Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý phương tiện dạy học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục
PREMIUM
Số trang
237
Kích thước
5.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1902

Quản lý phương tiện dạy học ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN VĂN MỪNG

QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN VĂN MỪNG

QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. LÊ KHÁNH TUẤN

PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố

trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Văn Mừng

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Khánh Tuấn,

PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - những thầy cô đáng kính đã tận tình hướng

dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới cơ sở đào tạo Đại học Thái Nguyên,

đơn vị đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi hoàn

thành luận án này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ nhiều tư

liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xin bày tỏ lòng biết

ơn tới gia đình, người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Văn Mừng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ iii

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................................v

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4

6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4

7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................4

8. Những luận điểm cần bảo vệ...................................................................................7

9. Những đóng góp của luận án ..................................................................................7

10. Cấu trúc của luận án..............................................................................................7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THEO TIẾP

CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC.........................................9

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................9

1.1.1. Những kết quả nghiên cứu về phương tiện dạy học ......................................9

1.1.2. Những kết quả nghiên cứu về quản lý phương tiện dạy học .......................15

1.1.3. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu về quản lý phương tiện dạy và vấn

đề tiếp tục nghiên cứu ..................................................................................19

1.2. Các khái niệm công cụ.................................................................................22

1.2.1. Phương tiện và phương tiện dạy học ...........................................................22

1.2.2. Quản lý và quản lý phương tiện dạy học .....................................................24

1.2.3. Chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục ...............................................27

1.3. Phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật..........................30

1.3.1. Trường cao đẳng kinh tế-kỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân .........30

1.3.2. Phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật..........................31

1.3.3. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường cao đẳng kinh tế -

kỹ thuật.........................................................................................................36

iv

1.4. Những vấn đề cơ bản về quản lý phương tiện dạy học ở trường cao

đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục ............47

1.4.1. Mục tiêu của quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế -

kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục....................................47

1.4.2. Nội dung quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ

thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục.........................................48

1.4.3. Các phương pháp quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh

tế - kỹ thuật ..................................................................................................57

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở trường cao

đẳng kinh tế - kỹ thuật..................................................................................58

1.5.1. Những yếu tố chủ quan ................................................................................58

1.5.2. Những yếu tố khách quan ............................................................................61

Kết luận chương 1 .....................................................................................................64

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở

CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THEO

TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ............................65

2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát ......................................................................65

2.1.1. Hệ thống trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Việt Nam...............................65

2.1.2. Thực trạng các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh .........................................................................................66

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng..................................................................68

2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................68

2.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát ...................................................................68

2.2.3. Khách thể khảo sát .......................................................................................69

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu ........................................................70

2.3. Thực trạng phương tiện dạy học ở các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật .......70

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, sinh

viên về ý nghĩa, vai trò của phương tiện dạy học ........................................70

2.3.2. Thực trạng công tác đầu tư mua sắm phương tiện dạy học ở các trường

cao đẳng kinh tế - kỹ thuật...........................................................................73

2.3.3. Thực trạng năng lực quản lý phương tiện dạy học của đội ngũ làm công

tác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật ....75

2.3.4. Mức độ đạt tiêu chí tối thiểu về phương tiện dạy học để đáp ứng yêu

cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.................................................................76

v

2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng phương tiện dạy học ở các trường cao

đẳng kinh tế - kỹ thuật..................................................................................81

2.4. Thực trạng quản lý phương tiện dạy học ở các trường cao đẳng kinh tế -

kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục..............................82

2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch mua sắm phương tiện dạy học đáp

ứng các yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chí đảm bảo

chất lượng giáo dục ......................................................................................82

2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức mua sắm phương tiện dạy học đáp ứng yêu

cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.................................................................85

2.4.3. Thực trạng quản lý công tác tổ chức, chỉ đạo bảo quản, sử dụng phương

tiện dạy học hiệu quả ...................................................................................87

2.4.4. Thực trạng quản lý phát triển, đa dạng hóa phương tiện dạy học ngoài

đầu tư mua sắm nhằm nâng cao mức đảm bảo chất lượng giáo dục ...........90

2.4.5. Thực trạng công tác kiểm kê, đánh giá để bổ sung thay thế hoặc thanh

lý phương tiện dạy học.................................................................................95

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở

trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật ..............................................................97

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phương tiện dạy học ở trường cao

đẳng kinh tế - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng .....................99

2.5.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................99

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................................99

Kết luận chương 2 ...................................................................................................101

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THEO TIẾP

CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC.....................................102

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................102

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................................102

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ.........................................102

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.............................................................102

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ...........................................102

3.2. Biện pháp quản lý phương tiện dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất

lượng giáo dục ở các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật...........................103

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và các đối

tượng liên quan về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phương tiện dạy

học trong đảm bảo chất lượng giáo dục .....................................................103

vi

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý

phương tiện dạy học trong trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật..................107

3.2.3. Chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch mua sắm phương tiện

dạy học đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo....111

3.2.4. Thực hiện đầu tư, mua sắm hiệu quả gắn với nâng chất lượng khai thác,

sử dụng, bảo quản phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất

lượng giáo dục của trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật .............................114

3.2.5. Thực hiện công tác xã hội hoá nhằm huy động nguồn lực đầu tư phương

tiện dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội..............120

3.2.6. Xây dựng nội quy, quy trình khai thác, sử dụng phương tiện dạy học; thực

hiện kiểm tra, giám sát đối với công tác quản lý phương tiện dạy học...........124

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................129

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp ......................131

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm...............................................................................131

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm...............................................................................131

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm.........................................................................131

3.4.4. Khách thể khảo nghiệm..............................................................................131

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................132

3.4.6. Đánh giá về mức độ tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp được đề xuất .................................................................135

3.5. Thực nghiệm biện pháp quản lý phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu

đảm bảo chất lượng giáo dục ở các trường CĐ kinh tế - kỹ thuật.............137

3.5.1. Giới thiệu khái quát về thực nghiệm..........................................................137

3.5.2. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................137

3.5.3. Xử lý kết quả thực nghiệm.........................................................................138

3.5.4. Kết luận chung về thực nghiệm .................................................................152

Kết luận chương 3 ...................................................................................................153

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................154

1. Kết luận ...............................................................................................................154

2. Khuyến nghị........................................................................................................156

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ..............159

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................160

PHỤ LỤC

iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

CĐ : Cao đẳng

CĐKT-KT : Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật

CL : Chất lượng

CLĐT : Chất lượng đào tạo

CLGD : Chất lượng giáo dục

CNTT : Công nghệ thông tin

CSVC : Cơ sở vật chất

CSVC-TBDH : Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

DH : Dạy học

ĐH : Đại học

ĐT : Đào tạo

ĐBCL : Đảm bảo chất lượng

GD : Giáo dục

GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo

GV : Giảng viên

HS : Học sinh

NCKH : Nghiên cứu khoa học

NV : Nhân viên

PTDH : Phương tiện dạy học

QL : Quản lý

QLGD : Quản lý giáo dục

THPT : Trung học phổ thông

SV : Sinh viên

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu các chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục của ADB/ILO..................40

Bảng 1.2: Chỉ số đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Malaysia 1998...............40

Bảng 1.3: Tiêu chí tối thiểu để PTDH đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng

giáo dục ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật.......................................41

Bảng 1.4: Tiêu chí tối thiểu về điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ sử dụng PTDH

nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ...........................44

Bảng 2.1: Số lượng khách thể khảo sát của các trường CĐ KTKT.......................69

Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên về vai trò của

PTDH đối với hoạt động dạy học..........................................................70

Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên về vai trò của

PTDH đối với hoạt động dạy học..........................................................71

Bảng 2.4: Thực trạng công tác đầu tư mua sắm phương tiện dạy học ở các

trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật.........................................................74

Bảng 2.5: Mức độ đạt tiêu chí tối thiểu về phương tiện dạy học đáp ứng yêu

cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ..........................................................77

Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL, GV, NV về mức độ đạt tiêu chí tối thiểu về

CSVC hỗ trợ sử dụng PTDH đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng

giáo dục .................................................................................................79

Bảng 2.7: Đánh giá của SV về mức độ đạt tiêu chí tối thiểu về CSVC hỗ trợ

sử dụng PTDH đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ............80

Bảng 2.8: Thực trạng công tác lập kế hoạch mua sắm phương tiện dạy học ........83

Bảng 2.9: Thực trạng công tác tổ chức mua sắm phương tiện dạy học đáp ứng

yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ...................................................86

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức, chỉ đạo bảo quản, sử dụng PTDH.....88

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng phương tiện dạy học tự làm ở các

trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật.........................................................90

Bảng 2.12: Thực trạng hoạt động tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao

công nghệ và hợp tác với các đơn vị trong khai thác sử dụng

phương tiện dạy học ..............................................................................93

Bảng 2.13: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học

ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật.....................................................97

v

Bảng 3.1: Xếp hạng đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi ............................135

Bảng 3.2: Giá trị các di và di2 để tính hệ số tương quan Spearman....................136

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát đối tượng thực nghiệm trước khi bồi dưỡng............138

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát đối tượng thực nghiệm sau khi bồi dưỡng..................141

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát đối với trường áp dụng biện pháp đề xuất..................144

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát trường không áp dụng biện pháp đề xuất ...................146

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1: Số lượng các ngành nghề đang đào tạo ở 4 trường cao đẳng..............67

Biểu đồ 2.2: Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của phương tiện dạy học ở

các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật ................................................72

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của CBQL về thực trạng năng lực quản lý PTDH của

đội ngũ làm công tác CSVC-TBDH....................................................75

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của Giáo viên, nhân viên về thực trạng năng lực quản

lý PTDH của đội ngũ làm công tác CSVC-TBDH .............................76

Biểu đồ 2.5: Thực trạng công tác kiểm kê, đánh giá để bổ sung thay thế hoặc

thanh lý phương tiện dạy học (Ý kiến đánh giá của Cán bộ quản lý).....95

Biểu đồ 2.6: Thực trạng công tác kiểm kê, đánh giá để bổ sung thay thế hoặc

thanh lý phương tiện dạy học (Ý kiến đánh giá của Giảng viên,

nhân viên)............................................................................................96

Biều đồ 3.1: Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất...................132

Biểu đồ 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất .....................134

Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ..........143

Biểu đồ 3.4: So sánh kết quả giữa các trường áp dụng và các trường không áp

dụng biện pháp đề xuất (điểm chỉ tính từ loại xuất sắc, loại tốt và

loại khá).............................................................................................147

Biểu đồ 3.5: So sánh kết quả giữa các trường áp dụng và các trường không áp

dụng biện pháp đề xuất (điểm chỉ tính loại trung bình và loại yếu)......150

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Phân loại phương tiện dạy học ở trường CĐKT-KT ..........................32

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục.....................34

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý PTDH ở trường CĐKT￾KT theo tiếp cận ĐBCL GD..............................................................130

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo của nước ta

hiện nay là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Chỉ có thể thực hiện công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước một cách nhanh chóng và bền vững bằng việc ưu tiên phát triển

nguồn nhân lực, cung cấp đầy đủ nhân lực được đào tạo. Nhiều văn bản của Đảng,

Nhà nước, các bộ ban ngành, các địa phương,… đã khẳng định quan điểm đó. Quyết

định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 cũng đã khẳng định mục

tiêu đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển

bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh

tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực,

trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.

Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI Đảng) về đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

quốc tế đã khẳng định, đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề

nghiệp hình thành hệ thống giáo dục nghể nghiệp với nhiều phương thức và trình độ

đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng

nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đòi hỏi GD-ĐT phải thay đổi trên nhiều

lĩnh vực, thay đổi trong quản lý đào tạo nói chung, quản lý từng thành tố của quá

trình đào tạo nói riêng. Tất cả phải tạo thành một hệ thống, có mối quan hệ biện

chứng với nhau để tạo nên động lực thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện một cách

bền vững. Trong các yếu tố tạo nên sự đổi mới căn bản, toàn diện đó, sự đổi mới

công tác quản lý phương tiện dạy học (PTDH) là một trong những thành tố giữ vai

trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCL GD).

1.2. Là một thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, PTDH trực tiếp

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo (CLĐT) bên cạnh các điều kiện bảo đảm

khác như chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục; tính hợp

lý, khoa học, hiện đại của chương trình, nội dung đào tạo và phương pháp giảng

dạy; năng lực, quy trình tổ chức quản lý; điều kiện tài chính; công tác kiểm định

chất lượng; chất lượng đầu vào và giải quyết việc làm sau tốt nghiệp; công tác xã

hội hóa;... Đối với các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật (CĐKT-KT), vai trò của

2

PTDH được khẳng định rõ ràng hơn: muốn đào tạo tay nghề cho người học phải có

máy móc thiết bị để dạy nghề, đó là những phương tiện cần thiết để chuyển tải

thông tin, kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học. Để nâng cao

CLĐT thì công tác QL PTDH là vấn đề cần phải được quan tâm. Trong đó, việc đầu

tư, trang bị PTDH hợp lý, phù hợp với ngành nghề đào tạo có ý nghĩa thiết thực đối

với hoạt động dạy nghề. Thương hiệu, uy tín và việc xếp hạng các cơ sở đào tạo,

đặc biệt là đối với trường CĐKT-KT, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện PTDH. Quản

lý, đầu tư, sử dụng, bảo quản PTDH hiệu quả cũng là một trong vấn đề không thể

thiếu trong việc ĐBCL GD của trường CĐKT-KT.

1.3. Trong những năm gần đây, việc đầu tư PTDH đã được các trường cao

đẳng (CĐ) công lập quan tâm nhưng vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hoạt

động đào tạo, NCKH và các hoạt động khác của nhà trường. Quan niệm, nhận thức

của CBQL, giảng viên (GV), nhân viên (NV) và sinh viên (SV) về tầm quan trọng

của PTDH trong đào tạo còn hạn chế; so với yêu cầu hiện nay, mức đầu tư chưa đáp

ứng nhu cầu hoạt động của nhà trường; sự đồng bộ, tính hiện đại còn chậm so với

thực tiễn sản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật; hiệu quả khai thác sử dụng

chưa cao, chưa khai thác hết hiệu suất đầu tư; công tác bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng

chưa khoa học và kịp thời; việc quản lý, xây dựng đội ngũ NV chuyên trách, xây

dựng và triển khai kế hoạch khai thác, sử dụng, giám sát, kiểm tra vẫn còn nhiều bất

cập; công tác kiểm kê còn mang tính hành chánh, hình thức, chưa đi vào đánh giá

hiệu suất sử dụng cũng như hiệu quả đầu tư; công tác NCKH, chuyển giao công

nghệ, phát triển PTDH tự làm chưa thực sự phát huy vai trò của một trường CĐ;

quan điểm xã hội hóa công tác đầu tư, sử dụng PTDH vẫn chưa thật sự nhận được

sự quan tâm chú ý. Đặc biệt là đứng trước yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục, nội

dung thể hiện sự khẳng định, cam kết của một cơ sở giáo dục đối với xã hội. Điều

này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở giáo dục nói chung và các

trường CĐKT- KT nói riêng.

Với yêu cầu về đảm bảo CLĐT ở trường CĐKT-KT, trong đó cụ thể là quản

lý PTDH theo tiếp cận ĐBCL thì những kết quả đã nghiên cứu vẫn chưa giải quyết

những vấn đề căn bản liên quan đến lý luận về QLGD, quản lý nhà trường, đánh giá

đúng thực chất hiện trạng công tác QL PTDH theo tiếp cận ĐBCL GD hiện nay vẫn

chưa cụ thể hóa được thành các biện pháp có tính khả thi cho các trường CĐKT￾KT. Những giải pháp, biện pháp mới chỉ mang tính chất định hướng hoặc là những

kinh nghiệm cụ thể trong công tác QL nhà trường ở các cơ sở GD. Nói chung, một

3

số kết quả đã nghiên cứu chưa xuất phát từ quan điểm QL PTDH theo tiếp cận

ĐBCL GD như là một hệ thống của các giải pháp QLGD, quản lý nhà trường, được

xây dựng từ những cơ sở lý luận của khoa học giáo dục hiện đại và cơ sở thực tiễn

đào tạo của các trường CĐKT-KT.

Việc QL PTDH ở các trường CĐKT-KT từ trước tới nay không phát huy tác

dụng, hiệu quả trong việc hướng tới mục tiêu ĐBCL GD. Trong bối cảnh cạnh tranh

chất lượng và sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ 4.0, của hội nhập

quốc tế hiện nay, việc QL PTDH ở các trường CĐKT-KT phải nhằm phát huy được

hết công năng của các phương tiện, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học, hướng

vào việc phát triển năng lực người học, thực hiện mục tiêu ĐBCL GD, chuyển quản

lý trường học thành quản trị cơ sở giáo dục. Có như vậy, nhiệm vụ QL PTDH nói

riêng và quản lý hoạt động của các trường CĐKT-KT nói chung mới đạt được mục

tiêu đổi mới căn bản, toàn diện.

Những phân tích trên là lí do của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án

“Quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận

đảm bảo chất lượng giáo dục”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng QL PTDH ở các trường

CĐKT-KT theo tiếp cận ĐBCL GD, luận án đề xuất một số biện pháp QL PTDH ở

trường CĐKT-KT theo tiếp cận ĐBCL GD, nhằm góp phần nâng cao chất lượng,

hiệu quả đào tạo ở các trường CĐKT- KT.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý phương tiện dạy học ở trường CĐKT-KT

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý phương tiện dạy học ở trường CĐKT-KT theo tiếp cận

đảm bảo chất lượng giáo dục.

4. Giả thuyết khoa học

PTDH là một thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, góp phần nâng

cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của các trường CĐKT-KT. Thực trạng

PTDH và quản lý PTDH ở các trường CĐKT-KT trong thời gian qua vẫn còn nhiều

khó khăn, bất cập và chưa đáp ứng yêu cầu là điều kiện ĐBCL GD. Nếu đề xuất

được các biện pháp QL PTDH theo tiếp cận ĐBCL GD một cách khoa học, đồng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!