Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
PREMIUM
Số trang
147
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1567

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Khounnakhone CHANTHAVILAY

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: TS. HÀ THỊ KIM LINH

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả

nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì

công trình nghiên cứu nào của tác giả khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Khounnakhone CHANTHAVILAY

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Kim

Linh người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô và cán bộ Trường Đại học

Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân,

bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Khounnakhone CHANTHAVILAY

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

TÁC GIẢ LUẬN VĂN ........................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...........................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... vi

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 3

4. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3

6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3

8. Cấu trúc luận văn............................................................................................. 4

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐÔ

VIÊNG CHĂN NƢỚC CHDCND LÀO.................................................. 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 5

1.1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giáo viên trường THPT............................. 5

1.1.2. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông ... 9

1.2. Những khái niệm cơ bản............................................................................. 12

1.2.1. Khái niệm đội ngũ, đội ngũ giáo viên ..................................................... 12

1.2.2. Phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên.................................................... 13

1.2.3. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ....................................................... 16

1.3. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục nước CHDCND Lào

và yêu cầu năng lực của người giáo viên trung học phổ thông...................... 18

1.3.1. Mục tiêu giáo dục trung học phổ thông................................................... 18

1.3.2. Vị trí trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục nước cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào......................................................................... 18

1.3.3. Yêu cầu về năng lực người giáo viên ở trường THPT............................ 19

iv

1.4. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông

nước CHDCND Lào.................................................................................. 24

1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong phát triển đội ngũ giáo viên trường trung

học phổ thông............................................................................................. 24

1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT........................... 26

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung

học phổ thông ............................................................................................ 33

1.5.1. Yếu tố chủ quan....................................................................................... 33

1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................... 34

Kết luận chương 1.............................................................................................. 36

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐÔ VIÊNG

CHĂN NƢỚC CHDCND LÀO.............................................................. 37

2.1. Khái quát về các trường trung học phổ thông ở thủ đô Viêng Chăn

nước CHDCND Lào.................................................................................. 37

2.1.1. Tình hình giáo dục THPT thủ đô Viêng Chăn ........................................ 37

2.1.2. Chất lượng giáo dục ở các trường THPT của thủ đô Viêng Chăn .......... 38

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 39

2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng .................................................................. 39

2.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát............................................................... 39

2.2.3. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 40

2.2.4. Xử lý số liệu............................................................................................. 40

2.3. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 41

2.3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thủ đô

Viêng Chăn, nước CHDCND Lào............................................................. 41

2.3.2. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên các trường trung học

phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào ................................. 45

2.3.3. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT............... 51

2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển ĐNGV THPT........ 63

2.4. Đánh giá chung về thực trạng..................................................................... 64

2.4.1. Mặt mạnh.................................................................................................. 64

2.4.2. Mặt hạn chế .............................................................................................. 65

Kết luận chương 2.............................................................................................. 67

v

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO

VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐÔ

VIÊNG CHĂN NƢỚC CHDCND LÀO................................................ 68

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 68

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ........................................................... 68

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 68

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.......................................................... 68

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi............................................................. 69

3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông thủ đô

Viêng Chăn................................................................................................ 69

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà trường về công

tác phát triển đội ngũ giáo viên ................................................................. 69

3.2.2. Xây dụng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT

đáp ứng yêu câu giáo dục .......................................................................... 70

3.2.3. Hoàn thiện chính sách và quy trình tuyển dụng giáo viên ...................... 76

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên .................. 77

3.2.5. Xây dựng môi trường làm việc cho ĐNGV ............................................ 79

3.2.6. Hoàn thiện về đánh giá đội ngũ giáo viên ở trương THPT ..................... 86

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................. 91

3.4. Kết quả khảo các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường

THPT thủ đô Viêng Chăn.......................................................................... 92

Kết luận chương 3.............................................................................................. 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 98

1. Kết luận.......................................................................................................... 98

2. Khuyến nghị................................................................................................... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 102

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân

ĐNGV : Đội ngũ giáo viên

GD&TT : Giáo dục và thể thao

GD : Giáo dục

GV : Giáo viên

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

HS : Học sinh

THPT : Trung học phổ thông

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê các trường trung học phổ thông trong địa bàn khảo sát..39

Bảng 2.2. Thống kê đội ngũ CBQL ở các trường THPT thủ đô Viêng Chăn......41

Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ giáo viên ở các trường THPT thủ đô Viêng

Chăn theo tuổi, giới tính..................................................................42

Bảng 2.4. Thực trạng về trình độ chính trị của đọi ngũ giáo viên THPT

tính đến tháng 08/2021....................................................................43

Bảng 2.5. Thực trạng về năng lực nghề nghiệp của giáo viên ........................45

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về phát triển đội ngũ GV trường THPT ......51

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT..........54

Bảng 2.8. Thực trạng tuyển dụng giáo viên.....................................................56

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng, bồi dưỡng giáo viên .......................................58

Bảng 2.10. Thực trạng đánh giá giáo viên THPT..............................................61

Bảng 2.11. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển ĐNGV các

trường THPT thủ đô Viêng .............................................................63

Bảng 3.1. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp..... 92

Bảng 3.2. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp........ 94

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT......................................95

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Thống kê đội ngũ CBQL theo độ tuổi ở các trường THPT

thủ đô Viêng Chăn tính đến tháng 08/2021 ................................41

Biểu đồ 2.2. Về tuổi đội ngũ giáo viên ở các trường THPT thủ đô Viêng

Chăn tính đến tháng 08/2021 ......................................................42

Biểu đồ 2.3. Tổng hợp về trình độ chính trị của ĐNGV tính đến tháng

08/2021........................................................................................43

Biểu đồ 2.4. Tổng hợp về đảng viên của CBQL và ĐNGV tính đến tháng

08/2021........................................................................................44

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo

viên trường THPT .......................................................................93

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo

viên trường THPT .......................................................................95

Biểu đồ 3.3. Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện

pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT thủ đô

Viêng Chăn..................................................................................96

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đang thực hiện công cuộc công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, vấn đề giáo dục được đặt lên hàng

đầu tập trung vào việc phát triển giáo dục các cấp, cụ thể giáo dục phổ thông

với mục tiêu nhằm phát triển đội ngũ giáo viên hiệu quả. Đây là giải pháp hữu

hiệu có tính chiến lược để phát triển quốc gia, hướng đến không bị tụt hậu so

với các nước trên thế giới. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Nhân dân

cách mạng Lào tháng 3 năm 2006 đã khẳng định: “Năm 2020 phấn đấu cho

nước CHDCND Lào thoát khỏi nhóm các nước nghèo và lạc hậu và định

hướng chiến lược phát triển Giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân

để phát triển sự nghiệp Giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về

Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục

vụ sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [24].

Đại hội Đảng bộ Bộ Giáo dục và Thể thao Lào lần thứ IX vừa thành

công cuối năm 2020 đã bỏ phiếu trưng cầu ý dân xác nhận kế hoạch phát triển

giáo dục và thể thao trong giai đoạn 5 năm (2020-2025) và mục tiêu phát triển

như: bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho giáo viên, đội ngũ nhà giáo đồng thời

xây dựng cán bộ kế thừa. Cải thiện kiến thức chuyên môn và kỹ năng dạy học

của các giáo viên cấp tiểu học, đồng thời mở rộng các giáo dục cơ sở, phổ

thông có hiệu quả phù hợp với sự thật của từng địa phương, cung cấp giáo dục

sau cơ bản có chất lượng cụ thể trong cấp trung học phổ thông, giáo dục nghề

nghiệp, giáo dục cấp cao, để góp phần và ủng hộ các ưu tiên của kế hoạch phát

triển kinh tế-xã hội lần thứ IX.

Trong hệ thống giáo dục nước CHDCND Lào, giáo dục trung học phổ

thông có vị trí vai quan trọng, là bậc học cuối trong chương trình giáo dục phổ

thông và đặt nền móng cần thiết cho việc học sinh vào học ở các trường nghề

như: trung học chuyên nghiệp và học nghề, học các trường cao đẳng và đại học.

Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát huy những

kết quả giáo dục, có trình độ văn hóa phổ thông và những hiểu biết về kỹ thuật

2

và hướng nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sau khi ra trường

(có thể nói: giáo dục trung học phổ thông là nền tảng hết sức quan trọng đối với

nguồn nhân lực tiềm năng) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội cùng với

những tiến bộ của khoa học và công nghệ theo xu hướng chung.

Trong điều kiện hiện nay, thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đáp ứng

yêu cầu của xã hội đặt ra đối với giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục THPT

nói riêng đã và đặt ra những yêu cầu cấp bách về đội ngũ giáo viên. GV phải

đáp ứng được những yêu cầu về năng lực của người giáo viên trong môi trường

nhà trường THPT. Do đó vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ

thông hiên nay là một yêu cầu cần thiết.

Thủ đô Viêng Chăn có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội cao hơn các địa

phương khác trong nước CHDCND Lào, là địa phương đi đầu trong thực hiện

đổi mới giáo dục phổ thông. Nơi mà hệ thống trường, lớp được cải thiện đầu tư

và nâng cao: cơ sở hạ tầng (Đường xa, trường học, bệnh viện, tạm y tế, trụ sở

làm việc các khu vui chơi giải trí) được xây dựng khang trang, to đẹp. Trong

nhũng năm qua dưới chỉ đạo của Bộ Giáo dục và thể Thao Lào cũng như Sở

Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn cùng với sự nỗ lực vươn lên không

ngừng của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn ngành giáo dục

và thể thao thủ đô Viêng Chăn đã được nhiều thành tích đáng khích lệ, chất

lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được tăng lên, năng lực chuyên môn của

nhiều giáo viên được khẳng định.

Trước những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay cho thấy đội ngũ giáo

viên nhà trường và công tác phát triển đội ngũ giáo viên vẫn còn những bất cập

chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của sự phát triển xã hội đặt ra đối với chất

lượng giáo dục trong nhà trường THPT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả

lựa chọn vần đề “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học

phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý phát triển đội ngũ

giáo viên ở các trường trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND

3

Lào, luận văn đề xuất biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường

trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ

thông, nước CHDCND Lào.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường

trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên các THPT trong những năm qua đã

đạt được một số kết quả, tuy nhiên vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế và bất cập

trong công tác tổ chức thực hiện. Nếu đề xuất được một số biện pháp về quản

lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở các trường trung học phổ thông thủ đô

Viêng Chăn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã

hội nước CHDCND Lào.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở

trường trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ

thông thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường

trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ

giáo viên ở các trường THPT thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

- Về khách thể khảo sát: Khảo sát 30 CBQL và 200 giáo viên ở 10

trường THPT thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các nhóm phương pháp sau:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tổng hợp tài

liệu, phân loại tài liệu… nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

4

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp điều tra viết

Sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để trưng cầu ý kiến cán bộ quản

lý và giáo viên trường THPT nhằm thu thập những thông tin cần thiết về thực

trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT thủ đô Viêng Chăn phục

vụ quá trình nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL, giáo viên ở các trường THPT

thủ đô Viêng Chăn để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và

khả thi của biện pháp đề xuất trong đề tài.

7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học, phần

mềm Excel để xử lý kết quả thu được của đề tài.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phục

lục. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường

trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào

Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung

học phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường

trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

5

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

NƢỚC CHDCND LÀO

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giáo viên trường THPT

a) Những nghiên cứu trên thế giới.

Có nhiều công trình nghiên cứu về đội ngũ giáo viên và phát triển đội

ngũ giáo viên, có thể kể đến những nghiên cứu sau:

Đề cập đến hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên, K.Đ. Usinxki khẳng

định “Người giáo viên còn sống chừng nào thì họ còn học, khi họ ngừng việc

học thì con người giáo viên trong họ cũng chết” [10]. Phẩm chất và năng lực

của người giáo viên cao hay thấp phụ thuộc phần lớn và quá trình tự học của họ

để nỗ lực cập nhật kiến thức và những kỹ năng sư phạm còn thiếu, còn lạc hậu.

Ở đây quan niệm “Tự học” đồng nghĩa với “Tự bồi dưỡng”. Trong một tác

phẩm nổi tiếng “Trường trung học Pavluts”, V.A.Xkhômlinxki đã trình bày

một cách tường tận chiến lược bồi dưỡng năng lược dạy học cho giáo viên

thông qua việc dự giờ của từng giáo viên [39].

Warren-Piper và Glatter (1997) cho rằng: Phát triển giáo viên là thúc đẩy

một loạt những hoạt động có hệ thống, thỏa mãn hứng thú, ý chí nguyện vọng

và nhu cầu của cá nhân để phát triển sự nghiệp của họ, đồng thời đáp ứng nhu

cầu tương lai của tổ chức. Tác giả đã nghiên cứu bồi dưỡng giáo viên theo tiếp

cận phát triển nghề nghiệp giáo viên [43].

Tác giả Richard I.Arends (1998) với nghiên cứu “Học để dạy” đề cập

nhiều vấn đề dạy và học, lấy giáo viên là trung tâm, đặc biệt là đổi mới cách

dạy học lấy học sinh làm trung tâm, do đó đòi hỏi giáo viên cần nâng cao

năng lực nghề nghiệp cần phải có năng lực chuyên biệt vận dụng để dạy học,

từ đó vấn đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là vấn đề cần thiết

“Learning to teach” [34].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!