Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý phát triển chương trình giáo dục cho trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường mầm non huyện đắk glong- tỉnh đắk nông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẰNG
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CHO
TRẺ 3-5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ QUANG SƠN
Phản biện 1:
TS. Võ Trung Minh
Phản biện 2:
TS. Lê Mỹ Dung
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại trường Đại học Sư
phạm-Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 12 năm 2019.
Có thể tìm thấy luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Tâm lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì GDMN là bậc học đầu tiên
đặt nền móng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.
Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định:
GDMN là một mục tiêu quan trọng khởi đầu cho sự phát triển lâu dài,
toàn diện của trẻ. Việc quan tâm đầy đủ đến GDMN chính là cơ hội cải
thiện triển vọng cho trẻ em. Điều 22 của Luật Giáo dục (2005) đã ghi
rõ: “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn
bị cho trẻ vào lớp một”. Những trải nghiệm tại trường mầm non sẽ in
đậm vào ký ức tuổi thơ của trẻ và sự giáo dục tại trường mầm non là
nền tảng cho trẻ bước tiếp vào cấp học phổ thông.
Thực hiện Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm
2009 và Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngà`y 30/12/2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục
mầm non và sửa đổi, bổ sung chương trình Giáo dục mầm non để phù
hợp với yêu cầu tình hình mới của đất nước. Chương trình GDMN được
xây dựng gồm các chủ đề phân bổ trong 35 tuần/năm học. Để thực hiện
các chủ đề trong chương trình, giáo viên phải tích cực làm đồ dùng trực
quan, đồ chơi, nghiên cứu bài soạn, thiết kế bài giảng, chuẩn bị đồ chơi
phù hợp với lứa tuổi của trẻ và đặc điểm của vùng miền. Cơ sở vật chất
khó khăn, lớp học đông, có lớp không đông thì lại đa độ tuổi, chuyên
môn của giáo viên thì gặp phải khó khăn khi đưa lý thuyết vào thực
hành dẫn đến chất lượng giáo dục đạt trên trẻ chưa cao. Nguyên nhân là
giáo viên, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục còn ôm đồm chưa
phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ: trẻ vùng thuận lợi cũng như trẻ
vùng khó khăn, lớp có đơn học sinh dân tộc và lớp có học sinh đa dân
tộc, lớp học 1 buổi và lớp học 2 buổi/ngày,… chưa dựa vào đặc điểm
2
văn hóa của mỗi vùng miền: vùng trung du, vùng đồng bằng, lớp học tại
trung tâm huyện, xã và lớp học ở các điểm lẻ, khu đông dân cư, trường
có điều kiện về cơ sở vật chất và trường khó khăn,…
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong đã chú trọng trong
công tác PTCTGD cho trẻ 3-5 tuổi tuy nhiên việc quản lý PTCTGD cho
trẻ 3-5 tuổi còn chưa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, trình
độ giáo viên, phương pháp giáo dục, điều kiện cơ sở vật chất còn bất
cập, kết quả giáo dục đạt được chưa cao, chưa huy động sự chung tay
góp sức của phụ huynh cũng như cộng đồng tại địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản lý phát triển
chương trình giáo dục cho trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường mầm non huyện
Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh
giá thực trạng vấn đề, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý PTCTGD
cho trẻ 3 - 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục của
các trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông.
3. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động PTCTGD cho trẻ 3 - 5 tuổi huyện Đắk Glong
còn bất cập ở việc không tuân thủ các khâu: phân tích nhu cầu, xác định
mục tiêu, thiết kế chương trình, thực hiện chương trình và đánh giá.
Nếu có các biện pháp quản lý tác động toàn diện và đồng bộ đến cả 5
khâu: phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, thiết kế chương trình, thực
hiện chương trình và đánh giá quá trình PTCTGD cho trẻ 3 - 5 tuổi thì
sẽ nâng cao được chất lượng chương trình giáo dục mẫu giáo tại các
trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý PTCTGD cho trẻ 3 - 5 tuổi tại
các trường mầm non huyện Đắk Glong - tỉnh Đắk Nông.
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động PTCTGD cho trẻ 3 - 5 tuổi tại
các trường mầm non.
3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu thực tế 2015-2018 và đề xuất biện pháp quản
lý cho giai đoạn 2019-2025.
Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại 16 trường mầm
non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.
Phạm vi về quy mô: Nghiên cứu các biện pháp quản lý PTCTGD
cho trẻ 3 - 5 tuổi của phòng Giáo dục và Đào tạo.
Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý (CBQL), Giáo viên (GV), Phụ
huynh học sinh (PHHS)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn
5.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý PTCTGD mầm non.
- Đánh giá thực trạng quản lý PTCTGD cho trẻ 3- 5 tuổi tại các
trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông.
- Đề xuất các biện pháp quản lý PTCTGD cho trẻ 3- 5 tuổi tại các
trường mầm non huyện Đắk Glong.
7. Nội dung chính của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý PTCTGD cho trẻ 3-5 tuổi
Chương 2. Thực trạng quản lý PTCTGD cho trẻ 3-5 tuổi tại các
trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông
Chương 3. Biện pháp quản lý phát triển chương trình cho trẻ 3-5
tuổi tại các trường mầm non huyện Đắk Glong- tỉnh Đắk Nông.
Phần kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PTCTGD MẦM NON
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Kelly (1977) đi vào nghiên cứu, phân tích về chương trình giáo
dục, chương trình giáo dục là một quá trình, còn giáo dục là một sự phát
triển”. Giáo dục phải phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi
con người, làm cho họ làm chủ được những tình huống, đương đầu
được với những thử thách sẽ gặp phải trong cuộc đời một cách chủ động
và sáng tạo, giáo dục là quá trình tiếp diễn liên tục suốt đời, do vậy nó
không thể đặc trưng bằng chỉ một mục đích cuối cùng nào.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban
Chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX, các trường mầm non, mẫu giáo
cần xây dựng chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực đáp
ứng các tiêu chí: lấy trẻ làm trung tâm (mục tiêu trọng tâm là hình thành
năng lực cho trẻ); chỉ biết những vấn đề cốt lõi; học tích hợp và đa dạng
hóa môi trường giáo dục, đánh giá chất lượng trẻ. Thực hiện Kế hoạch
số 56/KH-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch đã xác định một trong những mục
tiêu quan trọng là bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua
chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và
khả năng của bản thân trẻ
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
đến tập thể những người lao động nói chung nhằm thực hiện chương
trình, mục tiêu dự kiến.
5
Các chức năng chủ yếu của quản lý bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo hoặc lãnh đạo và kiểm tra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự tác động có
mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của
những chủ thể quản lý giáo dục lên toàn bộ các mắt xích của hệ thống
giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ thống đạt tới mục tiêu
giáo dục (xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao động phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn cụ thể).
1.2.3. Chương trình giáo dục
a. Chương trình giáo dục (CTGD)
Theo Luật giáo dục 2005, sửa đổi năm 2009 đưa ra định nghĩa có
tính pháp lý “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh
giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc
trình độ đào tạo”. Định nghĩa đã khái quát không chỉ các thành tố tạo
nên chương trình mà chỉ ra chức năng của những thành tố trong chương
trình và định nghĩa này sẽ chỉ đạo các hoạt động thực tiễn về PTCTGD
cũng như quản lý PTCTGD ở nước ta.
b. Chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi
Chương trình Giáo dục trẻ 3-5 tuổi là căn cứ để triển khai và chỉ
đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ 3-5 tuổi trong các cơ sở giáo dục
mầm non trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng giáo
viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non có chất lượng (chương trình hiện
nay mang tính chất là chương trình khung)
Các thành tố cơ bản của chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi bao
gồm: Mục tiêu của độ tuổi 3-5 tuổi (kết quả mong đợi); Nội dung giáo
dục phải được xây dựng phù hợp với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi
6
3-4; 4-5; 5-6 phù hợp với các lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non; Hình
thức, phương pháp tổ chức giáo dục bị chi phối bởi những yêu cầu về
điều kiện CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học, quy mô trường lớp.
1.2.4. Phát triển chương trình giáo dục (PTCTGD)
a. PTCTGD. PTCTGD là nghiên cứu, xây dựng một chương trình
giáo dục mới thay thế cho chương trình giáo dục cũ, không còn phù
hợp. Sự phát triển chương trình là quá trình nghiên cứu, xây dựng và
PTCTGD-đào tạo cụ thể cho một trường từ chương trình khung trên cơ
sở đó tính đến điều kiện thực tế của từng vùng miền, từng trường, đối
tượng người học, chứa đựng và thể hiện triết lý riêng của từng trường.
b. PTCTGD trẻ 3-5 tuổi. PTCTGD trẻ 3-5 tuổi là quá trình liên tục
để hoàn thiện một chương trình giáo dục cho trẻ ở độ tuổi 3-5 tuổi trong
tất cả các khâu từ khi bắt đầu xây dựng chương trình từ phân tích nhu
cầu, xác định mục tiêu, thiết kế, thực thi và đánh giá chương trình nhằm
đảm bảo chương trình trở nên có ý nghĩa hơn, có hiệu quả hơn đối với sự
phát triển nhân cách của trẻ 3-5 tuổi đáp ứng yêu cầu thay đổi của xã hội.
1.2.5. Quản lý PTCTGD
Quản lý PTCTGD trẻ 3-5 tuổi là một kế hoạch xây dựng chuẩn
kiến thức kĩ năng trẻ 3-5 tuổi nhằm phù hợp các yếu tố thời gian, không
gian, cơ sở vật chất, thiết bị và con người theo một trật tự nhất định.
Quản lý PTCTGD trẻ 3-5 tuổi là quản lý nghiên cứu phân tích nhu cầu,
thiết kế và quản lý các mối quan hệ, các yếu tố cấu thành chương trình
giáo dục trẻ 3-5 tuổi nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.3. Lý luận về PTCTGD cho trẻ 3-5 tuổi
1.3.1. Chu trình PTCTGD
Phát triển CTGD còn được xem là một hoạt động, một quá trình
xem xét các tác động từ xã hội để hoạch định chương trình, thực thi
chương trình, cải tiến chương trình và đánh giá chương trình. Phát triển
chương trình được cấu thành 5 thành tố và là một quá trình khép kín,
liên tục: phân tích nhu cầu, xác định mục miêu giáo dục, thiết kế
7
CTGD, Thực thi CTGD, Đánh giá CTGD.
1.3.2. Chu trình PTCTGD trẻ 3-5 tuổi
- Phân tích nhu cầu PTCTGD trẻ 3-5 tuổi: có 4 nội dung phân
tích: nhu cầu mối quan hệ giữa các lĩnh vực giáo dục trong chương trình
mẫu giáo 3-5 tuổi; những thông tin về người học, mong đợi của người
lớn; Bối cảnh của cơ sở giáo dục, cộng đồng dân cư: điều kiện kinh tế
xã hội địa phương, giáo viên, cơ sở vật chất, môi trường hoạt động.
- Xác định mục tiêu của chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi
Là những kết quả mong đợi mà hệ thống giáo dục phải đạt vào cuối
giai đoạn giáo dục. Mục tiêu giáo dục là mục tiêu cụ thể theo 5 lĩnh vực
phát triển của trẻ và phải tính đến việc thu hút sự tham gia của cộng
đồng, đáp ứng mọi yêu cầu và tạo điều kiện trải nghiệm cho trẻ.
- Thiết kế chương trình (nội dung) giáo dục trẻ 3-5 tuổi: theo
các bước sau:
* Lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình
* Xác định hình thức tổ chức quá trình giáo dục
* Lựa chọn các phương pháp giáo dục
* Lựa chọn và sử dụng phương tiện giáo dục
* Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá
- Thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi Thực
thi chương trình gồm có các giai đoạn sau: giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn
thực thi; giai đoạn đánh giá cải tiến.
- Đánh giá chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi
Đánh giá chất lượng giáo dục theo thời gian gồm đánh giá theo
ngày, theo chủ đề/ giai đoạn và đánh giá theo năm.
Đánh giá xây dựng chương trình gồm: đánh giá thẩm định; đánh
giá quá trình; đánh giá tổng kết và đánh giá hiệu quả.
1.4.1. Quản lý việc phân tích nhu cầu PTCTGD trẻ 3-5 tuổi
1.4.2. Quản lý việc xác định mục tiêu của CTGD trẻ 3-5 tuổi.
1.4.3. Quản lý việc thiết kế CTGD trẻ 3-5 tuổi
8
1.4.4. Quản lý việc thực hiện CTGD trẻ 3-5 tuổi.
1.4.5. Quản lý việc đánh giá CTGD trẻ 3-5 tuổi
Tiểu kết chương 1
PTCTGD mẫu giáo có vai trò quan trọng, quyết định đến chất
lượng giáo dục mẫu giáo của mỗi cơ sở giáo dục mầm non.
Từ khái niệm liên quan đến quản lý, quản lý hoạt động PTCTGD
trẻ 3-5 tuổi tác giả đã phân tích chu trình PTCTGD trẻ 3-5 tuổi và đã
tập trung xác định các nội dung quản lý PTCTGD trẻ 3-5 tuổi bao gồm
các nhân tố cơ bản như: quản lý phân tích nhu cầu giáo dục trẻ 3-5 tuổi;
quản lý xác định mục tiêu CTGD trẻ 3-5 tuổi; quản lý thiết kế chương
trình giáo dục trẻ; quản lý thực thi chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi;
quản lý đánh giá chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi. Bên cạnh đó, tác
giả cũng đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý
PTCTGD trẻ 3-5 tuổi. Muốn có được chất lượng và hiệu quả quản lý
PTCTGD trẻ 3-5 tuổi thì cần có biện pháp quản lý tác động đồng bộ để
phát huy tác dụng của các yếu tố trên nhưng cũng phải dựa vào thực
trạng của các cơ sở GDMN và thực trạng quản lý PTCTGD trẻ 3-5 tuổi
tại huyện Đắk Glong. Những kết quả nghiên cứu về thực trạng đó sẽ
được tôi trình bày trong Chương 2 dưới đây.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN ĐẮK GLONG TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Thu thập các thông tin tìm hiểu ưu điểm và hạn chế trong quá trình
PTCTGD trẻ 3-5 tuổi, quản lý PTCTGD trẻ 3-5 ở các trường trên địa
bàn huyện Đắk Glong.
9
2.1.2. Đối tượng - Địa bàn khảo sát
Luận văn khảo sát: 37 Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng: 13 người, Phó
hiệu trưởng: 24 người). Giáo viên, Phụ huynh của 16 cơ sở giáo dục
mầm non huyện Đắk Glong.
2.1.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát đánh giá kết quả giáo dục đạt được trên trẻ của các trường
trong những năm học qua; Thực trạng PTCTGD trẻ 3-5 tuổi; Quản lý
PTCTGD trẻ 3-5 tuổi tại huyện Đắk Glong: quản lý phân tích nhu cầu,
xác định mục tiêu chương trình, thiết kế chương trình, tổ chức thực hiện
và đánh giá PTCTGD trẻ 3-5 tuổi.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp chuyên gia, nhóm
phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học.
2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục tại
huyện Đắk Glong, Đắk Nông
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội
Huyện Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, có
tổng diện tích tự nhiên là 144.875,46 ha, giáp với các huyện Lắk ở phía
Đông Bắc, Đam Rông ở phía Đông, Lâm Hà ở phía Đông Nam, Di Linh
và Bảo Lâm ở phía Nam, Đắk r Lấp và Thị xã Gia Nghĩa ở phía Tây
Nam, Đắk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía Bắc.
2.2.2. Đặc điểm về Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông
Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong đã có bước phát triển
nhanh về số lượng với 41 trường và 544 lớp. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý không ngừng phát triển về số lượng và chuẩn hóa về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cả về trình độ chính trị, tin học và ngoại ngữ đáp
ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Chất lượng giáo dục đại trà chưa đồng
đều giữa các nơi trong huyện.
10
2.2.3. Đặc điểm GDMN và giáo dục trẻ 3-5 tuổi tại huyện Đắk
Glong
2.3. Thực trạng PTCTGD trẻ 3-5 tuổi tại các trường mầm non,
mẫu giáo huyện Đắk Glong- Đắk Nông
2.3.1. Thực trạng việc phân tích nhu cầu giáo dục
Phân tích nhu cầu giáo dục tại các nhà trường được ban giám hiệu
nhà trường giao cho phó hiệu trưởng và các tổ khối chuyên môn, lớp thực
hiện. Công tác phân tích nhu cầu giáo trẻ 3-5 tuổi giáo chủ yếu là nguồn
lực “bên trong” của nhà trường mà chưa thực hiện trên cơ sở tập trung
phân tích về trẻ, mong muốn của PHHS, điều kiện văn hóa, bối cảnh địa
phương và năng lực của giáo viên nhà trường, ... một cách nghiêm túc.
Nhiều CBQL nhà trường ít tham gia vào tổ chức hoạt động giảng dạy, các
hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ hay thực hiện
chương trình.
2.3.2. Thực trạng xác định mục đích, mục tiêu chương trình giáo
dục
Việc xác định mục tiêu của chương trình giáo dục mẫu giáo là các
điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường và chương trình giáo
dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhà trường đã xác
định mục tiêu rõ ràng, phù hợp với điều kiện của trường, có dựa trên mục
tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Tuy
nhiên, việc xác định mục tiêu giáo dục còn chưa thu hút sự tham gia của
cộng đồng tại địa phương, chưa dựa vào trẻ và mong muốn của PHHS,
còn thiếu sự rõ ràng dễ hiểu cho tất cả PHHS của nhà trường biết và phối
hợp giáo dục.
2.3.3. Thực trạng thiết kế chương trình giáo dục
Thiết kế CTGD là việc của giáo viên và khối trưởng trong cùng 1
khối, tài liệu tham khảo để thiết kế chỉ có sách chương trình khung của
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với kinh nghiệm trong thực hiện giáo dục
mầm non của giáo viên. Điều này dẫn đến CTGD đang mang tính pháp
11
lý, nặng về hành chính chưa phát huy vai trò của giáo viên, trẻ, PHHS và
cộng đồng xã hội.
2.3.4. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục
a. Kết quả về thực hiện chương trình giáo dục trên trẻ
Thực hiện chương trình giáo dục trên trẻ tại địa phương thì lĩnh vực
phát triển thể chất đạt trên 90%, còn các lĩnh vực khác chưa đạt được trên
50% nguyên nhân chính là trẻ mẫu giáo tại huyện Đắk Glong còn chưa nghe
hiểu tiếng Việt dẫn đến việc đạt chất lượng giáo dục rất hạn chế, đồ dùng đồ
chơi, trang thiết bị thiếu thốn, đặc biệt nhiều nội dung giáo dục đưa vào thực
hiện còn xa rời với trẻ, sự tham gia phối hợp của phụ huynh hạn chế và
không có sự tham gia của cộng đồng, tổ chức đoàn thể tại địa phương.
b. Khảo sát việc tổ chức hoạt động của giáo viên
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên
được đánh giá là khả quan nhất, yếu nhất trong thực hiện chương trình đó
là sự phối hợp giữa nhà trường/giáo viên với phụ huynh, đoàn thể cộng
đồng xã hội, việc giáo viên mầm non không nắm vững kiến thức khoa
học trong các lĩnh vực phát triển giáo dục.
2.3.5. Thực trạng việc đánh giá chương trình giáo dục
Hiện nay, việc đánh giá của các cơ sở giáo dục mầm non tại huyện
Đắk Glong chủ yếu giao phó toàn bộ cho giáo viên quan sát, đánh giá trẻ
và tổng hợp kết quả đánh giá để đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục
mẫu giáo. Chưa có việc đánh giá thẩm định chương trình và đánh giá quá
trình thực hiện chương trình giáo dục cũng như đánh giá tổng kết việc
thực hiện chương trình.
2.4. Thực trạng quản lý PTCTGD trẻ 3-5 tuổi tại huyện Đắk
Glong-tỉnh Đắk Nông.
Nội dung
Mức độ thực hiện
(TH-%)
TBC
(
Y
)
Tốt Khá TB Yếu
Quản lý
việc phân
tích nhu
Số lượng giáo viên 94.9 5.1 3.9
Trình độ, khả năng của GV 27.0 36.5 36.5 1.9
Số lượng trẻ 95.6 4.4 4.0
12
Nội dung
Mức độ thực hiện
(TH-%)
TBC
(
Y
)
Tốt Khá TB Yếu
cầu PT
CTGD trẻ
3-5 tuổi
Khả năng của trẻ 0.0 21.9 51.1 27.0 1.9
Các văn bản pháp quy 0.0 55.5 44.5 2.6
Điều kiện CSVC 58.4 14.6 27.0 3.3
Kết quả BDCM 27.0 36.5 36.5 1.9
Lực lượng có thể hỗ trợ thực hiện CT trong
năm học.
0.0 43.1 43.1 56.9 2.4
Quản lý
việc xác
định mục
tiêu của
CTGD trẻ
3-5 tuổi
Lựa chọn mục tiêu CTGD mẫu giáo phù hợp
với CTGD mầm non
94.9 5.1 0.0 0.0 3.9
Xác định MT phù hợp với điều kiện của nhà
trường
0.0 27.0 36.5 36.5 1.9
Lựa chọn MT có sự tham gia của cộng đồng. 0.0 19.0 15.3 65.7 1.5
Lựa chọn MT phù hợp với trẻ, với yêu cầu
của PHHS 0.0 21.9 30.7 47.4 1.7
Lựa chọn MT phù hợp với trình độ chuyên
môn của giáo viên 0.0 30.7 34.3 35.0 2.0
Quản lý
việc thiết
kế CTGD
Ban hành quy định, kế hoạch và văn bản
hướng dẫn công tác giáo dục liên quan đến
PTCTGD trẻ 3-5 tuổi
21.1 50.6 28.3 1.9
Tổ chức rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh
phù hợp với thực tiễn
15.6 63.3 21.1 1.9
Xây dựng, điều chỉnh CT 11.0 24.1 65.0 1.5
Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức
tổ chức rèn luyện, cập nhật nội dung rèn
luyện phù hợp với đổi mới GDMN
42.2 49.4 8.4 2.3
Tổ chức xây dựng CTGD trẻ 3-5 tuổi đúng
quy trình; 66.2 33.8 0.0 2.7
Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ các cơ sở giáo
dục mầm non
50.6 38.0 11.4 0.0 3.4
Quản lý
việc thực
hiện
chương
trình giáo
dục
Quản lý hoạt động chuyên môn
Tổ chức dự giờ, thăm lớp 13.1 38.0 6.8 42.2 2.2
Chỉ đạo quản lý hồ sơ chuyên môn của GV 21.1 29.5 7.2 42.2 2.3
Tổ chức thao giảng, thi GV giỏi 21.1 33.8 3.0 42.2 2.3
Sinh hoạt chuyên môn 23.2 33.8 0.8 42.2 2.4
Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức, tổ
chức dạy học
21.1 36.7 42.2 2.4
Sử dụng CNTT 29.5 21.1 7.2 42.2 2.4
Tổ chức hội thảo khoa học, chuyên đề 42.2 15.6 42.2 2.6
Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD
Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định kỳ 0.0 42.2 15.6 42.2 2.0
Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra đánh giá dưới
nhiều hình thức khác nhau
23.6 27.0 7.2 42.2 2.3
13
Nội dung
Mức độ thực hiện
(TH-%)
TBC
(
Y
)
Tốt Khá TB Yếu
Lấy ý kiến từ phía PH 0.0 8.4 33.8 57.8 1.5
Lên mục tiêu khảo sát và tiến hành khảo sát
trẻ
42.2 15.6 0.0 42.2 2.6
Quản lý hoạt động giáo dục
Lập kế hoạch hợp lý, cân đối giữa lĩnh vực
với trẻ trong một chủ đề.
33.3 24.5 42.2 1.9
Tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm 31.6 26.2 42.2 1.9
Phối hợp với các lực lượng khác trong tổ
chức hoạt động GD cho trẻ
21.1 36.7 42.2 1.8
Chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục trong
ngày của trẻ
12.7 16.9 33.8 36.7 2.1
Phối hợp với các lớp khác để kiểm tra đánh
giá chất lượng giáo dục tại lớp, trường
28.7 42.2 29.1 2.0
Quản lý
việc đánh
giá chương
trình giáo
dục
Ban hành các văn bản, quy định hướng dẫn
công tác đánh giá chương trình 0.0 29.1 28.7 42.2 1.9
Xây dựng và phổ biến tiêu chí đánh giá kết
quả thực hiện
0.0 27.4 21.5 51.1 1.8
Quản lý kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch
ở các khối lớp, các lớp
0.0 29.5 28.3 42.2 1.9
Quản lý việc kiểm tra tổ chức hoạt động
hướng dẫn, thực hiện mục tiêu, nội dung,
chương trình chi tiết, kế hoạch giáo dục
12.7 16.9 33.8 36.7 2.1
2.4.1. Thực trạng quản lý việc phân tích nhu cầu phát triển
CTGD trẻ 3-5 tuổi
2.4.2. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu của CTGD trẻ
3-5 tuổi
2.4.3. Thực trạng quản lý việc thiết kế chương trình giáo dục
2.4.4. Thực trạng của quản lý việc thực hiệnCTGD
2.4.5. Thực trạng quản lý việc đánh giá chương trình giáo dục
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Ưu điểm
Đa số đội ngũ CBQL, GV còn trẻ, tâm huyết với nghề, có trình độ
đạt chuẩn là yếu tố thuận lợi để các đơn vị thực hiện tốt công tác
PTCTGD trẻ 3-5 tuổi.
Mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục trẻ 3-5 tuổi đã cơ bản bám
sát quy định là sử dụng chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo