework for Bank Insolvency (tạm dịch: Tổng quan

về luật pháp, thể chế và khung pháp lý về phá sản ngân hàng). Xây dựng trên cơ sở

nội dung “Sáng kiến toàn cầu về phá sản ngân hàng” – công trình phối hợp nghiên

cứu của các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, các cơ quan tài chính quốc tế và

các chuyên gia hàng đầu của IMF và World Bank, An Overview of the Legal,

Institutional, and Regulatory Framework for Bank Insolvency cung cấp một cái

nhìn tổng quan về luật pháp, thể chế, khung pháp lý về phá sản ngân hàng mà các

quốc gia ban hành để giải quyết các trường hợp phá sản ngân hàng trong giai đoạn

ổn định tài chính và trong thời kỳ khủng hoảng hệ thống và đưa nh ng hướng dẫn

cho các quốc gia thành viên của IMF và World Bank.

Bên cạnh đó, nguồn tri thức được cung cấp trong công trình nghiên cứu vào

năm 2011 của Mariam Ioseliani - Aspect of Bank Insolvency cũng rất h u ích đối

với quá trình hoàn thiện đề tài của tác giả. Với nội dung nghiên cứu gồm bốn

4

chương, Mariam Ioseliani đã lần lượt đưa ra khái niệm ngân hàng, phá sản ngân

hàng, mối quan hệ gi a học thuyết “too big to fail” (tạm dịch: “quá lớn để sụp đổ”)

và vấn đề phá sản ngân hàng, các nguyên tắc cần thiết phải áp dụng trong giải quyết

phá sản ngân hàng, lí do phải có thủ tục pháp lý đặc biệt đối với vấn đề phá sản

ngân hàng; phân tích nguyên nhân cần thiết phải có các quy định pháp lý về quản lý

ngân hàng phá sản, mục đích của các biện pháp giải quyết phá sản ngân hàng; vấn

đề phá sản ngân hàng đa quốc gia và về hoạt động giám sát ngân hàng,….

Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả còn tiếp cận bản

dịch tiếng Anh Luật liên bang về mất khả năng thanh toán, Luật Liên bang về mất

khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng của Liên bang Nga, Luật các tổ chức tín

dụng Cộng hòa Latvia,…

Ở trong nước, với việc ban hành Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và sau đó là

Luật Phá sản năm 2004, Nhà nước ta đã chính thức thừa nhận việc “khai tử” các

doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, không đủ năng lực cạnh tranh bằng thủ tục tố

tụng đặc biệt - thủ tục giải quyết phá sản, chính vì vậy, có rất nhiều các công trình

khoa học nghiên cứu về pháp luật phá sản được hoàn thành. Tuy nhiên, xuất phát từ

đặc trưng riêng có của hoạt động ngân hàng, phá sản tổ chức tín dụng tại Việt Nam

luôn được xem là vấn đề khá nhạy cảm, thuộc “v ng cấm” trong chính sách hoạch

định kinh tế vĩ mô của Nhà nước3

. Do đó, cho tới nay, có rất ít các bài viết, công

trình nghiên cứu liên quan đến các quy định về phá sản tổ chức tín dụng. Trong các

tài liệu của các học giả trong nước mà tác giả sưu tầm được, đáng chú ý các các bài

viết, công trình nghiên cứu sau:

Trước hết là hai công trình nghiên cứu của tác giải Nguyễn Văn Vân: Bài viết

Định hướng xây dựng pháp luật phá sản các tổ chức tín dụng đăng trên Tạp chí

khoa học pháp lý số 8/2002 và bài viết Phá sản các tổ chức tín dụng (bài viết nằm

trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Một số định hướng hoàn thiện Pháp luật

phá sản doanh nghiệp (hoàn thành tháng 3/2004) do Tiến sĩ Nguyễn Thái Phúc làm

chủ biên). Trong các công trình nghiên cứu kể trên, tác giả Nguyễn Văn Vân đã

trình bày khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam, phân tích nh ng đặc điểm cần

phải lưu ý của hoạt động ngân hàng khi ban hành pháp luật về phá sản đối với các

tổ chức tín dụng, chính sách của nhà nước đối với vấn đề phá sản tổ chức tín dụng,

kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về phá sản ngân hàng của một số quốc gia trên

thế giới và đưa ra các kiến nghị về định hướng xây dựng các quy định pháp luật về

phá sản tổ chức tín dụng của Việt Nam,…

3 Nguyễn Văn Vân (2002), “Phá sản tổ chức tín dụng”, Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Một số

định hướng hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp, phần 2, tr 78-112.

5

Trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Luật của Khoa Luật Đại học Quốc gia,

đáng chú ý có luận văn cao học năm 2009 của Cao Đăng Vinh - Những quy định

đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng. Trong đề tài, sau khi khái

quát về hoạt động của tổ chức tín dụng, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực

tiễn của nh ng quy định đặc th trong phá sản tổ chức tín dụng, giới thiệu tổng

quan pháp luật các nước trong việc xử lý tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất

khả năng thanh toán, nêu lên thực trạng pháp luật về giải quyết tổ chức tín dụng lâm

vào tình trạng mất khả năng thanh toán tại Việt Nam và đưa ra các kiến nghị hoàn

thiện,… Tuy nhiên, vì đề tài hoàn thành trước khi hướng dẫn cụ thể về áp dụng Luật

Phá sản đối với phá sản tổ chức tín dụng được ban hành, nên việc nghiên cứu các

quy định về phá sản tổ chức tín dụng của tác giả này cũng còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, để có cái nhìn toàn diện hơn về pháp luật phá sản nói chung, pháp

luật về phá sản tổ chức tín dụng nói riêng và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín

dụng Việt Nam ở thời điểm hiện tại cũng như trong quá khứ, tác giả đã sưu tầm các

bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến nh ng nội dung này. Trong số đó, phải

kể đến các công trình nghiên cứu như: Sách Pháp luật phá sản Việt Nam của Dương

Đăng Huệ (2005); Bài viết Dấu hiệu pháp lý xác định tổ chức tín dụng lâm vào tình

trạng phá sản (đăng trên Tạp chí Công nghệ - Ngân hàng số 12/2005) của tác giả

Viên Thế Giang; Bài viết Phá sản ngân hàng và biện pháp kiểm soát đặc biệt của

ngân hàng nhà nước (đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 24/2006) của tác giả Trần

Ngọc Tú; Đề tài Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường

pháp luật kinh doanh tại Việt Nam do Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp

thực hiện (2008), Bài viết Sự tham gia của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong thủ tục

tố tụng giải quyết phá sản tổ chức tín dụng (đăng trên Tạp chí Ngân hàng số

4/2012) của tác giả B i H u Toàn; Báo cáo tài chính vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô

đến con đường tái cơ cấu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2012),...

Trên đây là một số nguồn tài liệu mà tác giả đã sưu tầm được trong quá trình

thực hiện luận văn. Các công trình nghiên cứu với các nhìn phong phú, đa chiều về

vấn đề phá sản tổ chức tín dụng là nguồn tài liệu rất quý giá cho tác giả trong quá

trình hoàn thiện đề tài của mình. Thiết nghĩ, nguồn tài nguyên tri thức là vô tận,

chắc rằng còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác có liên quan tới đề tài mà

tác giả chưa tiếp cận được. Trong quá trình hoàn thiện kiến thức khoa học của bản

thân, tác giả sẽ cố gắng tìm hiểu, trau dồi nh ng nguồn tri thức khác.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của tác giả trong việc nghiên cứu đề tài “Quy định pháp luật về phá

sản đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam” là:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!