Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện hớn quản tỉnh bình phước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------
PHẠM VĂN QUYẾT
QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC
TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HỚN QUẢN TỈNH
BÌNH PHƢỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------
PHẠM VĂN QUYẾT
QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC
TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HỚN QUẢN TỈNH
BÌNH PHƢỚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ QUANG SƠN
Đà Nẵng - Năm 2021
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ............................................................................................x
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC ..............................................................................................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.............................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................5
1.1.2.Các nghiên cứu ở trong nước...........................................................................6
1.2. Các khái niệm chính của đề tài.................................................................................7
1.2.1. Khái niệm quản lý...........................................................................................7
1.2.2. Khái niệm Quản lý giáo dục ...........................................................................9
1.2.3. Khái niệm Quản lý nhà trường .....................................................................10
1.2.4. Khái niệm phương tiện dạy học....................................................................11
1.2.5. Khái niệm Quản lý phương tiện day học ......................................................13
1.3. Những yêu cầu đối với phương tiện dạy học ở trường tiểu học trong giai đoạn
hiện nay..........................................................................................................................14
1.3.1. Vị trí, vai trò của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học...................14
1.3.2. Phân loại phương tiện dạy học ở trường tiểu học.........................................16
1.3.3. Những định hướng đổi mới phương tiện dạy học trong giai đoạn hiện nay.18
1.3.4. Những yêu cầu đối với hệ thống phương tiện dạy học ở trường tiểu học ....20
1.4. Quản lý phương tiện dạy học ở trường tiểu học.....................................................26
1.4.1. Quản lý đầu tư mua sắm và tự trang bị phương tiện dạy học.......................26
1.4.2. Quản lý việc khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học........................28
v
1.4.3. Quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lý phương tiện dạy
học .................................................................................................................................29
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở trường tiểu học......31
1.5.1. Những yếu tố khách quan .............................................................................31
1.5.2. Những yếu tố chủ quan .................................................................................32
Tiểu kết chương 1..........................................................................................................33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC CÁC
TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC...................34
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát ..............................................................................34
2.1.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................34
2.1.2. Nội dung khảo sát .........................................................................................34
2.1.3. Phương pháp khảo sát...................................................................................34
2.1.4. Tổ chức khảo sát ...........................................................................................38
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phước ..................................................................................................39
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của Hớn Quản, tỉnh Bình Phước ......39
2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước .......40
2.2.3. Tình hình Giáo dục tiểu học của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước ..........40
2.3. Thực trạng phương tiện dạy học tại các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh
Bình Phước ....................................................................................................................43
2.3.1. Thực trạng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học ................................43
2.3.2. Thực trạng về việc khai thác, sử dụng phương tiện dạy học ở các trường
tiểu học ..........................................................................................................................52
2.3.3. Thực trạng bảo quản, sửa chữa phương tiện dạy học ...................................61
2.4. Thực trạng quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học Hớn Quản, tỉnh
Bình Phước ....................................................................................................................65
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường TH trên địa bàn
huyện Hớn Quản về QL PTDH.....................................................................................65
2.4.2. Thực trạng quản lý việc đầu tư, mua sắm và tự trang bị phương tiện dạy
học .................................................................................................................................66
2.4.3. Thực trạng quản lý khai thác, sử dụng phương tiện dạy học........................67
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác bảo quản, sửa chữa, thanh lý phương tiện
dạy học...........................................................................................................................71
2.5. Đánh giá chung.......................................................................................................76
2.5.1. Điểm mạnh....................................................................................................76
2.5.2. Điểm yếu.......................................................................................................76
vi
2.5.3. Thời cơ ..........................................................................................................77
2.5.4. Thách thức.....................................................................................................78
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................78
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN DẠY Ở CÁC
TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƢỚC...................80
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..........................................................................80
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa....................................................................................80
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn..................................................................................80
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện .............................................................80
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả ..................................................................................81
3.2. Các biện pháp quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phước ..................................................................................................81
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo viên và học sinh về vị trí,
vai trò, tầm quan trọng của phương tiện dạy học và quản lý phương tiện dạy học
trong nhà trường ............................................................................................................81
3.2.2. Đổi mới công tác mua sắm, trang bị PTDH theo hướng đồng bộ ................84
3.2.3. Đa dạng hóa nguồn lực phục vụ mua sắm, trang bị phương tiện dạy học....86
3.2.4. Tăng cường quản lý việc khai thác sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học.88
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa và thanh lí
phương tiện dạy học ......................................................................................................93
3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phương tiện dạy
học 96
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................................97
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp...............................98
3.4.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm........................................................................98
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................99
Tiểu kết chương 3........................................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................108
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BP Bình Phước
2 CB Cán bộ
3 CBQL Cán bộ quản lý
4 CBPTPTDH Cán bộ phụ trách phương tiện dạy học
5 CLDH Chất lượng dạy học
6 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
7 CNTT Công nghệ thông tin
8 CSVC-PTDH Cơ sở vật chất - phương tiện dạy học
9 DH Dạy học
10 GD Giáo dục
11 GD – ĐT Giáo dục - Đào tạo
12 GV Giáo viên
13 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
14 GV-NV-HS Giáo viên, nhân viên và học sinh
15 HS Học sinh
16 HT Hiệu trưởng
17 KH Kế hoạch
18 KHKT-CN Khoa học kỹ thuật - công nghệ
19 P.HT Phó Hiệu trưởng
20 PPDH Phương pháp dạy học
21 PPGD Phương pháp giáo dục
22 PTDH Phương tiện dạy học
23 QL Quản lý
24 QLGD Quản lý giáo dục
25 QTDH Quá trình dạy học
26 SL Số lượng
27 TB Trung bình
28 TBDH Thiết bị dạy học
29 TH Tiểu học
30 TBGD Thiết bị giáo dục
31 TTCM Tổ trưởng chuyên môn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1. Số lượng khách thể khảo sát 34
2.2. Thông tin khách thể khảo sát 35
2.3. Thang đo các nội dung khảo sát 36
2.4. Thang đánh giá các nội dung khảo sát 5 bậc 37
2.5. Thang đánh giá các nội dung khảo sát 4 bậc 37
2.6.
Tình hình giáo viên và học sinh một số trường tiểu học huyện
Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
41
2.7.
Tỷ lệ kết quả hoàn thành chương trình môn học, phẩm chất và
năng lực các trường TH huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
trong thời gian qua
42
2.8.
Mức độ đánh giá số lượng phương tiện dạy học được trang bị ở
các trường tiểu học.
44
2.9.
Đánh giá về mức độ đáp ứng các phương tiện dạy học cho việc
đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp
dạy học
45
2.10. Đánh giá về chất lượng PTDH ở các trường tiểu học 46
2.11.
Đánh giá về tính đồng bộ của phương tiện dạy học ở các trường
tiểu học
48
2.12. Nguyên nhân không đồng bộ của phương tiện dạy học 49
2.13. Đánh giá về tính hiện đại của phương tiện dạy học 49
2.14. Nguyên nhân phương tiện dạy học chưa được trang bị hiện đại 51
2.15.
Đánh giá về tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học
52
2.16.
Đánh giá về ý thức sử dụng phương tiện dạy học của các bộ môn
ở các trường tiểu học
53
2.17. Đánh giá về kỹ năng sử dụng PTDH ở các trường tiểu học 54
2.18. Đánh giá nguyên nhân hạn chế về kỹ năng sử dụng của giáo viên 55
2.19.
Đánh giá hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học ở các trường
tiểu học
56
2.20.
Đánh giá việc trang bị thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin ở
các trường tiểu học
57
ix
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.21.
Đánh giá phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở các trường tiểu
học
59
2.22.
Nguyên nhân phong trào tự làm phương tiện dạy học chưa tốt ở
các trường tiểu học
60
2.23.
Đánh giá về ý thức bảo quản phương tiện dạy học của cán bộ,
giáo viên, học sinh ở các trường tiểu học
61
2.24.
Đánh giá về mức độ bảo quản phương tiện dạy học ở các trường
tiểu học
62
2.25.
Đánh giá về mức độ hư hỏng, hao hụt phương tiện dạy học ở
các trường tiểu học
62
2.26.
Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng phương tiện dạy học ở các
trường Tiểu học (tỉ lệ % theo phương án lựa chọn)
63
2.27. Đánh giá về trang bị dụng cụ bảo quản phương tiện dạy học 64
2.28.
Đánh giá về vai trò quản lý phương tiện dạy học đối với việc
nâng cao chất lượng dạy học
65
2.29. Đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư, mua sắm, trang bị PTDH 66
2.30.
Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý việc sử dụng phương tiện
dạy học của các trường tiểu học
67
2.31.
Đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý việc sử dụng PTDH của
các trường tiểu học
68
2.32.
Đánh giá công tác chỉ đạo việc sử dụng PTDH của các trường
Tiểu học
69
2.33.
Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTDH của
các trường tiểu học
70
2.34.
Mức độ thực hiện quản lý việc bảo quản, sửa chữa, thanh lý
phương tiện dạy học của các trường tiểu học
71
2.35.
Đánh giá hiệu quả quản lý việc sửa chữa, bảo quản, thanh lý
phương tiện dạy học của các trường tiểu học
73
3.1. Mức độ cầp thiết của các biện pháp quản lý PTDH 99
3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý PTDH 101
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1.1. Sơ đồ khái niệm quản lý 9
1.2. Cấu trúc hệ thống của quá trình dạy học. 15
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và Đào tạo nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề thách thức. Hiện
nay, ở nước ta nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đang nỗ lực nâng
cao hiệu quả giáo dục bằng cách đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục với
nhiều hình thức, mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao
tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, dạy như thế nào để giúp người
học hướng tới chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Muốn vậy cần phải nâng cao,
cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy học là một bộ phận
quan trọng. Đảng ta luôn nêu cao tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, đường lối quan điểm của Đảng về giáo
dục và đào tạo như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”.
Nghị quyết số 40/2000/QH ngày 09/12/2000 của Quốc hội Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X đã ban hành về đổi mới chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống
của Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong
khu vực và trên thế giới Đổi mới nội dung chương trình SGK, phương pháp
dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết
bị dạy học.
Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mới giáo dục cũng được chỉ ra trong
các Nghị quyết của Trung ương Đảng về vấn đề giáo dục và đào tạo, đó là: “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương tiện dạy học vào quá trình dạy học” nhằm phát huy tối đa tính tích cực
và chủ động của người học.
2
Tuy nhiên, việc mua sắm, sử dụng, bảo quản và quản lí phương tiện dạy học
vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế, nhiều giáo viên chưa thường xuyên sử
dụng phương tiện dạy học trong các tiết dạy. Tình trạng dạy “chay” vẫn còn khá
phổ biến. Phương tiện dạy học còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, thiếu đồng
bộ, việc giữ gìn, bảo quản và quản lí phương tiện dạy học ở một số trường tiểu học
trên địa bàn huyện Hớn Quản chưa được quan tâm đúng mức; việc khai thác và sử
dụng chưa thống nhất, chưa đồng bộ; việc đổi mới phương tiện dạy học của giáo viên
có chuyển biến tích cực nhưng chưa mạnh mẽ. Công tác quản lý phương tiện dạy học
ở các trường tiểu học bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Đây là một trong những
nguyên nhân cơ bản làm cho việc đổi mới giáo dục chưa thật sự đạt hiệu quả, chất
lượng dạy và học còn thấp. Vấn đề này tuy đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và
cũng chỉ ra được những vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận và thực tiễn vấn đề về quản lý và
và sử dụng phương tiện dạy học. Do đó, việc quản lý hiệu quả phương tiện dạy học góp
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học cũng như công tác quản lý nhà
trường nói riêng, đặc biệt là ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh
Bình Phước.
Xuất phát từ những lý do nêu trên đề tài “Quản lý phương tiện dạy học ở
các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý
phương tiện dạy học ở các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, từ đó để
xuất các biện pháp quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học địa phương này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phương
tiện dạy học ở các trường tiểu học, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý phương tiện
dạy học ở các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng phương tiện dạy học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của
nhà trường.
3. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hệ thống PTDH ở trường tiểu học
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý PTDH ở các trường tiểu học, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý của
Hiệu trưởng trường TH đối với PTDH tại nhà trường.
3.3.2. Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 9 trường tiểu học
3
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, bao gồm: Trường Tiểu học Thanh An, Trường
Tiểu học Trà Thanh, Trường Tiểu học An Khương, Trường Tiểu học Tân Hưng,
Trường Tiểu học An Phú, Trường Tiểu học Phước An, Trường Tiểu học Tân Khai A,
Trường Tiểu học Tân Khai B và Trường Tiểu học Tân Lợi.
3.3.3. Phạm vi thời gian: Thực trạng vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong
giai đoạn 2015-2020. Các biện pháp quản lý được đề xuất cho giai đoạn 2020 – 2025.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác quản lý PTDH ở các trường TH trên địa bàn huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phước còn nhiều bất cập, việc phát huy vai trò của PTDH trong các
hoạt động DH của nhà trường chưa cao. Nguyên nhân chính của những bất cập này là
các cấp quản lý triển khai các chỉ đạo về QL PTDH không dựa trên tiếp cận quản lý
phù hợp. Dựa trên lý thuyết quản lý giáo dục về PTDH có thể đề xuất được các biện
pháp quản lý hợp lý, khả thi nhằm quản lý tốt PTDH ở các trường TH, góp phần vào
việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phương tiện dạy học ở trường tiểu học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu
học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất các biện pháp quản lý phương tiện dạy học ở các trường tiểu học
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết.
Các PP này được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phương tiện dạy học ở
các trường tiểu học.
6.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên
cứu hồ sơ lưu trữ, quan sát.
- Bảng hỏi dùng điều tra về thực trạng phương tiện dạy học và công tác quản lý
phương tiện dạy học các trường tiểu học huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đối với
các đối tượng là giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên
- Phỏng vấn dùng điều tra về thực trạng phương tiện dạy học (đặc biệt là sử
dụng phương tiện dạy học) đối với các đối tượng là giáo viên, nhân viên, cán bộ quản
lí nhằm bổ trợ, làm rõ thêm các kết quả nghiên cứu thu thập được từ các phương pháp
nghiên cứu khác