Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI TỰ LẬP
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI TỰ LẬP
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ LÀO CAI
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUỐC CHÍNH
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Các số liệu thông tin được trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng,
trung thực và được phép công bố.
Tác giả luận văn
THÁI TỰ LẬP
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất
cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức
của Trường Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Quốc
Chính - người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo của Bảo hiểm xã hội thành phố Lào
Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình công tác, trong nghiên cứu, đóng
góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn
bè và người thân trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn này.
Tác giả luận văn
THÁI TỰ LẬP
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ..................................................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................3
3. Mục tiêu...................................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................5
6. Kết cấu của luận văn. ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC............................................................6
1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................................6
1.1.1. Khái niệm chất lượng........................................................................................6
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực ................................................................................7
1.1.3. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực ..............................................................9
1.1.4. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực ............................................................10
1.2. Nội dung chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức ..........................................11
1.2.1. Về thể lực ........................................................................................................11
1.2.2. Về trí lực..........................................................................................................12
1.2.3. Về tâm lực .......................................................................................................13
1.3 Nội dung hoạt động quản trị chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức .............14
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực trong
tổ chức .......................................................................................................................18
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài.....................................................................................18
1.4.2. Các nhân tố bên trong .....................................................................................19
1.5. Cơ sở thực tiễn về quản trị chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức...............22
1.5.1. Kinh nghiệm của một số cơ quan BHXH .......................................................22
iv
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai ......................23
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................26
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................26
2.2.1.Chọn địa điểm nghiên cứu ...............................................................................26
2.2.2. Thu thập thông tin ...........................................................................................26
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu.........................................................................28
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................28
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................29
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành
phố Lào Cai ...............................................................................................................29
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đo lường công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo
hiểm xã hội thành phố Lào Cai .................................................................................30
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ LÀO CAI ....32
3.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai ..................................32
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ......................................................................................33
3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai...................37
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai. .............38
3.2.1. Thực trạng về thể lực ......................................................................................38
3.2.2. Thực trạng về trí lực........................................................................................42
3.3 Thực trạng quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai..47
3.3.1. Công tác hoạch định nguồn nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai..............47
3.3.2. Công tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai......49
3.3.3. Công tác đào tạo nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai .................................52
3.3.4 Công tác đánh giá nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai ................................54
3.2.5. Công tác đãi ngộ nhân lực tại BHXH thành phố Lào Cai................................56
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại bảo
hiểm xã hội thành phố Lào Cai ...............................................................................63
3.4.1. Yếu tố môi trường bên ngoài Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai ................63
v
3.4.2. Yếu tố môi trường bên trong Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai.................65
3.5. Đánh giá chung về công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã
hội thành phố Lào Cai...............................................................................................70
3.5.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................70
3.5.2. Hạn chế............................................................................................................70
3.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế .........................................................................72
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ LÀO
CAI............................................................................................................................75
4.1. Quan điểm về công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại BHXH thành
phố Lào Cai ...............................................................................................................75
4.2 Phương hướng và mục tiêu về tăng cường quản trị chất lượng nguồn nhân lực
tại BHXH thành phố Lào Cai....................................................................................76
4.2.1 Phương hướng ..................................................................................................76
4.2.2. Mục tiêu ..........................................................................................................77
4.3. Một số giải pháp tăng cường công tác quản trị chất lượng nguồn nhân lực tại
Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai..........................................................................77
4.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực .............................77
4.3.2 Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức theo
hướng tăng cường sự công khai, minh bạch. ............................................................80
4.3.3 Hoàn thiện, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng NNL.82
4.3.4 Đảm bảo công tác đánh giá người lao động được thực hiện công bằng, công
khai và chính xác.......................................................................................................85
4.3.5 Hoàn thiện chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp và đãi ngộ để thu hút cán bộ,
viên chức có chất lượng cao......................................................................................87
4.3.6 Các giải pháp khác ...........................................................................................88
4.4. Kiến nghị............................................................................................................90
KẾT LUẬN..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................95
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................97
PHỤ LỤC 2............................................................................................................102
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
CN Chi nhánh
BHXH Bảo hiểm xã hội
NNL Nguồn nhân lực
CBCNV Cán bộ công nhân viên
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
vii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Thang đo của bảng hỏi..............................................................................28
Bảng 3.1: Cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức, viên chức của BHXH thành phố
Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................39
Bảng 3.2: Cơ cấu giới tính của cán bộ, công chức, viên chức của BHXH thành phố
Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019................................................................40
Bảng 3.3: Số liệu khám sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
BHXH thành phố Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019 ..................................41
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát hoạt động nâng cao thể lực ...........................42
Bảng 3.5: Trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH
tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019 .........................................................43
Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
BHXH thành phố Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019 ..................................44
Bảng 3.7: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
BHXH thành phố Lào Cai đội ngũ giai đoạn 2017 – 2019 .....................45
Bảng 3.8: Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH
thành phố Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019 ...............................................46
Bảng 3.9: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH
thành phố Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019...............................................46
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả đánh giá công tác hoạch định nhân lực .....................48
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả đánh giá công tác tuyển dụng....................................51
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả đánh giá công tác đào tạo ..........................................53
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá công chức viên chức...................................................55
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả khảo sát công tác đánh giá nhân lực..........................55
Bảng 3.15. Mức thưởng cho các cá nhân đạt các danh hiệu thi đua .........................58
Bảng 3.16: Mức thưởng cho tập thể đạt các danh hiệu thi đua.................................58
Bảng 3.17: Mức thưởng quý đối với mỗi cá nhân ....................................................59
Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả khảo sát công tác duy trì, đãi ngộ nhân lực...............62
Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng NNL tại
BHXH thành phố Lào Cai .......................................................................66
viii
Bảng 3.20: Tổng hợp kết quả khảo sát công tác xây dựng và phát huy văn hóa
BHXH......................................................................................................69
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Lào Cai ........................37
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt'', là
nhân tố trung tâm của mọi hoạt động, vừa là chủ thể vừa là đối tượng của hoạt động
- một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát
triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát
triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn
nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu
tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) là nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội
mỗi quốc gia. Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh
tế và xã hội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để
giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến tầng lớp đông đảo người lao động và các
vấn đề kích thích phát triển kinh tế của từng thời kì. Với sự mệnh to lớn này, đội
ngũ nhân lực ngành BHXH phải được đảm bảo, không ngừng nâng cao, học hỏi để
hoàn thiện sứ mệnh của mình, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Khi mới thành lập (năm 1995) toàn ngành mới chỉ có hơn 4000 cán bộ viên
chức. Số cán bộ, viên chức này chủ yếu từ ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội và cơ quan Tổng Liên đoàn lao động xã hội chuyển sang, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ nhìn chung là thấp, chỉ có khoảng 40% có trình độ đại học và cao đẳng.
Đồng thời, đa số trong số đó đều chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về BHXH,
BHYT. Sau hơn 20 năm thành lập, nguồn nhân lực BHXH Việt Nam đã phát triển
nhanh chóng cả số lượng và chất lượng. Theo số liệu năm 2016, thì toàn Ngành đã
có hơn 20 nghìn cán bộ, viên chức - gấp 5 lần so với khi mới thành lập. Chất lượng
nguồn nhân lực của ngành BHXH hiện nay khá cao, có tới gần 80% trình độ đại
học, trên đại học và cao đẳng, tỷ lệ lao động trẻ cao, gần 83% dưới 50 tuổi.
Nhờ đổi mới và quản lý chặt công tác tuyển dụng, nhất là những năm gần
đây, nên chất lượng nguồn nhân lực của ngành BHXH Việt Nam ngày được nâng
lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, từ khi thi hành Luật Bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, mặc dù khối lượng công việc ngày càng lớn, số lượng đối