Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý xây dựng tập thể sư phạm trường phổ thông hermann gmeiner đà nẵng theo hướng tổ chức biết học hỏi.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
DƯƠNG HIỂN QUANG
QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG PHỔ THÔNG
HERMANN GMEINER ĐÀ NẴNG THEO
HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng, Năm 2014
Công trình được hoàn chỉnh tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN
Phản biện 1 : PGS.TS. PHAN MINH TIẾN
Phản biện 2 : TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
19 tháng 07 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới nói chung, xã hội Việt Nam nói riêng
đang không ngừng đổi mới, ở các cơ quan, trường học, áp lực công
việc ngày càng cao, cần có sự tham gia của nhiều người, càng đòi hỏi
sự đồng thuận và nỗ lực của mỗi cá nhân. Nhà quản lý thành công là
người tạo ra được một tập thể có tính đồng thuận cao, cùng nhau học
hỏi để thích ứng với sự thay đổi, phấn đấu thực hiện những mục tiêu
chung của tổ chức. Bởi vậy một cách tiếp cận mới, một triết lý mới
đối với quản lý: Trong tổ chức mọi thành viên được huy động, lôi
cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, làm cho tổ
chức có khả năng thực hiện cách làm mới để đổi mới và cải tiến liên
tục nhằm phát triển tổ chức, khiến tổ chức có thể đạt được mục tiêu
của mình một cách tốt đẹp nhất. Tổ chức như vậy được quan niệm là
một “tổ chức biết học hỏi".
Từ thực tiễn về công tác xây dựng TTSP và vai trò ý nghĩa to
lớn của TTSP đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà
trường. Đề tài “Quản lý xây dựng tập thể sư phạm trường phổ
thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng theo hướng tổ chức biết học
hỏi” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền
vững của nhà trường, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục, góp
phần xây dựng một mô hình quản lý xây dựng tập thể sư phạm ở hệ
thống các trường phổ thông Hermann Gmeiner nói riêng và ở các
trường phổ thông nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý xây dựng
TTSP hiện nay ở trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng, trên
cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng TTSP nhà trường
theo hướng xây dựng tổ chức biết học hỏi, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng TTSP tại
trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp quản lý công tác
xây dựng TTSP theo hướng TCBHH tại trường phổ thông Hermann
Gmeiner Đà Nẵng.
4. Giả thiết khoa học
Áp dụng lý thuyết về quản lý xây dựng tổ chức biết học hỏi vào
thực tế trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng, có thể xây
dựng được các biện pháp khả thi, phù hợp với đặc thù của trường
phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng để xây dựng TTSP trường PT
Hermann Gmeiner Đà Nẵng theo hướng TCBHH nhằm đáp ứng
được nhu cầu giáo dục, hội nhập và phát triển.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận của công tác quản lý xây dựng TTSP ở
trường phổ thông.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý xây
dựng TTSP tại trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng.
- Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng TTSP trường phổ
thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng theo hướng TCBHH.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác QL của Hiệu trưởng nhằm xây dựng TTSP
trường PT Hermann Gmeiner Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
Các đối tượng khảo sát: CBQL, GV, NV và HS trường PT
Hermann Gmeiner Đà Nẵng.
Các biện pháp đề xuất được khảo nghiệm trên nhận thức về tính
cấp thiết và khả thi.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
3
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu lưu trữ.
- Phương pháp trò chuyện.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm: Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng,
Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo,
Phụ lục. Phần nội dung được cấu trúc thành 3 chương.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẬP THỂ
SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TTSP
TCBHH là một thuật ngữ còn khá mới mẽ và xuất hiện nhiều
trong thời gian gần đây. Hầu hết các tài liệu, công trình nghiên cứu
đã đề cấp đến vai trò, nhiệm vụ, phương pháp và những yêu cầu đối
với TCBHH. Tuy nhiên, nghiên cứu về lý luận một cách có hệ thống
việc quản lý xây dựng TTSP trong trường phổ thông có nhiều cấp
học theo hướng TCBHH lại quá ít. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề
tài, chúng tôi muốn nghiên cứu về cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn và
đề xuất các biện pháp xây dựng TTSP ở trường phổ thông nhiều cấp
học theo hướng TCBHH, góp phần xây dựng một môi trường giáo
dục tích cực cho CB, GV-NV và HS, trên cơ sở đó nâng cao chất
4
lượng GD toàn diện của trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà
Nẵng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập hiện nay.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
a. Quản lý
Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL
lên đối tượng QL và khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra
trong điều kiện biến động của môi trường.
b. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
c. Quản lý nhà trường
Quản lý trường học là những tác động tối ưu của chủ thể QL đến
CB, GV, NV, HS nhằm tận dụng và phát huy các nguồn lực hướng
vào đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường. Tiêu điểm là thúc đẩy
quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế
hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mong muốn.
1.2.2. Tập thể sư phạm
Tập thể sư phạm bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên của nhà trường, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đào
tạo, giáo dục học sinh thành những người lao động, đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu vì họ là những
người trực tiếp tổ chức và thực hiện quá trình giáo dục.
1.2.3. Quản lý xây dựng TTSP
Hoạt động quản lý trong nhà trường là một chuỗi tác động có hệ
thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
trực tiếp là hiệu trưởng đến khách thể quản lý là tập thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh và cả lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
5
trường nhằm huy động tất cả đều hợp tác, phối hợp tham gia vào các
hoạt động giáo dục của nhà trường để hình thành và giáo dục nhân
cách học sinh theo mục tiêu giáo dục đề ra.
1.3. TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI (TCBHH)
“Tổ chức biết học hỏi là tổ chức mà ở đó mọi người luôn phát
huy khả năng tạo ra những kết quả mà họ thật sự mong muốn, là nơi
nuôi dưỡng những kiểu tư duy mới, có giá trị cao, là nơi tập thể
mong muốn tự do học tập, là nơi mà mọi người luôn biết cùng nhau
vì lợi ích của cả tổ chức”.
1.3.1. Những đặc trưng của TCBHH
a. Quan điểm tầm nhìn được chia sẻ
Trong TCBHH thì các kiến thức được chia sẻ, các hoạt động của
GV và HS được kết nối và thống nhất với nhau. Đặc biệt người quản
lý, lãnh đạo biết cách chia sẻ quyền lực, trao quyền, chia sẻ tầm nhìn,
khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm trong nhà trường.
b. Việc học tập nhóm
Trong TCBHH, “nhóm” là đơn vị học tập cơ bản trong các tổ
chức hiện đại, nhưng việc học tập nhóm không thể xảy ra nếu thiếu
việc học tập của từng cá nhân. Trên nền tảng của học tập cá nhân, khi
mô hình tinh thần và tầm nhìn được chia sẻ, việc học tập nhóm sẽ
thuận lợi hơn nhờ sự lưu chuyển của các dòng thông tin, tri thức
trong nội bộ nhóm và tổ chức. Như thế, học tập nhóm trở thành con
đường để đạt tới mục tiêu của TCBHH.
c. Khả năng làm chủ của các cá nhân
TCBHH là nơi mà các cá nhân đều làm chủ việc học tập của
mình và có cơ hội để học tập. Trong TCBHH, các cá nhân thường
xuyên có thể và chủ động rèn luyện khả năng sàng lọc, đào sâu quan
điểm, suy nghĩ của chính mình, khả năng hội tụ năng lực tiềm tàng
của bản thân, phát triển tính kiên nhẫn và nhìn nhận hiện thực một
cách khách quan.
6
d. Mô hình tinh thần có tính thách thức
Các tổ chức muốn phát triển năng lực làm việc với mô hình tinh
thần có tính thách thức thì các thành viên cần học những kỹ năng
mới và phát triển hướng tư duy mới, làm việc để vượt khỏi khuôn
khổ chính sách nội tại và luật lệ truyền thống đang khống chế tổ
chức.
e. Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống trong một tổ chức được xem như một tổng thể
bao gồm những phần tử phụ thuộc lẫn nhau. Trong TCBHH, mỗi
thành viên phải hiểu rõ TC của mình hoạt động như thế nào, hiểu
được công việc của bản thân cũng như bộ phận công tác của mình.
Nhờ đó, mỗi cá nhân hoạt động theo những phương hướng hỗ trợ
cho sự phát triển, cho công việc của toàn bộ tổ chức.
1.3.2. Những điều kiện hình thành TCBHH
a. Sự lãnh đạo
Lãnh đạo là phương tiện duy nhất mà nhờ đó một tổ chức sẽ
biến đổi thành một “tổ chức biết học hỏi”. Với TCBHH người lãnh
đạo có khả năng chia sẻ tầm nhìn, quan điểm, biết giúp người khác
nhìn thấy toàn bộ hệ thống, biết cách làm việc cùng với mọi người,
biết thiết kế cấu trúc tổ chức theo chiều ngang, biết khởi xướng sự
biến đổi, biết phát huy năng lực của mỗi thành viên hướng tới tương
lai.
b. Cấu trúc theo chiều ngang
Tổ chức biết học hỏi vận dụng những ý tưởng mới nhất để đạt
được sự cộng tác, hợp tác giữa người lãnh đạo với các thành viên,
giữa các thành viên với nhau, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Đó
là các ý tưởng về tổ, nhóm, đội đặc nhiệm, về mối liên kết ngang, về
tổ chức mạng, trong đó các nhóm, tổ sẽ có tính tự chủ đáng kể. Cấu
trúc tổ chức theo chiều ngang lấy tổ, nhóm làm trung tâm.
c. Ủy quyền cho các thành viên
7
Sự ủy quyền có nghĩa là trao cho các thành viên quyền lực, sự tự
lo, kiến thức và kỹ năng để họ ra quyết định và hoàn thành quyết
định ấy một cách hiệu nghiệm. Sự ủy quyền đúng đắn sẽ tạo nên
những nhóm, tổ tự quản, các thành viên tích cực tham gia vào việc ra
quyết định, vào việc đánh giá kiểm tra chất lượng… chứ không cần
đến sự thanh tra giám sát quá chặt chẽ.
d. Chia sẻ thông tin/ truyền thông
Một TCBHH chắc chắn sẽ có rất nhiều thông tin. Để xác định
nhu cầu và giải quyết vấn đề, người ta cần phải biết điều gì đang diễn
ra. Họ cần phải hiểu toàn bộ tổ chức cũng như toàn bộ công tác của
mình. Các dữ liệu chính thức về ngân sách, chi phí, lợi nhuận,… phải
có sẵn cho mọi thành viên. Đó là “quản lý theo lối sách để ngỏ”.
e. Chiến lược phát lộ
Chiến lược phát lộ dựa trên một tư tưởng chung đồng thuận về
tính thực nghiệm. Mỗi thành viên được khuyến khích làm thử một
việc mới, một nhiệm vụ mới và sự thất bại được chấp nhận. Nhờ đó
mỗi thành viên sẽ xuất hiện những ý tưởng mới và họ cống hiến nó
vào việc xây dựng chiến lược của TC. Trong TCBHH, chiến lược
được các thành viên cùng chung sức xây dựng, nó không phải do các
cấp lãnh đạo vạch sẵn mà là sản phẩm tập thể.
f. Văn hóa mạnh mẽ
Có thể khẳng định văn hóa là nền tảng của tổ chức biết học hỏi.
1.4. LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TTSP TRONG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
1.4.1. Sự hình thành TTSP
TTSP là một tổ chức của tập thể lao động sư phạm luôn vận
động và phát triển. Kể từ lúc bắt đầu xây dựng nên một tập thể cho
đến khi nó đạt đến trình độ cao, tập thể phải trải qua những giai đoạn
khác nhau với những thay đổi bên trong.
8
1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng sự hình thành và phát triển
TTSP
a. Mục tiêu hoạt động của TTSP
b. Việc sử dụng, bố trí các thành viên trong TTSP
c. Quy mô của TTSP
1.5. QUẢN LÝ XÂY DỰNG TTSP THEO HƯỚNG TCBHH
1.5.1. Hiệu trưởng và công tác xây dựng TTSP theo hướng
TCBHH
Để xây dựng nhà trường thành “Tổ chức biết học hỏi”, người
hiệu trưởng phải có khả năng xây dựng tầm nhìn, quan điểm được
chia sẻ, phải biết giúp người khác nhìn thấy toàn bộ hệ thống, biết
cách làm việc cùng với mọi người, thiết kế cấu trúc tổ chức, khởi
xướng sự đổi mới, phát huy năng lực của mỗi thành viên.
a. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến nhiệm vụ xây
dựng TTSP và cải tiến công tác quản lý nhằm xây dựng quy hoạch
phát triển của nhà trường.
b. Vai trò của Hiệu trưởng với TTSP
Với tư cách là người đứng đầu trường học, trong mọi tình
huống, hiệu trưởng phải là người luôn giữ được tính tự chủ và bình
tĩnh để đưa ra các quyết định sáng suốt. Bất luận trong trường hợp
nào, hiệu trưởng phải là trụ cột, là niềm tin, là chỗ dựa cho cán bộ
giáo viên trong trường và những người liên quan. Năng lực xử lý tình
huống của hiệu trưởng sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng phân tích,
tiên đoán, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trước khi nó xuất hiện.
c. Hiệu trưởng quản lý xây dựng TTSP
Xây dựng TTSP thành tổ chức "biết học hỏi" là một chiến lược,
một tầm nhìn của người lãnh đạo nhà trường nhằm đảm bảo cho nhà
trường và mọi thành viên luôn hợp tác, sáng tạo, học hỏi, thích nghi
9
với những biến đổi liên tục của xã hội, của giáo dục, tạo ra "vốn tổ
chức" và đó cũng là xây dựng nét đẹp của văn hoá nhà trường.
1.5.2. Những nội dung QL xây dựng TTSP theo hướng
TCBHH
a. Xây dựng bộ máy quản lý
TCBHH vận dụng những ý tưởng mới nhất để đạt được sự cộng
tác, hợp tác giữa người lãnh đạo với các thành viên, giữa các thành
viên với nhau, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Đó là ý tưởng về
mối liên kết ngang, trong đó các nhóm, tổ có tính tự chủ được đưa về
các tổ nhóm. Những quản lý cồng kềnh ở cấp cao sẽ bị giảm thiểu.
b. Xây dựng cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động theo hướng phát huy tinh thần học hỏi trong
nhà trường được thực hiện qua cơ chế ủy quyền. Sự ủy quyền đúng
đắn sẽ tạo nên những nhóm, tổ tự quản, các thành viên tích cực tham
gia vào việc ra quyết định, vào việc đánh giá kiểm tra chất lượng.
c. Quản lý xây dựng chiến lược phát triển của TTSP
Trong TCBHH, chiến lược được các thành viên cùng chung sức
xây dựng, nó không phải do các cấp lãnh đạo vạch sẵn mà là sản
phẩm của TTSP.
d. Quản lý hoạt động thông tin, truyền thông
Xây dựng môi trường công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
trong nhà trường sẽ giúp cho việc chia sẻ, truyền thông giữa các cấp
quản lý, giữa nhà quản lý và giáo viên nhân viên, giữa các giáo viên
với nhau, giữa giáo viên và học sinh. Mối tương tác đa chiều và mở
của ICT sẽ tăng cường cơ hội học tập, bổ sung cho môi trường học
tập truyền thống, tăng khả năng tiếp cận tài nguyên cho giáo viên và
học sinh, giúp cho việc học tập theo hướng tương tác xảy ra thuận lợi
hơn, đáp ứng được xu thế chuyển hóa của giáo dục Việt Nam trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
e. Quản lý xây dựng văn hóa học tập
10
Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực,
thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của
nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm
theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó
tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
f. Xây dựng phong cách lãnh đạo của nhà quản lý
Phong cách quản lý là hệ thống những phương pháp, thủ thuật,
cách thức ứng xử, hành động của nhà quản lý trong hoạt động giao
tiếp, tạo nên sự khác biệt giữa nhà quản lý này với nhà quản lý khác.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TTSP TẠI TRƯỜNG
PT HERMANN GMEINER ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG PHỔ THÔNG HERMANN
GMEINER ĐÀ NẴNG
Trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng được thành lập
theo Quyết định số 1930/QĐ-UB ngày 09 tháng 8 năm 1996 của
UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng tại địa chỉ số 15 Nguyễn Đình
Chiểu, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trong 18 năm học qua, Trường đã thu nhận giáo dục gần 16.000
học sinh khắp các địa bàn ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
vào học, góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho
địa phương, giảm được ngân sách của địa phương chi cho giáo dục.
2.2. NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT
2.2.1. Mục đích nghiên cứu khảo sát
- Xác định căn cứ thực tiễn để xây dựng TTSP ở trường THPT.
- Thực trạng về TTSP trường PT Hermann Gmeiner Đà Nẵng.
- Đề xuất biện pháp xây dựng TTSP trường phổ thông Hermann
Gmeiner Đà Nẵng theo hướng TCBHH.
11
2.2.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát
- Khảo sát các thầy cô là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng
chuyên môn của trường PT Hermann Gmeiner Đà Nẵng.
- Khảo sát ý kiến giáo viên, nhân viên, học sinh đang công tác
và học tập tại trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng.
- Khảo sát ý kiến các nhà QLGD các trường PT trên địa bàn.
2.2.3. Nội dung nghiên cứu khảo sát
Khảo sát đánh giá của các nhóm đối tượng trên về TTSP tại
trường phổ thông Hermann Gmeiner Đà Nẵng.
Từ kết quả khảo sát được chúng tôi tiến hành xử lý, phân tích,
đánh giá sự phát triển của tập thể sư phạm trường PT Hermann
Gmeiner Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp khả thi
nhằm xây dựng TTSP trường theo hướng tổ chức biết học hỏi.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát chủ yếu dùng hình thức trao đổi, lấy ý
kiến chuyên gia, dùng phiếu hỏi thu thập thông tin kết hợp quan sát,
phân tích làm rõ sự phát triển của TTSP trường PT Hermann
Gmeiner Đà Nẵng hiện nay.
2.2.5. Thời gian và tiến trình khảo sát
Từ tháng 9/2013 đến tháng 03/2014
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TTSP TẠI
TRƯỜNG PHỔ THÔNG HERMANN GMEINER ĐÀ NẴNG
2.3.1. Thực trạng xây dựng bộ máy quản lý
Công tác tổ chức quản lý bộ máy hiện tại của nhà trường được
thực hiện chủ yếu theo cấu trúc chiều dọc, các mệnh lệnh hoạt động
được chỉ đạo từ cấp lãnh đạo trên xuống cấp lãnh đạo dưới, tiếp đến
bộ phận GV, NV thực hiện. Kết quả thực hiện được báo ngược trở lại
từ dưới lên trên. Giữa các bộ phận có mối liên hệ phối kết hợp cùng
thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.
2.3.2. Thực trạng quản lý xây dựng cơ chế hoạt động
12
Lãnh đạo nhà trường hiện đang điều hành theo quan điểm truyền
thống: lãnh đạo là người đặt ra mục tiêu, người ra quyết định và
người chỉ huy mọi hoạt động của nhà trường. Tầm nhìn của trường
được đưa ra từ lãnh đạo và chưa có ý kiến đóng góp của tất cả các
thành viên trong trường để quan điểm được chia sẻ.
Cơ chế quản lý theo chiều dọc, ít có sự tương tác giữa các bộ
phận quản lý theo chiều ngang đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
chia sẻ thông tin đa chiều, tạo sự ngăn cách giữa lãnh đạo với GV,
NV. Đây là điều được xem xét nghiên cứu đề xuất biện pháp xây
dựng TTSP trường PT Hermann Gmeiner theo hướng TCBHH.
2.3.3. Thực trạng QL xây dựng chiến lược phát triển của tổ
chức
Thông qua các cuộc họp chi bộ, liên tịch, họp tổ nhóm chuyên
môn, họp đột xuất giữa lãnh đạo nhà trường và phụ trách các bộ
phận, ban, họp Hội đồng giáo dục, lãnh đạo nhà trường thường
xuyên phổ biến các nội dung văn bản chỉ đạo của các cấp, triển khai
các chủ trương, kế hoạch hoạt động tuần, tháng để CB, GV, NV nắm
được mục tiêu, kế hoạch, phương hướng hoạt động của nhà trường.
2.3.4. Thực trạng quản lý việc chia sẻ thông tin, truyền thông
Với trường PT Hermann Gmeiner Đà Nẵng trong quá trình hoạt
động, lãnh đạo trường rất chú trọng đến việc ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý, công tác giảng dạy và giáo dục tại nhà trường. Việc
ứng dụng phần mềm VNEDU, khai thác Hệ thống văn bản điều hành
của Sở GD-ĐT, khai thác hệ thống phần mềm dữ liệu từ các phân hệ
PEMIC, PMIC, VEMIC của Bộ GD-ĐT, Website của trường PT
Hermann Gmeiner Đà Nẵng… đã hỗ trợ một cách tích cực công tác
quản lý trường học, từng bước số hóa trường học tiến tới mục tiêu
“Trường học điện tử”.
2.3.5. Thực trạng quản lý văn hóa học tập
13
TCBHH của nhà trường chỉ có thể phát triển trên nền tảng văn
hóa của nhà trường, văn hóa chia sẻ và làm việc nhóm, có sự cộng
tác và tinh thần trách nhiệm, có môi trường trật tự, tổ chức và thời
gian linh hoạt. Tất cả các giáo viên chia sẻ thông tin, các hiểu biết về
chương trình, phương pháp dạy học và các vấn đề của học sinh.
2.3.6. Thực trạng xây dựng phong cách lãnh đạo của nhà
quản lý
Đây là điều cần tìm hiểu để làm cơ sở cho việc đề xuất biện
pháp xây dựng phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng phù hợp hơn để
thực hiện tốt tinh thần: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then
chốt".
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo thống kê, các chương trình
kế hoạch hoạt động của trường, phân tích tổng hợp kết quả khảo sát
ý kiến đánh giá của CBQL, GV, NV trong trường, chúng tôi nhận xét
về công tác xây dựng TTSP ở trường PT Hermann Gmeiner Đà Nẵng
thông qua công cụ SWOT như sau:
Những điểm mạnh chính (S):
- Sứ mệnh của nhà trường được xác định rõ ràng và phù hợp với
chức năng cũng như nguồn lực; được xây dựng gắn kết với chiến
lược phát triển của địa phương và nhu cầu của xã hội.
- Ưu điểm nổi bật trong công tác xây dựng TTSP là đã tạo ra
được những chuyển biến tích cực về nhận thức, chỉ đạo cũng như tổ
chức thực hiện. Việc thực hiện khá tốt cơ chế chính sách trong các
khâu tuyển dụng, bố trí, sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi, nhằm thu
hút và phát triển TTSP trong tương lai.
Những điểm yếu chính (W):