Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh quận 7: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Trần Thị Bé Thắm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ BÉ THẮM
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 7
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN DỤC THỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10 NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: TRẦN THỊ BÉ THẮM
Sinh ngày: 28 tháng 5 năm 1987, tại: Bến Tre
Quê quán: Bến Tre
Hiện đang công tác tại: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Là học viên Cao học khóa: 12, niên khóa 2010 – 2013 của Trường Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Mã số sinh viên: 020112100157
Cam đoan đề tài: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI
NHÁNH QUẬN 7
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN DỤC THỨC
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh
Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
có tính độc lập riêng, chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu. Các
thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn nguồn tài liệu tại
danh mục tài liệu tham khảo là hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Bé Thắm
i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................ 1
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY................................................. 1
1.1.1. Khái niệm cho vay .................................................................................... 1
1.1.2. Phân loại cho vay ...................................................................................... 2
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay.................................................................... 2
1.1.2.2. Căn cứ vào phương thức cho vay ............................................................ 2
1.1.2.3. Căn cứ vào tài sản đảm bảo..................................................................... 2
1.1.2.4. Phân loại khác ......................................................................................... 3
1.1.3. Chức năng và vai trò của tín dụng - cho vay .......................................... 3
1.1.3.1. Chức năng của hoạt động tín dụng - cho vay .......................................... 3
1.1.3.2. Vai trò của tín dụng - cho vay ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.. 4
1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ CHO VAY TẠI NHTM................................ 5
1.2.1. Khái niệm quản trị cho vay ....................................................................... 5
1.2.2. Vai trò của quản trị hoạt động cho vay .................................................... 6
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản trị hoạt động cho vay....................... 6
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN TRỊ CHO VAY TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................... 9
1.3.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài ............................................................ 9
1.3.1.1. Môi trường quốc tế .................................................................................. 9
1.3.1.2. Môi trường vĩ mô ................................................................................... 10
1.3.1.3. Môi trường vi mô ................................................................................... 12
1.3.2. Môi trường kinh doanh bên trong .......................................................... 14
1.4. NỘI DUNG QUẢN TRỊ CHO VAY TẠI CÁC NHTM.............................. 16
1.4.1. Giai đoạn 1: Hoạch định cho vay ............................................................ 16
1.4.1.1. Bước 1: Chính sách tín dụng................................................................. 16
1.4.1.2. Bước 2: Hoạch định nguồn vốn ............................................................ 17
1.4.1.3. Bước 3: Xây dựng chính sách khách hàng............................................ 17
ii
1.4.2. Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện hoạt động cho vay............................ 18
1.4.2.1. Bước 1: Thiết lập hồ sơ vay vốn............................................................. 18
1.4.2.2. Bước 2: Phân tích cho vay..................................................................... 18
1.4.2.3. Bước 3: Ra quyết định cấp tín dụng cho vay ......................................... 19
1.4.2.4. Bước 4: Ký kết hợp đồng, thực hiện các thủ tục pháp lý và giải ngân .. 20
1.4.2.5. Bước 5: Thu hồi nợ................................................................................ 20
1.4.3. Giai đoạn 3: Giám sát, kiểm tra, đánh giá sau cho vay.......................... 21
1.4.3.1. Giám sát, kiểm tra sau cho vay.............................................................. 21
1.4.3.2. Chính sách nhận biết và xử lý nợ có vấn đề.......................................... 22
1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUẢN TRỊ CHO VAY TẠI CÁC NGÂN
HÀNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI............................................. 24
1.5.1. Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC)....................... 24
1.5.2. United Overseas Bank (UOB) ................................................................. 26
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng ở Việt Nam............................. 27
Kết luận chương 1 ............................................................................................. 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨUVIỆT NAM –
CHI NHÁNH QUẬN 7 ...................................................................................... 29
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH QUẬN 7................................................ 29
2.1.1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam ................. 29
2.1.2. Tổng quan về NHTM cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh
Quận 7 (Eximbank Quận 7).............................................................................. 31
2.2. PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA EXIMBANK QUẬN 7 .................................................... 32
2.2.1. Sự tác động từ môi trường bên ngoài ngân hàng ................................... 32
2.2.1.1. Môi trường quốc tế ................................................................................ 32
2.2.1.2. Môi trường vĩ mô ................................................................................... 34
2.2.1.3. Môi trường vi mô ................................................................................... 38
iii
2.2.2. Sự tác động từ môi trường bên trong ngân hàng ..................................... 39
2.3. KẾT QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI EXIMBANK
QUẬN 7.............................................................................................................. 42
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy thẩm định, xét duyệt, quản lý tín dụng ............ 43
2.3.2. Giai đoạn 1: Hoạch định kế hoạch cho vay ............................................ 44
2.3.2.1. Thực trạng việc tuân thủ các triển khai chỉ đạo của Hội sở.................. 44
2.3.2.2. Thực trạng hoạch định nguồn vốn:....................................................... 44
2.3.2.3. Thực trạng chính sách khách hàng....................................................... 44
2.3.3. Giai đoạn 2: Thực trạng quy trình cấp tín dụng .................................... 45
2.3.4. Giai đoạn 3: Kiểm tra, giám sát sau cho vay .......................................... 48
2.3.4.1. Kiểm tra, giám sát sau cho vay .............................................................. 48
2.3.4.2. Thực trạng giám sát, phân loại nợ và xử lý nợ có vấn đề...................... 50
2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI EXIMBANK QUẬN 7 TỪ 2008
-2012................................................................................................................... 50
2.4.1. Tốc độ tăng trưởng cho vay..................................................................... 50
2.4.2. Thị phần dư nợ cho vay........................................................................... 51
2.4.3. Danh mục cho vay.................................................................................... 52
2.4.4. Tỷ lệ nợ xấu.............................................................................................. 53
2.4.5. Tỷ lệ an toàn vốn...................................................................................... 55
2.4.6. Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh.............................................. 56
2.4.7. Số lượng khách hàng bình quân mỗi cán bộ tín dụng quản lý .............. 57
2.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
TÍN DỤNG - CHO VAY .................................................................................... 58
2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
EXIMBANK QUẬN 7 ....................................................................................... 62
2.6.1. Những thành tựu đạt được ...................................................................... 62
2.6.2. Những hạn chế yếu kém .......................................................................... 64
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 69
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 71
iv
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẬN 7...................................... 73
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA EXIMBANK ĐẾN 2015 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2020...................................................................................... 73
3.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA EXIMBANK CHI
NHÁNH QUẬN 7 ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 .................. 74
3.2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 74
3.2.2. Định hướng phát triển............................................................................. 74
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHO VAY TẠI EXIMBANK
CHI NHÁNH QUẬN 7....................................................................................... 75
3.3.1. Giải pháp đối với Eximbank Quận 7 ...................................................... 75
3.3.1.1. Thay đổi chính sách tìm kiếm, chăm sóc khách hàng truyền thống...... 76
3.3.1.2. Chiến lược về sản phẩm cho vay............................................................ 76
3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả mô hình 3 bộ phận và chất lượng nguồn nhân lực 77
3.3.1.4. Đổi mới chính sách quản lý và điều hành tín dụng............................... 78
3.3.1.5. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xử lý nợ có vấn đề.................. 79
3.3.1.6. Tăng cường cơ sở vật chất tại chi nhánh và phòng giao dịch ............... 80
3.3.1.7. Phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................ 80
3.3.1.8. Nâng cao vai trò, chất lượng của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
83
3.3.2. Kiến nghị đối với Hội sở Eximbank ........................................................ 84
3.3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng nội bộ ................................................. 84
3.3.2.2. Xây dựng cẩm nang tín dụng................................................................. 84
3.3.2.3. Hoàn thiện cơ chế uỷ quyền phán quyết cho Chi nhánh....................... 86
3.3.2.4. Nâng cao hiệu quả bộ máy thẩm định tại Hội sở................................... 87
3.3.2.5. Từng bước nâng cao các kênh hỗ trợ thông tin..................................... 88
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 88
KẾT LUẬN........................................................................................................ 90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ACB Asia Commercial bank Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Bộ phận BO Back office Bộ phận quản lý nợ
Bộ phận FO Front office Bộ phận quan hệ khách hàng
Bộ phận MO Middle office Bộ phận thẩm định, quản lý rủi ro
CBTD Cán bộ tín dụng
CTG Vietinbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam
Eximbank
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập
khẩu Việt Nam
FTP Fund Transfer Pricing Giá chuyển vốn nội bộ
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
HĐQT Hội đồng quản trị
HĐTD Hội đồng tín dụng
HSBC
Hongkong and Shanghai
Banking Corporation
MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần
PGD Phòng giao dịch
P. KHCN Phòng khách hàng cá nhân
P. KHDN Phòng khách hàng doanh nghiệp
SHB
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Hà Nội
STB Sacombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
thương tín
TCB Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
TCTD Tổ chức tín dụng
VCB Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
UOB United Overseas Bank
WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại thế giới
XNTN Xếp hạng tín nhiệm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số kết quả hoạt động chủ yếu của Eximbank từ 2007 – 2012 .......31
Bảng 2.2: Tốc độ tăng tín dụng giai đoạn 2007 – 2012 ........................................36
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Eximbank Quận 7 từ 2009 – 2012...........41
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính của một số NHTM lớn năm 2012 ......................41
Bảng 2.5: Số lượng khách hàng từ năm 2008 - 2012............................................45
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh từ 2008 – 2012 .....................50
Bảng 2.7: Dư nợ của Chi nhánh so với hệ thống..................................................51
Bảng 2.8: Danh mục cho vay theo kỳ hạn nợ.......................................................52
Bảng 2.9: Danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng.....................................53
Bảng 2.10: Phân tích dư nợ cho vay tại chi nhánh theo nhóm nợ .........................54
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh so với mức bình quân toàn ngân hàng....54
Bảng 2.12: Bảng kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh từ 2009 – 2012 .........56
Bảng 2.13: Số lượng khách hàng bình quân mỗi cán bộ tín dụng quản lý.............57
Bảng 2.14: Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix)...........................59
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ từ 2007 – 2012 ...........30
Biểu đồ 2.2: Số lượng các điểm giao dịch ...........................................................30
Biểu đồ 2.3: Diễn biến tài sản – nguồn vốn từ năm 2007 – 2012 .........................32
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng GDP từ năm 1999 – 6/2013 ........................................34
Biểu đồ 2.5: Chỉ số CPI từ năm 2007 – 6/2013 ...................................................34
Biểu đồ 2.6: Tổng phương tiện thanh toán M2 (%GDP), tốc độ tăng M2 (%) từ
năm 2007 – 2012 ................................................................................................35
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ an toàn vốn của Eximbank từ năm 2008 – 2012......................55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng ..................................13
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Eximbank Quận 7 ....................................32
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan
trọng đối với mọi quốc gia, được xem là trung gian cung - cầu vốn của thị trường.
Thông qua hoạt động cho vay, nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được điều phối bổ
sung kịp thời đến những đối tượng có nhu cầu là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ
chức…nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư….
Hoạt động này giúp bổ sung nguồn vốn cần thiết để ổn định và phát triển quá trình
sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Xét về góc độ kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là các NHTM thì cho vay luôn
đóng vai trò là nguồn thu nhập chính. Trên 70% thu nhập của ngân hàng là từ hoạt
động tín dụng – cho vay mang lại, phần thu nhập còn lại thì tín dụng – cho vay có
vai trò gián tiếp như (thu phí chuyển khoản từ giải ngân, thu chênh lệch tỷ giá khi
khách hàng mua ngoại tệ trả nợ hoặc chuyển khoản thanh toán từ nguồn vốn giải
ngân…). Tuy nhiên, tín dụng – cho vay cũng là một trong những nguyên nhân hàng
đầu làm phát sinh các rủi ro gây nên tổn thất về tài sản, về uy tín… của ngân hàng.
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều khó
khăn như tăng trưởng tín dụng giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, lợi nhuận giảm, nhiều
ngân hàng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.
Làm thế nào để công tác quản trị hoạt động cho vay mang lại hiệu quả cao,
đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cũng như hạn chế thấp nhất các rủi ro là một vấn đề
mang tính cấp thiết hiện nay đối với các NHTM. Xuất phát từ lý do thực tiễn này,
tôi chọn đề tài: “Quản trị hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Quận 7” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn cao học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ trước đến nay có khá nhiều nghiên cứu về tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng,
quản trị cho vay…. trong động kinh doanh của NHTM, có thể kể đến một số luận
văn thạc sỹ như sau:
- Đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHTMCP Xuất Nhập
khẩu Việt Nam” của sinh viên Ngô Thị Thùy Trang, bảo vệ tại Đại học kinh tế
năm 2011. Nội dung của đề tài tập chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh rủi ro tín
dụng ở khâu tác nghiệp, chưa đánh giá một cách tổng thể các mặt để nâng cao
hoạt động tín dụng.
- Đề tài: “Quản trị hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông thị xã Tam Điệp”
của sinh viên Nguyễn Thị Thảo, bảo vệ tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm
2011. Nội dung của đề tài nghiên cứu về qui trình cho vay đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ, không đề cập đến công tác quản trị, chủ yếu là phần tác
nghiệp.
- Đề tài: “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Định” của sinh viên Lê
Thanh Nga, bảo vệ tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh năm 2013.
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về phát triển tín dụng cá nhân.
- Đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Phát triển thành phố Hồ Chí Minh” của sinh viên Lê Thành Nhân, bảo vệ tại
Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Nội dung của đề tài
tập trung đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung…..
- Đề tài luận án tiến sỹ: “Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ
phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của nghiên cứu sinh Trần Trung
Tường, bảo vệ tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Nội
dung của đề tập trung về công các quản trị tín dụng ở qui mô Hội sở, chưa đề
cập nhiều đến quản trị cho vay tại chi nhánh cũng như khảo sát các đánh giá.
Nhìn chung, hầu hết các đề tài nghiên cứu tập trung vào phát triển tín dụng,
quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chưa thấy đề tài
nào đề cập đến công tác quản trị cho vay, đặc biệt quản trị cho vay tại chi nhánh
Eximbank Quận 7. Mặt khác, cách tiếp cận của các đề tài chưa mang tính hệ thống
dẫn đến nhiều yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM chưa
được đề cập đầy đủ. Do vậy, với cách tiếp cận hệ thống, giải quyết vấn đề theo quá
trình kết hợp cơ sở lý luận, thực tiễn và khảo sát khách hàng sẽ làm cho đề tài
không có sự trùng lắp với các nghiên cứu đã công bố trước đây.