Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở các trường tiểu học huyện thăng bình tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
8.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1880

Quản lý phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở các trường tiểu học huyện thăng bình tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ NGỌC THẢO

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ NGỌC THẢO

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC

CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN VĂN HIẾU

Đà Nẵng - Năm 2022

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................3

4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................3

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................4

8. Đóng góp của luận văn .......................................................................................4

9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC

CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ...............................................................6

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ............................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới ................................................6

1.1.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước ..................................................8

1.2. Một số khái niệm chính của đề tài............................................................................9

1.2.1. Quản lý..........................................................................................................9

1.2.2. Quản lý giáo dục .........................................................................................11

1.2.3. Văn hoá và văn hoá đọc..............................................................................12

1.2.4. Phát triển và phát triển văn hoá đọc............................................................14

1.3. Lý luận về phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu học .......................................15

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học ...............................................15

1.3.2. Mục tiêu của phát triển văn hoá đọc...........................................................17

1.3.3. Vai trò của văn hoá đọc trong đời sống xã hội...........................................17

1.3.4. Nội dung của phát triển văn hoá đọc ..........................................................19

1.3.5. Các biểu hiện của văn hoá đọc ...................................................................20

1.4. Lý luận về quản lý phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu học ..........................22

1.4.1. Mục tiêu quản lý phát triển văn hoá đọc.....................................................22

1.4.2. Quản lý nội dung phát triển văn hoá đọc....................................................22

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức phát triển văn hoá đọc............................22

1.4.4. Quản lý các lực lượng tham gia trong công tác phát triển văn hoá đọc .....24

1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ văn hoá đọc...................................................24

1.4.6. Quản lý tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt phát triển văn hoá đọc ................25

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................26

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO

HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH

QUẢNG NAM..............................................................................................................28

v

2.1. Khái quát quá trình khảo sát...................................................................................28

2.1.1. Mục tiêu khảo sát........................................................................................28

2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ....................................................................28

2.1.3. Nội dung khảo sát .......................................................................................28

2.1.4. Phương pháp khảo sát.................................................................................29

2.1.5. Tiến trình và thời gian khảo sát ..................................................................29

2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát ................................................................................30

2.2. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng

Nam ...............................................................................................................................30

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư ......................................................................30

2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.............................................................................31

2.2.3. Tình hình giáo dục phổ thông.....................................................................32

2.2.4. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học ........................................................33

2.2.5. Khái quát tình hình phát triển văn hoá đọc ở các trường tiểu học trên địa

bàn huyện Thăng Bình...................................................................................................35

2.3. Thực trạng phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu học huyện Thăng Bình.36

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động phát triển văn hoá đọc

cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình .................................................36

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở các

trường tiểu học huyện Thăng Bình................................................................................37

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung phát triển văn hoá đọc cho học sinh các

trường tiểu học ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam................................................40

2.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức phát triển văn hoá đọc cho

học sinh ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình........................................................43

2.3.5. Thực trạng thực hiện các điều kiện phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở

các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.........................47

2.3.6. Thực trạng kết quả hoạt động phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở các

trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam...................................................48

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở các trường

tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam...............................................................49

2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch phát triển

văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học............................................................49

2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện phương pháp, hình thức phát triển văn hoá

đọc cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .............50

2.4.3. Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng trong việc tổ chức hoạt động

phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh

Quảng Nam....................................................................................................................53

2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện môi trường phát triển văn hoá đọc cho học

sinh ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam..................................54

vi

2.4.5. Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển văn hoá đọc cho

học sinh ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, Quảng Nam ..................................55

2.5. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân......................................................................58

2.5.1. Những mặt mạnh ........................................................................................58

2.5.2. Những mặt hạn chế .....................................................................................58

2.5.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế.........................................................59

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................59

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC

SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG

NAM..............................................................................................................................61

3.1. Nguyên tắc chỉ đạo và đề xuất các biện pháp.........................................................61

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .............................................................61

3.1.2. Phù hợp với thực tiễn quản lý nhà trường ..................................................61

3.1.3. Phù hợp với đặc điểm tâm lý và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo,

linh hoạt của giáo viên và học sinh ...............................................................................61

3.1.4. Đảm bảo sự phối hợp, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục .................62

3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống, phổ quát và đồng bộ các biện pháp......................62

3.2. Biện pháp quản lý phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu học huyện Thăng Bình,

tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................63

3.2.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về tác dụng, ý nghĩa của việc phát triển

văn hoá đọc....................................................................................................................63

3.2.2. Xây dựng môi trường đọc cho học sinh tiểu học........................................64

3.2.3. Tăng cường tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng và phương pháp đọc cho

học sinh..........................................................................................................................67

3.2.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài

nước tham gia phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu học ........................................69

3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển văn hoá đọc cho học sinh70

3.2.6. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư viện trường học .......71

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý phát triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu

học .................................................................................................................................73

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp .....................................73

Tiểu kết chương 3..........................................................................................................77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81

PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

CBQL Cán bộ quản lý

CMHS Cha mẹ học sinh

CNTT Công nghệ thông tin

ĐTB Điểm trung bình

GDĐT Giáo dục và Đào tạo

GV Giáo viên

UBND Ủy ban nhân dân

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1

. Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học

huyện Thăng Bình giai đoạn 2016 đến 2021 33

2.2.

Tổng số lớp và học sinh tiểu học trên địa bàn huyện

Thăng Bình năm học 2020-2021

34

2.3.

Đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt

động phát triển văn hoá đọc cho học sinh tại các trường

tiểu học

36

2.4.

Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động phát

triển văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học 37

2.5

. Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung phát triển

văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học huyện

Thăng Bình

41

2.6.

Đánh giá mức độ sử dụng các phương pháp, hình thức

phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu

học

43

2.7.

Đánh giá thực trạng điều kiện tăng cường tiếng Việt

cho trẻ người dân tộc thiểu số tại các trường mẫu giáo

huyện Nam Giang

47

2.8.

Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động phát triển văn

hoá đọc cho học sinh ở các trường tiểu học huyện

Thăng Bình

48

2.9.

Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng nội dung,

chương trình, kế hoạch phát triển văn hoá đọc cho học

sinh ở các trường tiểu học

49

ix

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.10.

Đánh giá thực trạng quản lý thực hiện các phương

pháp, hình thức phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở

các trường tiểu học

51

2.11.

Đánh giá thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng

trong việc tổ chức hoạt động phát triển văn hoá đọc cho

học sinh ở các trường tiểu học

53

2.12.

Đánh giá thực trạng quản lý điều kiện môi trường phát

triển văn hoá đọc cho học sinh tiểu học 54

2.13

. Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt

động phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở các trường

tiểu học

55

3.1.

Bảng khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

hoạt động phát triển văn hoá đọc cho học sinh ở các

trường tiểu học huyện Thăng Bình

74

3.2.

Bảng khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý

hoạt động phát triển văn hoá đọc cho học sinh tại các

trường tiểu học huyện Thăng Bình

75

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, sách có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần

xã hội. Sách chính là tinh hoa tri thức của nhân loại, là di huấn tinh thần của thế hệ này

dành cho thế hệ khác. Sách đóng vai trò vô cùng to lớn trong đời sống của con người.

Đọc sách có vai trò quan trọng trong việc định hình tư duy, phát triển trí tuệ, nhân

cách, tâm hồn cao đẹp và lối sống lành mạnh của mỗi người, góp phần xây dựng nền

văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng khu

dân cư là yếu tố quan trọng trong xây dựng cộng đồng khu dân cư văn hóa, thúc đẩy

quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức, làm đẹp tâm hồn của mọi người. Xây

dựng thói quen đọc sách, lan tỏa phong trào đọc sách trong cộng đồng là góp phần

thiết thực nâng cao chất lượng dân trí các khu dân cư, lối sống văn hóa trong cộng

đồng, củng cố lòng yêu quê hương đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách toàn diện

cho thế hệ trẻ ngày nay. Bên cạnh đó, đọc sách giúp chúng ta tích lũy kiến thức để học

tập, nghiên cứu khoa học và có những trải nghiệm quý báu. Nhà tư tưởng Môngtexkiơ

đã từng nói: “Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể

tránh trong cuộc đời để lấy những giờ phút kỳ thú”. Đại văn hào Mácxim Gorki đã

từng viết: “Sách là kỳ công phức tạp và vĩ đại nhất trong tất cả các kỳ công tuyệt diệu

mà loài người sáng tạo ra trên con đường tiến tới hạnh phúc và tương lai tươi

sáng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bất luận làm công việc gì cũng cần phải

đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để

nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần đọc để nâng cao trình độ.

Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo

nhà văn lại càng phải đọc”. Có thể nói, mọi sự thành công của con người đều nhờ sự

kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm của bản thân với những tri thức lĩnh hội từ

việc học trong cuộc sống, trong nhà trường và trong sách vở, kho tàng tri thức của

nhân loại.

Hiện nay, văn hóa đọc có vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Với

xu thế phát triển của các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn

so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Song

văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức

một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn không thể làm được. Đọc sách

vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của

chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách

tốt nhất để làm giàu có vốn ngôn từ của con người. Khi đọc sách, trực quan sẽ cảm

nhận sâu sắc hơn, kiến thức đọng lại sẽ lâu hơn, là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri

thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!